Đối với bản thân:

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản của triết học mác lênin (Trang 47 - 50)

- N/c quy luật mâu thuẫn cho thấy mâu thuẫn là h.tượng khách quan và phổ biến

b. Đối với bản thân:

- Nghiên cứu nắm vững quy luật hoạt động của tội phạm:

Thông qua công tác thực tiễn ở từng địa phương, tổng kết, sơ kết… để tìm quy luật chung của tội phạm.

- Nắm chắc pháp luật, nghiệp vụ:

Phải khơng ngừng nâng cao trình độ chính trị, pháp luật nghiệp vụ và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào cơng tác phịng chống tội phạm thời điểm, từng địa phương.

- Đấu tranh chống tiêu cực:

Chủ động phát hiện những nhân tố tích cực để bồi dưỡng, phát triển. Phát hiện những cá nhân tiêu cực, cá biệt để loại dần. Xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch vững mạnh, vừa hồng vừa chuyên.

Câu 15. Mỗi quan hệ giữa nguyên nhân- kết quả? ý nghĩa phương pháp luận?

Đây là một trong sáu cặp phạm trù cơ bản của phép BCDV. Cặp phạm trù nay giải thích rõ quan hệ sản sinh trong thế giới quan và tính chất phức tạp của quá trình cái mới xuất hiện thay thế cho cái cũ.

Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi nhất định nào đó.

Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.

Ví dụ: Khơng phải nguồn điện là nguyên nhân làm bóng đèn phát sáng mà chỉ là tương tác của dòng điện với dây dẫn ( trong trường hợp này, với dây tóc của bóng đèn ) mới thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn phát sáng. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản là nguyên nhân của cuộc cách mạng vơ sản. Nói đến nguyên nhân là nói đến sự tác động, do đó phải có sự tham gia của ít nhất hai mặt hay hai sự vật nào đó nằm trong một hệ thống hay một chỉnh thể nhất định.

Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ, nguyên nhân với điều kiện:

+ Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ: Nguyên cớ không trực tiếp làm sinh ra kết quả mà thường được sử dụng để che đậy nguyên nhân thực sự. Nó cũng là sự tác động nhưng là tác động bên ngoài hoặc do chủ quan của con người.

+ Phân biệt nguyên nhân với điều kiện: Điều kiện không trực tiếp tạo nên kết quả nhưng nó gắn liền với ngun nhân, là mơi trường, hồn cảnh, phương tiện, lực lượng … để trong đó diễn ra q trình ngun nhân sinh ra kết quả.

Tính chất của mối quan hệ nguyên nhân và kết quả:

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là cái vốn có của các sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý muốn của con người, con người chỉ phản ánh vào trong bộ não của mình những tác động và sự biến đổi chứ không phải là sự sáng tạo ra trong đầu óc mình mqh nhân quả ở ngồi hiện thực. Cho dù con người biết hay khơng biết thì trong hiện thực các svht vẫn tác động lẫn nhau, làm biến đổi nhau.

- Tính phổ biến:

Mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có những nguyên nhân nhất định nào đó của nó, khơng có sự vật hiện tượng nào lại khơng có nguyên nhân, có điều là con người có nhận thức được những nguyên nhân đó hay khơng mà thơi.

- Tính tất yếu:

Trong cùng một điều kiện, hồn cảnh giống nhau, với những nguyên nhân giống nhau thì sẽ gây nên những kết quả giống nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, khơng có những điều kiện, hồn cảnh giống nhau hồn tồn, vì vậy có thể nói: Ngun nhân tác động trong điều kiện hoản cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả càng giống nhau bấy nhiêu.

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên về mặt thời gian ngun nhân có trước kết quả, cịn kết quả chỉ xuất hiện sau khi đã có nguyên nhân và nguyên nhân bắt đầu tác động. Tuy nhiên không phải bất kỳ một số kế tiếp nhau nào về mặt thời gian cũng đều là sự biểu hiện của quan hệ nhân - quả. Điểm căn bản để phân biệt sự khác nhau giữa quan hệ nhân - quả và quan hệ kế tiếp nhau về thời gian là ở chỗ: quan hệ nhân - quả là quan hệ sản sinh, trong đó nguyên nhân sản sinh ra kết quả, còn quan hệ kế tiếp khơng phải là quan hệ sản sinh. (ví dụ: ngày khơng đẻ ra đêm, đêm không sản sinh ra ngày)

Trong hiện thực, mối quan hệ nguyên nhân và kết quả biểu hiện ra rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau. Ngược lại một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay tác động cùng lúc. Nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng hướng thì những ảnh hưởng của chúng là cùng chiều và điều đó sẽ làm cho kết quả mau chóng được sản sinh và chất lượng của kết quả sẽ được tăng cường. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động theo những chiều hướng khác nhau thì điều này làm ngăn cản quá trình hình thành kết quả, ảnh hưởng đến chất lượng của kết quả.

Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.

Nguyên nhân sản sinh ra kết quả nhưng sau khi xuất hiện thì kết quả khơng giữ vai trị thụ động đối với nguyên nhân mà trái lại nó có ảnh hưởng, tác động trở lại đối với nguyên nhân theo cả 2 chiều hướng:

+ Chiều hướng tích cực: thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân. + Chiều hướng tiêu cực: cản trở hoạt động của nguyên nhân. Ví dụ:

Trình độ dân trí thấp là kết quả của kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục. Nhưng dân trí thấp lại là nhân tố cản trở việc áp dụng khoa học kỹ thuật. Ngược lại dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế giáo dục đúng

đắn. Đến lượt nó, dân trí cao tác động trở lại đến sự phát triển của kinh tế – giáo dục.

Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau.

Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa xác định khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Khi đặt vào 1 trường hợp riêng biệt đó vào trong mối liên hệ chung với thế giới hiện thực thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả ln thay đổi vị trí cho nhau. Một sự tương tác nào đó lại là kết quả và ngược lại, vì vậy quan hệ nhân quả là vơ cùng, vơ tận, khơng có nguyên nhân nào được xem là khời đầu mà cũng chẳng có kết quả nào được coi là kết thúc tuyệt đối. Việc xác định đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả bao giờ cũng phải được đặt trong quan hệ xác định không gian, thời gian và quan hệ sản sinh trực tiếp.

Phân loại nguyên nhân

Căn cứ vào tính chất, vai trị của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả thì có phân loại các ngun nhân thành những dạng chủ yếu sau:

+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, trong đó nguyên nhân chủ yếu là những nguyên nhân mà nếu thiếu chúng thì kết quả sẽ khơng thể hình thành được.

+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngồi, trong đó ngun bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt, những yếu tố ở trong một kết cấu vật chất nhất định và gây nên những biến đổi nhất định. Nguyên nhân bên trong bao giờ cũng là nguyên nhân giữ vai trị quyết định đối với sự hình thành, biến đổi và phát triển của các kết cấu vật chất.

+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập với ý thức con người, nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Nếu hoạt động của con người là phù hợp với quan hệ nhân - quả khách quan thì sẽ đẩy nhanh sự biến đổi, phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại

Ý nghĩa phương pháp luận:

- Tìm nguyên nhân từ trong thế giới hiện thực, trong các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng:

+ Chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện trượng trong chính thế giới các hiện tượng, chứ không thể ở ngồi nó. Do đó, trong hoạt động nhận thức, phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Muốn vậy phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân sự vật hiện tượng, không được chủ quan áp đặt theo ý muốn của mình.

+ Vì ngun nhân có trước kết quả nên khi xác định nguyên nhân cần phải đặt trong mối quan hệ về thời gian. Khi tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần tìm trong những mặt, những sự kiện, những mối liên hệ đã xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.

+ Khi xác định nguyên nhân của hiện tượng nào đó cần hết sức tỷ mỹ, thận trọng.

+ Vì kết quả do nhiều nguyên nhân và mỗi nguyên nhân lại có 1 vai trị khác nhau, cho nên trong hoạt động thực tiễn cần phải biết phân loại nguyên nhân, đặc biệt tìm ra những nguyên nhân bên trong chủ yếu, chủ quan.

+ Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó.

+ Muốn cho một hiện tượng xuất hiện cần tạo nguyên nhân cùng những điều kiện cần thiết cho nguyên nhân sinh ra hiện tượng ấy phát huy tác dụng.

+ Trong hoạt động thực tiễn cần dựa trước kết vào các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.

+ Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nguyên nhân khác nhau tác động cùng chiều để mau chóng sản sinh ra kết quả tốt, tạo những điều kiện khó khăn đối với các nguyên nhân dẫn đến những kết quả xấu.

- Phải biết khai thác những kết quả đã có để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng.

Vì kết quả có tác động trở lại nguyên nhân nên cần khái thác, tận dụng các kết quả đạt được tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng. Ngược lại, với kết quả xấu, cần phân tích nguyên nhân để tiến hành cải tạo nguyên nhân, hạn chế tác động của nguyên nhân (liên hệ với cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm).

Ví dụ: chúng ta cần phải tận dụng những kết quả đạt được trong xây dựng kinh tế, phát triển giáo dục… của 20 năm đổi mới để tiếp tục đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhằm xây dựng thành cơng CNXH ở nước ta.

- Tăng cường hiệu quả hoạt động nhân tố chủ quan của con người: nâng cao

trình độ nhận thức, trang bị những kiến thức về kỹ thuật, quản lí và đưa ra những cơ chế tổ chức thực hiện phù hợp để hoạt động của con người không vi phạm những quy luật của khách quan làm tăng hiệu quả của nhân tố chủ quan và xem đó là ngun nhân có tính quyết định đối với sự phát triển của xã hội.

- Liên hệ vận dụng vào công tác công an:

+ Công tác đấu tranh nắm tình hình

+ Cơng tác phịng ngừa: để phịng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội cần giải quyết nguyên nhân sinh ra nó  biện pháp phịng ngừa xã hội, phịng ngừa nghiệp vụ ( phân tích )

+ Phối hợp với các tổ chức xã hội, cơ quan, đồn thể quần chúng.

Trong cơng tác thực thi pháp luật, từ kết quả công tác cần rút ra những kinh nghiệm trong tổ chức phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ cũng như tổ chức lực lượng trong đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội…Đối với cơng tác đảm bảo An ninh chính trị và trật tự xã hội, cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm gia tăng, những hiện tượng tiêu cực…Từ đó, xây dựng các biện pháp để xóa bỏ nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản của triết học mác lênin (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)