hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Từ sự đánh giá quá trình cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế. Đại hội VI của Đảng đã chủ trương xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, có chính sách sử dụng và chỉ đạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác. Cải tạo XHCN và xây dựng QHSX mới tiếp tục được khẳng định tại Đại hội VII: “Phù hợp với sự phát triển của LLSX, thiết lập từng bước QHSX XHCN từ
thấp đến cao với sự đa dạng của các hình thức sở hữu. Phát triển kinh tế hàng hố nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân…”
+ Ngay từ Đại hội VI Đảng ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là đúng, bởi đường lối đó xuất phát từ trình độ và tính chất của LLSX nước ta vừa thấp, vừa khơng đồng đều nên khơng thể nóng vội, nhất loạt xây dựng
QHSX một thành phần dựa trên chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất như trước Đại hội VI từng làm đã đẩy QHSX đi quá xa so với trình độ LLSX. Một nền kinh tế nhiều thành phần đã khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao động trong sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần tự nó chứa đựng những mâu thuẩn. Có những thành phần kinh tế vì lợi ích của mình có thể hoạt động theo hướng TBCN. Thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể mang tính chất XHCN nhưng chưa thích nghi với cơ chế thị trường, làm ăn kém hiệu quả, nên ở đây diễn ra cuộc đấu tranh “định hướng” gay gắt. Vì vậy để thực hiện được sự định hướng XNCN trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần thì sự lãnh đạo của Đảng và quản lý kinh tế của Nhà nước giữ vai trò quyết định.
+ Quan điểm cơ chế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước của Đảng ta