Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương 2020 (Trang 25 - 27)

Bài 3 HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

3.2. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xem là có hiệu lực khi thỏa mãn 4 điều kiện sau:

3.2.1. Chủ thể của hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý. Điều 6, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh

26

doanh. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

Điều 3, Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng và q cảnh hàng hóa với nước ngồi quy định: Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khơng phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

3.2.2. Đối tƣợng của hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật.

Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngồi có quy định: Đối tượng mua bán là hàng hóa khơng thuộc Danh mục cấm xuất nhập khẩu, tạm ngưng xuất nhập khẩu. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.

Đối với mặt hàng xuất nhập khẩu theo giấy phép thì thương nhân muốn xuất nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hoặc các Bộ chuyên ngành.

3.2.3. Nội dung của hợp đồng

Nội dung của hợp đồng phải bao gồm các điều khoản chủ yếu mà pháp luật quy định.

27

Theo Luật Thương mại năm 1997, các điều khoản chủ yếu bao gồm có 6 điều khoản: Tên hàng, số lượng, chất lượng/phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán, giao hàng.

Luật Thương mại năm 2005 khơng có quy định về nội dung của hợp đồng. Luật Dân sự năm 2005 có quy định nội dung của hợp đồng gồm 8 điều khoản: Đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng; các nội dung khác.

3.2.4. Hình thức của hợp đồng

Điểm 2, Điều 27, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định: Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Cũng theo Điểm 15, Điều 3 của Luật này quy định: Các hình thức có giá trị tương đương văn bản, bao gồm: Điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương 2020 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)