PHẦN 3 CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
3.2. Các phƣơng thức thanh toán quốc tế chủ yếu của ngân hàng thƣơng
mại
Trong quan hệ ngoại thương có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ… Mỗi phương thức thanh tốn đều có ưu điểm và nhược điểm, phù hợp với những quan hệ xuất nhập khẩu (XNK) khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn phương thức thanh tốn thích hợp phải được hai bên bàn bạc thống nhất, ghi trong hợp đồng mua bán ngoại thương.
Đến nay, các phương thức thanh toán cơ bản và phổ biến thường được các NHTM sử dụng là:
75
3.2.1. Phƣơng thức chuyển tiền (Remittance)
Chuyển tiền là phương thức TTQT, trong đó một khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển qua một ngân hàng khác một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
3.2.1.1. Các hình thức chuyển tiền
Phương thức thanh tốn chuyển tiền có thể được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu sau:
a. Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer )
Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh tốn của ngân hàng chuyển tiền được gửi bằng thư cho ngân hàng trả tiền.
Thư chuyển tiền bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
(a) Số tiền phải trả cho người thụ hưởng (b) Tên, địa chỉ đầy đủ của người thụ hưởng
(c) Cách thức NH chuyển tiền bồi hồn cho NH thanh tốn Ưu điểm : Chi phí rẻ
Nhược điểm : Khơng an tồn (thất lạc, chữ ký bị giả mạo...), tốn nhiều
thời gian lập, gửi và xử lý chứng từ.
b. Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer- T/T)
Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh tốn của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện có mã khố mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh tốn qua telex hoặc thơng qua mạng liên lạc viễn thơng liên ngân hàng tồn cầu (SWIFT).
76
Sơ đồ 3: Quy trình thanh tốn bằng chuyển tiền
Chú thích:
(1) Người xuất khẩu thực hiện giao hàng theo hợp đồng, lập bộ chứng từ hàng hóa gửi cho người nhập khẩu để đi nhận hàng
(2) Người nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng hóa và bộ chứng từ hàng hóa, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, lập giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
(3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh tốn, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.
(4) Ngân hàng chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền gửi qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình đến ngân hàng trả tiền.
(5) Ngân hàng trả tiền thực hiện ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi, đồng thời gửi thơng báo có cho người hưởng lợi
3.2.1.2. Các chủ thể tham gia trong giao dịch chuyển tiền
Một giao dịch chuyển tiền thường bao gồm bốn bên, nếu hai ngân hàng tham gia (ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng giữ tài khoản của người thụ hưởng) có quan hệ tài khoản.
Ưu điểm đối với các bên:
Ngân hàng trả tiền (Paying Bank)
Ngân hàng chuyển tiền
(Remitting Bank)
Người hưởng lợi (Beneficiary)
Người chuyển tiền (Remitter) (4) (5) (3) (1) (2)
77
- Với khách hàng: Thủ tục chuyển tiền đơn giản, thuận lợi cho người chuyển tiền; thời gian chuyển tiền ngắn nên người thụ hưởng có thể nhanh chóng nhận được tiền.
- Với ngân hàng: Ngân hàng chỉ tham gia với vai trò là trung gian thanh tốn thuần túy để hưởng phí, khơng có trách nhiệm kiểm tra về sự hợp lý của thời gian thanh toán và lượng tiền chuyển đi
Nhược điểm đối với các bên:
- Trong thanh tốn chuyển tiền, chu chuyển hàng hóa dịch vụ có thể tách rời khỏi chu chuyển tài chính trong thời gian tạo nên rủi ro cho cả hai bên (người chuyển tiền và người thụ hưởng). Chẳng hạn, trong trường hợp trả tiền sau nhà xuất khẩu hồn tồn bị lệ thuộc vào thiện chí và uy tín thanh tốn của nhà nhập khẩu.
- Có khi rủi ro lại hồn tồn khách quan như biến cố chính trị, xã hội, kinh tế hay một tai nạn bất ngờ khiến cho một bên kết ước bất đắc dĩ bội tín làm ảnh hưởng đến đối tác làm ăn.
- Do việc thanh toán chủ yếu được thực hiện bằng điện nên thời gian thanh tốn nhanh, nếu phát hiện sai sót (có thể từ phía người chuyển hoặc ngân hàng chuyển) sau khi đã chuyển tiền thì sẽ khó khăn trong việc thơng báo, điều chỉnh nhất là khi người thụ hưởng đã nhận tiền.
- Ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian thanh toán quá thụ động, chờ khách hàng ra lệnh rồi mới thực hiện.
Như vậy, thanh tốn chuyển tiền là hình thức thanh toán trực tiếp giữa người chuyển tiền và người nhận tiền. Ngân hàng chỉ đóng vai trị trung gian thanh toán để được hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc cả đối với người mua lẫn người bán.
Ví dụ về quy trình chuyển tiền tại NHNo:
Quy trình chuyển tiền đi: Tại chi nhánh NHNo:
78
Hồ sơ pháp lý (nếu khách hàng là tổ chức, giao dịch lần đầu).
Quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp luật của cơng ty, kế tốn trưởng (nếu có).
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Giấy phép nhập khẩu(đối với những mặt hàng yêu cầu). Hồ sơ chuyển tiền
Hợp đồng ngoại thương (nếu thanh toán cho hàng hóa dịch vụ).
Bộ chứng từ thanh toán kèm theo: hoá đơn, chứng từ vận tải, tờ khai hải quan ... (nếu áp dụng hình thức chuyển tiền sau).
Lệnh thanh tốn có đủ chữ ký theo thẩm quyền.
Nguồn thanh tốn (kể cả phí chuyển tiền, điện phí liên quan). Các giấy phép kèm theo (nếu có) :
Giấy phép nhập khẩu (đối với hàng hóa quản lý theo hạn ngạch hoặc quan lý theo chuyên ngành)
Trường hợp chuyển tiền cá nhân (đi học, chữa bệnh, trợ cấp, …), thanh tốn viên (TTV) xem xét tính pháp lý của hồ sơ và đề xuất ý kiến, trình lãnh đạo.
+ Căn cứ lệnh thanh toán của khách hàng, kiểm tra số dư tài khoản khách hàng, lập điện theo mẫu điện chuẩn SWIFT trong Module FX- IPCAS gửi Sở Giao dịch.
+ Căn cứ vào danh sách tài khoản Nostro, chi nhánh lựa chọn ngân hàng trên đầu điện MT103 để chuyển điện đến.
+ Hạch toán báo nợ khách hàng và xử lý các thông tin liên quan đến lệnh chuyển tiền (nếu có).
Tại Sở Giao dịch:
- Kiểm tra tính xác thực của lệnh chuyển tiền nhận từ chi nhánh - Chuyển điện ra khỏi hệ thống hoặc trả lại chi nhánh để chỉnh sửa. ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHUYỂN TIỀN ĐẾN
79 Tại Sở Giao dịch:
Kiểm tra tính xác thực của lệnh chuyển tiền do ngân hàng đại lý gửi đến.
Kiểm tra tính hồn chỉnh của chỉ thị chuyển tiền và cách thức bồi hoàn của NH chuyển tiền.
Hạch tốn, báo có về chi nhánh những lệnh chuyển tiền đủ điều kiện. Tại chi nhánh:
Kiểm tra tính xác thực, hồn chỉnh của lệnh chuyển tiền do Sở Giao dịch chuyển đến.
Kiểm sốt tính hợp pháp của các khoản tiền thu vào tài khoản.
3.2.2. Phƣơng thức nhờ thu (Collection)
Nhờ thu là một phương thức thanh tốn, trong đó, người bán(nhà xuất khẩu) sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thơng qua ngân hàng thu hộ cho bên mua(nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
Trong mối quan hệ này, ngân hàng ở cả hai bên nước nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu chỉ tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ, ngân hàng không cam kết, không bảo lãnh thanh toán đối với người bán cũng như người mua.
Các loại nhờ thu và quy trình nghiệp vụ:
Căn cứ vào nội dung chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người ta chia phương thức thanh toán này ra thành hai loại:
- Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection): Là phương thức thanh tốn,
trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay cơng cụ thanh tốn khác), còn các chứng từ thương mại (chứng từ vận tải, hoá đơn, bảo hiểm…) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu, không thông qua ngân hàng.
80
Sơ đồ 4. Quy trình nhờ thu phiếu trơn
1) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu phiếu trơn”.
2) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của hợp đồng.
3) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng chứng từ tài chính tới ngân hàng phục vụ mình.
4) Ngân hàng gửi nhờ thu lập Lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính đến ngân hàng thu hộ.
5) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu tới người nhập khẩu
6) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc gửi hối phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ.
7) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhân nhờ thu.
8) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu.
Ngân hàng nhờ thu
(Remitting bank) Ngân hàng thu hộ (Collecting bank)
Người uỷ thác (Pricipal) Người trả tiền (Drawee) (7) (8) (1) (6) (5) (2) (3) (4)
81
- Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh tốn, trong đó chứng từ
gửi đi nhờ thu bao gồm: (i) hoặc chứng từ thương mại cùng với chứng từ tài chính, hoặc(ii) chỉ chứng từ thương mại mà khơng có chứng từ tài chính gửi cùng. Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi người này đáp ứng được yếu cầu của lệnh nhờ thu.
Sơ đồ 5. Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ
Chú thích:
1) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh tốn quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ‟
2) Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu
3) Nhà xuất khẩu lập Đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính (nếu có) tới Ngân hàng nhờ thu.
4) Ngân hàng nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới Ngân hàng thu hộ.
5) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu
6) Nhà nhập khẩu chấp hành Lệnh nhờ thu bằng cách:
- Thanh toán ngay (hối phiếu trả ngay, séc hoặc kỳ phiếu); hoặc Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank) Ngân hàng thu hộ (Colletcting Bank) Nhà xuất khẩu (Exporter) Nhà nhập khẩu (Importer) (4) (8) (3) (9) (7) (6) (5) (1) (2)
82
- Chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kỳ hạn); hoặc - Ký phát hành kỳ phiếu hoặc giấy nhận nợ.
7) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu 8) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho Ngân hàng nhờ thu.
9) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho nhà xuất khẩu.
Nguồn luật áp dụng trong phương thức thanh toán nhờ thu: “Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu” - Uniform Rules for Collection – URC.
- Bản URC đầu tiên ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/1/1979 với tên gọi URC 322. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế, nội dung của URC 322 đã được nghiên cứu và sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Ấn phẩm hiện đang có hiệu lực thay thế cho URC 322 là số xuất bản 522.
- URC 522, cách gọi tắt của Uniform Rules for Collection - ICC Publication 522 được ban hành năm 1995 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/1996. URC 522 được điều chỉnh dựa trên URC 322 nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu những thay đổi về thủ tục, kỹ thuật nghiệp vụ nhờ thu, luật và quy chế của các quốc gia cũng như quốc tế từ năm 1979.
- URC 522 được áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ nhờ thu khi nó được dẫn chiếu vào chỉ thị nhờ thu và ràng buộc tất cả các bên liên quan, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc trái với Quy chế và nước và/hoặc Luật pháp quốc gia.
Ưu điểm đối với các bên:
* Đối với nhà xuất khẩu
- Nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được trao cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh tốn.
- Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra tồ nếu người này khơng trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh tốn.
83
- Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình để giải quyết trường hợp nhà nhập khẩu khơng thanh tốn hoặc khơng chấp nhận thanh toán.
* Đối với nhà nhập khẩu
- Nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
- Đối với D/A, nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh tốn cho đến khi hối phiếu đến hạn thanh toán.
*Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng thu hộ
- Có thu nhập từ chi phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoại tệ và từ các giao dịch khác có liên quan.
- Mở được tín dụng tài trợ thương mại
- Tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, do đó tạo ra tiềm năng về các giao dịch đối ứng.
Phương thức nhờ thu được tiến hành trên cơ sở văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của nhờ thu. Đó là “Quy tắc thống nhất về nhờ thu” số 522 của Phòng thương mại quốc tế, bản sửa đổi 1995.
3.2.3. Phƣơng thức thanh tốn tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)
Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự cam kết, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) một ngân hàng (ngân hàng phát hành thư tín dụng) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit), theo đó, ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C.
Theo điều khoản 2 UCP600: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn
84
và không huỷ ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh tốn khi xuất trình phù hợp”.
Thư tín dụng (L/C) hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Trong nghiệp vụ L/C, các ngân hàng chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ, không liên quan đến hàng hóa. Ngân hàng ngồi vai trị là người trung gian cịn là người cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu, là người cam kết trả tiền cho người xuất khẩu.
Sơ đồ 6: Quy trình thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ
Chú thích:
(1) Hai bên mua, bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C.
(2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình u cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu thụ hưởng.
(3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.
Ngân hàng phát hành (Issuing bank)
Ngân hàng thông báo (Advising bank) Người mở-Nhà NK (Importer) Người hưởng-Nhà XK (Exporter) (7) (8) (10 ) (9) (2) (7) (6) (4) (1) (5) (3)
85
(4) Ngân hàng thông báo thực hiện chỉ thị của ngân hàng phát hành, thông báo L/C bằng văn bản cho người xuất khẩu.
(5) Căn cứ vào các nội dung, điều kiện và điều khoản của L/C, người xuất khẩu tiến hành giao hàng.
(6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hóa, chứng từ thanh tốn gửi về ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thơng báo) để yêu cầu thanh toán.
(7) Ngân hàng thông báo xác nhận kiểm tra kỹ chứng từ nhận được phù