CHƢƠNG I KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN QUỐC TẾ
2.4. Vận đơn đƣờng biển
2.4.1. Khái niệm và chức năng của vận đơn đƣờng biển
Vận đơn đường biển là một chứng từ pháp lý quan trọng trong bộ hồ sơ hải quan, để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.
118
Theo thông lệ hàng hải quốc tế (Công ước Brussels 1924, Điều 1, Khoản b) và Bộ Luật Hàng hải Việt Nam (Điều 81, Khoản 3) thì vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở. Theo Điều 81, Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, vận đơn có 3 chức năng sau:
- Thứ nhất, vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng”. Thực hiện chức năng này, vận đơn là bằng chứng
nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người gửi hàng.
- Thứ hai, “vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng”, hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa (Document of title) ghi trong vận đơn. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được.
- Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết. Tuy nhiên, vận đơn không phải là một hợp đồng vận tải vì chúng chỉ có một bên (người vận chuyển) ký .
Vận đơn đường biển thường được lập thành một số bản gốc thường là 03
bản có giá trị như nhau, trên các bản gốc, người ta in hoặc đóng dấu các chữ
“Original”. Chỉ có bản gốc vận đơn, loại vận đơn đã xếp hàng lên phương tiện vận tải (Shipped) mới có chức năng nhận hàng ở cảng đến. Ngồi bộ vận đơn gốc, người chuyên chở có thể phát hành một số bản sao theo yêu cầu của người gửi hàng, trên dó ghi chữ “Copy” và “Non-negotiable”.
Người ký chứng từ: Theo UCP 600, người ký các chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển cụ thể như sau: Đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, người ký chứng từ có thể là người chuyên chở (As carrier) hay đại lý hoặc người thay mặt người chuyên chở (As agent or For the Carrier); thuyền trưởng hay đại lý hoặc người thay mặt thuyền trưởng. Người ký chứng từ, khi ký phải thể hiện rõ tư cách pháp lý của mình. Riêng đối với đại lý, khi ký, ngoài việc thể hiện là đại lý, còn phải ghi rõ đại lý cho ai, nghĩa là phải ghi rõ tên của người mà mình là đại lý thay mặt. Chữ ký trên chứng từ vận tải đa
119
phương thức có thể là chữ ký viết tay (chữ ký “sống”), chữ ký in sao (facimile), chữ ký đục lỗ (perforated), chữ ký đóng dấu (stamped) bằng ký hiệu tượng trưng hoặc bằng các máy móc phương tiện khác nếu như khơng trái với luật pháp của quốc gia mà chứng từ đó được phát hành.
2.4.2. Phân loại vận đơn đƣờng biển
Theo Điều 83, Bộ Luật Hàng hải Việt Nam: Vận đơn có thể được ký phát dưới các dạng sau đây:
- Ghi rõ tên người nhận hàng, gọi là vận đơn đích danh.
- Ghi rõ người giao hàng hoặc những người do người giao hàng chỉ định sẽ phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn theo lệnh.
- Không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn xuất trình.
Tuy nhiên dựa vào đặc điểm của hành trình, tình trạng hàng hóa, ghi chú nhận xét trên vận đơn, khả năng chuyển nhượng vận đơn…, vận đơn cịn có thể được phân loại như sau:
a. Căn cứ vào tình trạng giao/nhận hàng hóa giữa người gửi hàng và người vận chuyển
Vận đơn được phân thành các loại sau:
- B/L đã xếp hàng (Shipped on board B/L): Là vận đơn do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở cấp sau khi hàng hóa đã thực sự xếp trên tàu. Nội dung này trên chứng từ có thể được thể hiện bằng hai cách: Hoặc là một cụm từ in sẵn (Pre - printed wording), hoặc là một ghi chú hàng đã được xếp lên tàu và có ghi ngày xếp hàng lên tàu (An on board notation indicating the date on which the goods have been shipped on board).
Trên vận đơn có ghi ngày tháng giao hàng: Theo quy định của UCP 600 thì ngày phát hành vận đơn sẽ được coi là ngày giao hàng (The date of issuance of the Bill of Lading will be deemed to be the date of shipment), trừ khi trên chứng từ vận chuyển đã có ghi chú ngày xếp hàng lên tàu thì ngày xếp hàng lên tàu sẽ được coi là ngày giao hàng (The date stated in the on board notation will
120
be deemed to be the date of shipment). Như vậy, ngày xếp hàng lên tàu chính là ngày giao hàng.
Cịn ngày phát hành chứng từ vận chuyển sẽ được coi như ngày giao hàng nếu trên chứng từ khơng có ghi chú khác về ngày xếp hàng lên tàu. Trên thực tế cũng có những trường hợp ngày phát hành chứng từ vận chuyển có thể trước hoặc sau ngày xếp hàng lên tàu. Trong những trường hợp này không được coi ngày phát hành chứng từ vận chuyển là ngày giao hàng.
- B/L nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): Là vận đơn do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. Trên B/L không ghi rõ tên tàu, ngày, tháng được xếp xuống
tàu. Có thể hàng hóa cịn trong kho, bãi cảng. Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi lấy B/L đã xếp hàng hoặc chuyển thành vận đơn đã xếp hàng
bằng cách bổ sung xác nhận tên tàu và ngày xếp hàng thực tế lên tàu. Thường áp
dụng cho hình thức hàng container (FCL/FCL hoặc LCL/LCL B/L).
b. Căn cứ vào khả năng lưu thông của vận đơn
Vận đơn được phân thành các loại sau:
- Vận đơn đích danh (Straight B/L): Là loại vận đơn trên đó người ta ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng. Chỉ người nào có tên và địa chỉ đúng như trên B/L mới nhận được hàng. Không chuyển nhượng được cho người khác bằng cách ký hậu chuyển nhượng.
Thường được sử dụng trong một số ít trường hợp: Hàng cá nhân gửi cá nhân, hàng quà biếu, hàng triển lãm, hàng công ty mẹ gửi công ty con.
- Vận đơn theo lệnh (To order B/L): Là loại B/L trên đó khơng ghi tên và địa chỉ người nhận hàng mà chỉ ghi “theo lệnh” (to order) hoặc có ghi tên của người nhận hàng nhưng đồng thời ghi thêm “hoặc theo lệnh” (or to order). Người nào được quyền đi nhận hàng là tùy thuộc vào người ra lệnh.
Tại mục người nhận hàng (Consignee) có thể ghi: + To order of Shipper - theo lệnh của người gửi hàng. + To order of Consignee - theo lệnh của người nhận hàng.
121
+ To order of Bank - theo lệnh của ngân hàng thanh toán.
Vận đơn theo lệnh được dùng rất phổ biến trong buôn bán và vận tải quốc tế, có thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu.
Việc ký hậu Vận đơn có nghĩa là người nhận hàng có tên ghi trên vận đơn theo lệnh (to order B/L), thực hiện chuyển quyền làm chủ sở hữu tài sản hoặc quyền lợi của mình bằng cách ký tên trên trang sau của chứng từ hữu quan để xác nhận việc chuyển nhượng cho một người nào khác gọi là người thụ hưởng (Endorsee).
Có 2 loại ký hậu phổ biến:
+ Ký hậu để trống (Blank or general endorsement): trên chứng từ không ghi tên người được ký hậu, ai có được chứng từ ký hậu này, thì người ấy có quyền thụ hưởng tài sản hoặc quyền lợi được chuyển nhượng.
+ Ký hậu ghi danh (Full endorsement): trên chứng từ có ghi tên người được ký hậu và người này là người thụ hưởng tài sản hoặc quyền lợi được chuyển nhượng.
- Vận đơn vô danh (to bearer B/L): Là loại B/L trên đó khơng ghi tên người nhận hàng, hoặc ghi rõ là vô danh, hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ là theo lệnh của ai, hoặc phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi nhưng người đó đã ký hậu vận đơn và không chỉ định một người hưởng lợi khác.
c. Căn cứ vào nhận xét, ghi chú trên vận đơn
Vận đơn được phân thành các loại sau:
- Vận đơn sạch/hoàn hảo (Clean B/L): Là loại B/L trên đó khơng có ghi chú xấu hay ghi chú bảo lưu của thuyền trưởng về hàng hóa hoặc tình trạng bên ngồi của hàng hóa.
Cách thể hiện:
+ Đóng dấu chữ “Clean” lên phần nhận xét về hàng hóa hoặc bao bì. + Khơng có phê chú gì lên B/L.
122
Loại vận đơn này có giá trị chứng cứ lớn, chứng tỏ người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng đúng như số lượng và tình trạng hàng hóa như lúc nhận từ người gửi hàng. Người mua và ngân hàng thanh toán chỉ chấp nhận thanh tốn tiền hàng khi có B/L sạch.
- Vận đơn không hồn hảo (Unclean B/L): Là loại B/L trên đó có phê chú xấu hay phê chú phản đối hay phê chú bảo lưu của thuyền trưởng về hàng hóa hoặc tình trạng của hàng hóa. Nếu khơng có quy định gì khác thì người mua và ngân hàng thanh tốn khơng chấp nhận trả tiền hàng đối với B/L khơng hồn hảo.
d. Căn cứ vào hành trình chun chở hàng hóa
Vận đơn được phân thành 3 loại:
- Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Là loại B/L được cấp khi hàng hóa được chuyên chở thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà khơng có chuyển tải dọc đường.
- Vận đơn chở suốt (Through B/L): Là loại B/L được cấp khi hàng hóa được chuyên chở qua nhiều chặng (bằng hai hay nhiều con tàu của hai hay nhiều người chuyên chở) nhưng do một người phát hành và chịu trách nhiệm về hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối của hành trình chun chở. Vận đơn chở suốt có các đặc điểm:
+ Có điều khoản cho phép chuyển tải.
+ Có ghi rõ cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải.
+ Người cấp vận đơn chở suốt phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển từ cảng đi cho đến cảng đến kể cả trên chặng đường do người chuyên chở khác thực hiện.
- Vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal Transport B/L): Là loại B/L được cấp khi hàng hóa được chuyên chở từ nơi này đến nơi khác bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau, trong đó có vận tải bằng đường biển. Vận đơn này có đặc điểm:
123
+ Ghi rõ việc được phép chuyển tải, các phương thức vận tải tham gia và nơi chuyển tải.
+ Người cấp vận đơn này phải chịu trách nhiệm về hàng hóa từ nơi nhận hàng để chở (có thể nằm sâu trong nội địa) đến nơi giao hàng (có thể nằm sâu trong nội địa của nước đến).
e. Một số loại vận đơn, chứng từ khác
- Vận đơn do người giao nhận cấp (Forwarder):
+ Nếu người giao nhận đồng thời là nhà vận chuyển (Carrier): Do đồng thời có chức năng vận chuyển nên đại lý giao nhận có thể phát hành B/L. B/L này đã được Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận FIATA phát hành (FBL) và được Phòng thương mại quốc tế (ICC) và các ngân hàng thương mại công nhận. B/L do người giao nhận cấp khi vận chuyển hàng hóa bằng phương thức Multimodel transport (đa phương thức) hoặc bằng đường biển, chủ yếu bằng container.
+ Nếu người giao nhận (Forwarder) khơng có chức năng vận chuyển: Người vận chuyển (Carrier) lúc này sẽ ký phát vận đơn của mình (Master FCL B/L - vận đơn chủ) giao cho người giao nhận sau khi nhận nguyên container của Forwarder. Trên FCL B/L, người gửi hàng (Shipper) là: “Đại lý giao nhận” tại cảng xếp hàng và người nhận (Consignee) là: “Đại lý giao/đại diện của đại lý giao nhận” tại cảng dỡ hàng/cảng đến. B/L này khơng dùng để thanh tốn cho hình thức L/C. Tiếp đó, người giao nhận, với tư cách là người thầu vận tải, sẽ ký phát House B/L (vận đơn gom hàng) của mình cho từng chủ hàng của lơ hàng lẻ. Trên House B/L, “Consignee” sẽ là người nhận hàng đích thực (người nhập khẩu). Người nhập khẩu sẽ phải xuất trình House B/L cho đại lý/đại diện của người giao nhận tại cảng đến để được cấp Giấy báo nhận hàng (Delivery Order) để đi làm thủ tục nhận hàng. Đại lý giao nhận phải xuất trình Master FCL B/L cho tàu để nhận container hàng từ tàu. House B/L này chưa được Phòng thương mại quốc tế (ICC) cơng nhận vì người giao nhận này có thể đóng vai trị là người vận tải hoặc khơng nên nó khơng thỏa mãn được yêu cầu của L/C do đó
124
các House B/L này có xu hướng được thay thế bằng Combined B/L (vận đơn vận tải đa phương thức) và Neutral Air Waybill (vận đơn hàng không trung lập).
+ Giấy chứng nhận vận tải (FCT - Forwarder‟s Certificate of Transport): Giấy này do người giao nhận cấp cho người gửi hàng, xác nhận nghĩa vụ của người giao nhận phải giao hàng tại cảng đến, thông qua một đại lý tại cảng đến do người giao nhận chỉ định.
- B/L đã xuất trình (Surrendered B/L): Để khắc phục tình trạng hàng đã đến cảng nhưng người nhận hàng chưa nhận được chứng từ vận tải (B/L gốc), trong giao nhận quốc tế sử dụng Surrendered B/L. Đây là loại B/L thông thường như các B/L khác, chỉ khác là khi cấp B/L này, người vận tải/đại lý đóng dấu Surrendered B/L, điện báo và fax cho đại lý tàu tại cảng đến để biết và giao hàng cho người nhận mà không cần phải xuất trình Original B/L. Người nhận hàng chỉ cần xuất trình bản fax của Surrendered B/L là có thể nhận hàng tại cảng nhận. Đây chỉ là hình thức thuận lợi về giao dịch chứng từ giữa các bên giao nhận, không thay đổi về bản chất của B/L. Khi B/L đã được đóng dấu “Surrendered” có nghĩa là hàng đã được người vận tải (ở cảng xếp hàng) nhận để chuyên chở.
- Vận đơn bên thứ ba (Third Party B/L): Là vận đơn mà trên đó ghi người hưởng lợi L/C không phải là người gửi hàng và là người khác. Vận đơn này sử dụng trong trường hợp một nhà máy, xí nghiệp xuất khẩu ủy thác qua một đơn vị xuất nhập khẩu. Nếu L/C quy định chấp nhận vận đơn thứ ba thì có nghĩa là vận đơn được phép ghi tên người gửi hàng không phải là người hưởng lợi L/C.
2.4.3. Nội dung của vận đơn đƣờng biển
Theo Điều 82, Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, mặt trước của vận đơn phải bao gồm nội dung cơ bản sau:
- Tên người vận chuyển và trụ sở giao dịch chính. - Tên người giao hàng.
- Tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hoặc vận đơn vơ danh: Nếu là vận đơn đích danh thì phải ghi rõ
125
họ tên và địa chỉ người nhận hàng, nếu là vận đơn theo lệnh thì phải ghi rõ theo lệnh của ai (ngân hàng, người xếp hàng hoặc người nhận hàng). Nói chung, mục này ta nên ghi theo yêu cầu của thư tín dụng (L/C) nếu áp dụng thanh tốn bằng tín dụng chứng từ.
- Tên người thơng báo: Nếu L/C u cầu thì ghi theo yêu cầu của L/C, nếu khơng thì để trống hay ghi địa chỉ của người nhận hàng.
- Tên tàu.
- Sự mô tả về chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc giá trị, nếu xét thấy cần thiết.
- Sự mơ tả tình trạng bên ngồi hoặc bao bì hàng hóa.
- Ký, mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hóa mà người giao hàng đã thông báo bằng văn bản trước khi bốc hàng và được đánh dấu trên từng đơn vị hàng hóa hoặc bao bì.
- Tiền cước vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển; ghi chú phương thức thanh toán: Nếu cước trả trước ghi: “Freight prepaid”