Nội dung các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương 2020 (Trang 29 - 51)

Bài 3 HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

3.4. Nội dung các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

3.4.1. Điều khoản tên hàng

Là điều khoản chủ yếu của hợp đồng, nói lên chính xác đối tượng của hợp đồng. Người mua và người bán có thể dùng các cách sau để quy định về tên hàng:

- Ghi tên thương mại kèm tên thơng thường và tên khoa học của hàng hóa: Áp dụng cho các loại hàng hóa là hóa chất, con giống, giống cây.

Ví dụ:

 Tên khoa học của quả thanh long là: Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ.

30

 Hay tên khoa học của lan hồ điệp là: Hồ điệp Phalaenopsis.

 Ghi tên hàng kèm tên địa phương sản xuất ra hàng hóa đó. Ví dụ: Rượu vang Bordeaux, gạo Việt Nam, nhân sâm Hàn Quốc.

 Ghi tên hàng kèm tên nhà sản xuất. Ví dụ: Xe máy Honda, xe ô tô Huyndai…

 Ghi tên hàng kèm nhãn hiệu hàng hóa. Ví dụ: Thuốc lá Bơng sen, điện thoại di động Nokia, quần áo Gucci….

 Ghi tên hàng kèm quy cách chính. Ví dụ: Ti vi màu 21 inches.

 Ghi tên hàng kèm công dụng của hàng hóa. Ví dụ: Tuyn để làm màn, thuốc giảm đau…

 Ghi hỗn hợp. Ví dụ: Honda Dream II 100cc Motocycle assembled in Thailand in 1998 (Hãng, tên xe, năm sản xuất, đặc tính), gạo trắng 5% tấm vụ hè thu.

Lưu ý: Tên hàng là một trong những thông tin rất quan trọng liên quan đến việc xác định mã số hàng hóa xuất nhập khẩu (HS) đảm bảo áp mã hàng hóa đúng, từ đó thu đúng và đủ thuế cho ngân sách Nhà nước.

Theo Thông tư 222/2009/TT-BTC về hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan

điện tử: Khi kiểm tra tên hàng, tên hàng phải đầy đủ, chi tiết ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, tên hàng khai báo là tên thương mại thông thường kèm theo các đặc trưng cơ bản về hàng hóa, như: Cấu tạo, vật liệu cấu thành, thành phần, hàm lượng, cơng suất, kích cỡ, kiểu dáng, cơng dụng, nhãn hiệu, đáp ứng được yêu cầu về phân loại và xác định các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa.

Ví dụ: Mặt hàng xe máy, ơ tơ cần có các thơng tin về nhãn hiệu xe, hãng sản xuất, nước sản xuất, kiểu dáng, dung tích xi lanh, model, ký mã hiệu khác....

Đối chiếu sự phù hợp giữa tên hàng và mã số hàng hóa xuất nhập khẩu. Đảm bảo tên hàng được khai báo đầy đủ, chi tiết có thể nhận biết và phân biệt được giữa hàng hóa này với hàng hóa khác, đáp ứng yêu cầu về phân loại và xác định trị giá tính thuế.

31

3.4.2. Điều khoản chất lƣợng/phẩm chất

Là điều khoản chủ yếu của hợp đồng, nói lên chính xác mặt chất của đối tượng mua bán. Có một số cách sau để diễn đạt chất lượng hàng hóa:

- Theo mẫu hàng: Mẫu hàng là 1 đơn vị hàng hóa lấy ra từ lơ hàng và đại diện cho lơ hàng đó về mặt quy cách phẩm chất.

Áp dụng: Trong trường hợp hàng hóa khó tiêu chuẩn hóa, khó mơ tả, có phẩm chất ổn định. Ví dụ: Hàng mỹ nghệ, một số mặt hàng nông sản, hàng gia công may mặc,….

Cách ghi trong hợp đồng: Phẩm chất hàng hóa tương tự mẫu số… do bên

bán đưa ra, được lập thành 3 mẫu, được 2 bên ký tên trên mẫu ngày…; giao cho bên bán, bên mua và tổ chức giám định…nắm giữ.

- Dựa vào tiêu chuẩn và phẩm cấp: Tiêu chuẩn là những quy định về sự đánh giá chất lượng về phương pháp sản xuất, chế biến đóng gói, kiểm tra hàng hóa, thường ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc các tổ chức quốc tế.

Trong khi xác định tiêu chuẩn người ta cùng quy định cả phẩm cấp (loại 1, loại 2, loại 3). Cách ghi trong hợp đồng: Chất lượng hàng sẽ giao phù hợp với

TCVN số… (chất lượng hàng hóa được xác định theo tiêu chuẩn quốc gia VN số hiệu TCVN … do Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng ban hành ngày…).

- Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng;

+ FAQ: Fair Average Quality (Phẩm chất bình quân khá). + GMQ: Good Merchantable Quality (Phẩm chất tiêu thụ tốt). + Good Ordinary Brand (Nhãn hiệu thông thường).

+ Độ lên men thông thường/Tốt (Ca cao).

- Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu: Quy định tỷ lệ phần trăm của thành phần chất chủ yếu chiếm trong hàng hóa. Thường dùng trong mua bán nguyên liệu, lương thực, thực phẩm. Trong hàm lượng chất chủ yếu người ta chia ra làm 2 loại: Hàm lượng chất có ích (quy định: % min) và hàm lượng chất có hại (quy định: % max).

32 Ví dụ: Đối với mặt hàng phân bón: Đạm: 46% min.

Ẩm độ: 0,5% max. Biuret: 1% max.

- Dựa vào quy cách phẩm chất của hàng hóa: Quy cách là những chi tiết về mặt chất lượng như cơng suất, kích cỡ, trọng lượng… của một hàng hóa. Thường dùng trong mua bán các thiết bị, máy móc, cơng cụ vận tải….

Ví dụ: Thơng số kỹ thuật của xe máy Click, hãng Honda.

Động cơ: Xăng, 4 kỳ, 1 xi lanh, cam đơn, làm mát bằng dung dịch. Dung tich xy lanh: 108cc.

Tỷ số nén: 11:1.

Công suất tối đa: 6.7kw/7500rpm. Mô men cực đại: 9,2Nm/5500 rpm.

- Dựa vào lượng thành phẩm thu được từ hàng hóa: Quy định số lượng thành phẩm được sản xuất ra từ hàng hóa. Ví dụ: Số lượng dầu lấy được từ hạt có dầu (như đỗ tương, vừng, lạc..), số lượng len lấy được từ lông cừu. Thường dùng trong mua bán nguyên liệu hoặc bán thành phẩm.

- Dựa vào hiện trạng của hàng hóa: Chỉ dùng trong bn bán quốc tế về hàng nơng sản và khống sản khi hợp đồng ký kết theo điều kiện “chỉ bán nếu hàng đến”, có nghĩa là “có thế nào, giao thế nấy”. Do đó phẩm chất hàng giao đúng như mẫu hàng đã lấy được khi bốc, còn khi hàng đến bến phẩm chất hàng như thế nào, người mua phải nhận như vậy.

- Dựa vào xem hàng trước (hay còn gọi là “đã xem và đồng ý”), tức là hàng hóa được người mua xem và đồng ý, còn người mua phải nhận hàng và trả tiền hàng.

- Dựa vào dung trọng của hàng hóa: Dung trọng hàng hóa là trọng lượng tự nhiên của một đơn vị dung tích hàng hóa, phản ánh tính chất vật lý như hình dạng, kích cỡ, trọng lượng… và tỉ trọng tạp chất của hàng hóa.

33

- Dựa vào tài liệu kỹ thuật và catalogue: Tài liệu kỹ thuật gồm bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ láp ráp, bản thuyết minh tính năng và tác dụng, bản hướng dẫn sử dụng ghi rõ các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm.

Phương pháp này thường áp dụng trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị có nhiều chi tiết lắp ráp.

- Xác định chất lượng theo các tiêu chuẩn sẵn có trong thực tế: Có thể ghi theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc theo tiêu chuẩn của nước người bán hoặc theo tiêu chuẩn của nước người mua. Cũng có thể ghi theo tiêu chuẩn của đơn chào hàng đã được hai bên thống nhất hoặc ghi theo ký hiệu đã được đăng ký quốc tế.

Ví dụ: Hàng hóa là màng nhựa BOPP trong suốt chưa in màu, chưa in chữ, chưa gia cố, chưa được hỗ trợ bằng các vật liệu khác dùng để sản xuất bao bì sản phẩm thì ghi: Export Standard, as per approved samples. Hàng hóa là bột nhựa PVC đăng ký theo tiêu chuẩn quốc tế với các chủng loại:

+ Dùng để sản xuất các khớp nối, các sản phẩm tạo ra từ khuôn cứng, khuôn thổi, khuôn phun cứng, được ghi theo ký hiệu MVP- 58/K-58. + Dùng để sản xuất ống nhựa bọc dây cáp điện làm tấm cứng được ghi theo ký hiệu: MVP-66/K-66.

+ Dùng để sản xuất các tấm mềm, bọc dây cáp mềm, vải giả da được ghi theo ký hiệu MVP-71/K-71.

- Dựa vào nhãn hiệu của hàng hóa: Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình vẽ, chữ để phân biệt hàng hóa của cơ sở sản xuất này với hàng hóa của cơ sở sản xuất khác. Thơng thường đối với những mặt hàng có thương hiệu nổi tiếng thì chỉ cần nhắc đến nhãn hiệu đã biết được chất lượng của sản phẩm đó thế nào. Ví dụ: Xe máy Honda, bột giặt Omo…

- Dựa vào mơ tả hàng hóa: Trên hợp đồng nêu lên những đặc điểm về màu sắc, hình dáng, kích thước, tính năng… và các chỉ tiêu khác về phẩm chất hàng hóa. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp quy định khác.

34

3.4.3. Điều khoản số lƣợng

Là điều khoản chủ yếu của hợp đồng nói lên chính xác mặt lượng của đối tượng mua bán. Trong hợp đồng cần phải thể hiện rõ số lượng hàng hóa được mua bán.

3.4.3.1. Đơn vị tính số lượng

a. Đơn vị số đếm:

+ Số đếm đơn lẻ: Cái, chiếc…

+ Số đếm theo đơn vị tập hợp: Bộ, kiện, hòm… b. Đơn vị đo lường:

+ Hệ đo lường Anh - Mỹ: Pound, short ton, long ton, yard, mile… + Hệ mét: kg, MT, mét, km…..

Một số đơn vị đo lường thông dụng:

1 tấn (T) = 1 Mectric Ton (MT) = 1.000 kg 1 tấn = 2.204,6 pound (Lb)

1 pound (Lb) = 0,454 kg 1 gallon (dầu mỏ) Anh = 4,546 lít 1 gallon (dầu mỏ) Mỹ = 3,785 lít 1 thùng (barrel) dầu mỏ = 159 lít 1 thùng (Bushel) ngũ cốc = 36 lít 1 ounce = lạng = 28,35 gram 1 troy ounce = 31,1 gram

1 inch = 2,54 cm (1m = 39,37 inch) 1 foot = 12 inches = 0,3048 m (1m = 3,281 ft) 1 mile = 1,609 km

1 yard = 0,9144m (1m = 1,0936 yard)

Lưu ý: Khi kiểm tra đơn vị tính, đơn vị tính phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường (như m, kg,...), trường hợp không định lượng được rõ ràng (như thùng, hộp...) thì phải tiến hành quy đổi tương đương (như thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp bao nhiêu kg, bao nhiêu gói, chiếc...).

35

3.4.3.2. Phương pháp quy định số lượng

a. Quy định chính xác

Cách quy định này thường dùng với những hàng hóa tính bằng cái, chiếc, hàng hóa dễ cân đong đo đếm, hàng hóa với số lượng nhỏ. Các bên quy định chính xác số lượng hàng hóa được mua bán ngay khi ký kết hợp đồng. Số lượng khơng được thay đổi trong suốt q trình thực hiện hợp đồng.

b. Quy định phỏng chừng

Cách quy định này tức là cho phép một mức chênh lệch trong giao nhận số lượng hàng hóa. Khoản chênh lệch đó gọi là dung sai về số lượng.

Thường dùng đối với việc mua bán các mặt hàng có khối lượng lớn như ngũ cốc, than, quặng, dầu mỏ… hay những mặt hàng có tỉ lệ hao hụt tự nhiên để thuận tiện cho việc thu gom hàng, tạo thuận lợi cho việc thuê tàu, tránh được hao hụt trong quá trình vận chuyển và những sai số trong cân đo hàng hóa.

Điều khoản này có thể được thực hiện trong hợp đồng bằng cách ghi chữ “khoảng chừng”, “xấp xỉ”, “hơn kém”, hoặc “cộng trừ”. Khi quy định kèm theo một khoảng dung sai phải chỉ rõ ai là người được chọn dung sai

VD: 100.000 MT more or less 5% at Seller‟s option. 100.000 MT +- 5% at Seller‟s option.

3.4.3.3. Phương pháp xác định trọng lượng

a. Trọng lượng cả bì (Gross weight)

Trọng lượng cả bì = Trọng lượng hàng hóa + Trọng lượng bao bì

Áp dụng: Trọng lượng bao bì khơng đáng kể; giá trị một đơn vị bao bì nhỏ; hàng hóa và bao bì cùng là một loại vật phẩm; thị trường thuộc về người bán.

b. Trọng lượng tịnh (Net weight)

Là trọng lượng thực tế của bản thân hàng hóa. c. Trọng lượng thương mại

Là trọng lượng của hàng hóa có độ ẩm tiêu chuẩn (theo thỏa thuận về độ ẩm trong hợp đồng mua bán).

36 GTM = GTT X (100+WTC)/(100+WTT)

d. Trọng lượng lý thuyết

Là trọng lượng được tính tốn đơn thuần bằng lý thuyết (khơng dựa vào cân đo thực tế) được áp dụng với các mặt hàng có kích thước cố định hoặc mua bán theo thiết kế.

3.4.3.4. Địa điểm xác định số lượng, trọng lượng

- Phù hợp với các điều kiện thương mại quốc tế. - Theo trọng lượng bốc/xếp.

- Theo trọng lượng dỡ.

Ví dụ: Quality: Gross weight for net: MT 3000 +- 5% at the charterer‟s option. Final certificate of Quantity issued by Vinacontrol at HaiPhong port.

3.4.4. Điều khoản giá cả

Là điều khoản chủ yếu của hợp đồng, được xem là điều khoản quan trọng nhất trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Điều khoản này liên quan trực tiếp đến trị giá tính thuế hải quan. Trong điều khoản này nghiên cứu các nội dung về: Đồng tiền tính giá, phương pháp quy định giá, các khoản giảm giá và những quy định kèm theo giá cả.

3.4.4.1. Đồng tiền tính giá

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, giá cả hàng hóa có thể được tính bằng tiền của nước người bán, có thể được tính bằng tiền của nước người mua hoặc có thể được tính bằng tiền của nước thứ ba. Việc lựa chọn đồng tiền tính giá cịn phụ thuộc vào tập quán ngành hàng, tương quan giữa người mua và người bán trên thị trường và chính sách kinh tế đối ngoại. Ví dụ, trong bn bán cao su, kim loại màu, than… đồng tiền tính giá thường được quy định bằng đồng bảng Anh; trong buôn bán về sản phẩm dầu mỏ, da lơng thú, đồng tiền tính giá thường là đồng đô la Mỹ. Do vậy, các bên mua bán thường thống nhất chọn đồng tiền nào có giá ổn định trên thị trường hối đối, đó là những đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao, hay gọi là đồng tiền mạnh như: USD, JPY, EUR, GBP.

37

3.4.4.2. Phương pháp quy định giá

a. Giá cố định (Fixed price)

Là giá cả được thỏa thuận vào lúc ký hợp đồng và không xem xét lại trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Phương pháp này chỉ nên áp dụng với:

- Các mặt hàng bách hóa, mặt hàng chế tạo ngắn ngày. - Hợp đồng có hiệu lực trong thời gian ngắn.

- Trên các thị trường có giá cả ít biến động.

- Mua bán ở các thị trường đặc biệt: Sở giao dịch hàng hóa, đấu thầu, đấu giá.

b. Giá quy định sau (Deferred fixing price)

Là giá chưa được quyết định trong lúc đàm phán và ký kết hợp đồng, mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trong lúc đàm phán các bên thỏa thuận các điều kiện và thời gian xác định giá. Ví dụ: “Giá sẽ được xác định vào thời điểm trước khi giao hàng” hoặc: “Giá sẽ được tính tại thời điểm thanh toán theo giá quốc tế tại sở giao dịch hàng hóa hay theo giá bán trên thị trường chính của mặt hàng”. Phương pháp này được sử dụng với những hợp đồng mua bán hàng hóa có sự biến động mạnh về giá trên thị trường và trong thời kỳ lạm phát với tốc độ cao.

c. Giá linh hoạt (hay giá có thể chỉnh lại) (Flexible price)

Là mức giá được xác định khi ký kết hợp đồng nhưng có thể xem xét lại nếu sau này vào lúc giao hàng, giá cả thị trường biến động đến một mức độ nào đó.

Ví dụ: Các bên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng điều kiện: „Đơn giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng; nhưng sẽ được xét lại nếu tại thời điểm giao hàng hoặc thời điểm thanh toán, giá cả biến động trong khoảng (…) %.

38

Giá linh hoạt thường được áp dụng để phòng chống rủi ro về giá cả cho các bên tham gia hợp đồng khi thời gian thực hiện hợp đồng dài, giá trị lô hàng lớn, hoặc trong trường hợp mua/bán các mặt hàng nhạy cảm về giá.

d. Giá di động (Sliding scale price)

Theo đó, giá cả hàng hóa được tính tốn dứt khốt vào lúc thực hiện hợp trên cơ sở giá cả quy định ban đầu, có đề cập tới những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng.

Giá di động thường được áp dụng trong các giao dịch về những mặt hàng có thời hạn chế tạo lâu dài như thiết bị toàn bộ, tàu biển, các thiết bị lớn trong công nghiệp…

3.4.4.3. Các khoản giảm giá

a. Căn cứ vào nguyên nhân giảm giá

- Giảm giá do trả tiền sớm: Nhằm khuyến khích người mua thanh toán sớm tiền hàng. Trong hợp đồng có thể quy định trả ngay khi giao hàng giảm giá 3%, trả sau 1 tháng giảm 2%, sau 2 tháng giảm 1%.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương 2020 (Trang 29 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)