Cƣớc phí đƣờng biển

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương 2020 (Trang 112 - 113)

CHƢƠNG I KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN QUỐC TẾ

2.2. Cƣớc phí đƣờng biển

Cước phí đường biển là số tiền mà người thuê tàu phải trả cho người chuyên chở về cơng vận chuyển đưa hàng đến đích và sẵn sàng giao cho người nhận.

Thông thường cước chuyên chở được xây dựng trên cơ sở các yếu tố: - Hàng chuyên chở: Số khối lượng, chủng loại, đặc tính, giá trị kinh tế, cách đóng gói, hệ số chất xếp...

- Tuyến chuyên chở: khoảng cách vận chuyển, tình hình cảng bốc/dỡ, điều kiện thời tiết khí hậu...

- Con tàu: Kích cỡ trọng tải/dung tích, khấu hao, bảo hiểm, duy tu sửa chữa, tiêu hao nhiên liệu, thời gian chạy tàu và đỗ ở cảng, quản lý khai thác...

- Sự cố khác: khủng hoảng và cạnh tranh kinh tế, phong tỏa, cấm vận, chiến tranh...

* Căn cứ vào các yếu tố này mà cước chuyên chở được cấu thành bởi: - Các loại phí cố định: Phí khấu hoa, duy tu sửa chữa và bảo hiểm con tàu, lương bổng và bảo hiểm xã hội của thuyền viên, phí quản lý hành chính...

- Các loại phí biến động: Phí tiêu hao nhiên liệu và vật liệu, phí bốc dỡ làm hàng, cảng phí và thuế... như phụ phí biến động giá nhiên liệu (Bunker Adjustment Factor - BAF), phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ (Currency Adjustment Factor - CAF), phụ phí mùa cao điểm (Peak Season Surcharge - PSS), phụ phí chiến tranh (War Risk Charge - WRC), phí tắc nghẽn cảng (Port Congestion Surcharge - PCS)...

113

Bên cạnh đó cịn có các chi phí nội địa: Là các chi phí mà hãng tàu còn phải làm một số cơng việc để đưa hàng hóa xếp lên tàu ở cảng đi và dỡ hàng xuống bãi container ở cảng đến, như phí THC (Terminal Handling Charge): “THC là phí được trả cho hãng tàu cho việc tiếp nhận một container xếp đầy hàng tại bến container, lưu bãi và giao container đó cho tàu tại cảng xếp hàng hoặc cho việc tiếp nhận container từ tàu tại cảng dỡ hàng, lưu bãi và giao container đó cho người nhận hàng” (Từ điển Thuật ngữ hàng hải - Lloyd’s).

Cơng thức tính cước vận tải được mơ tả như sau: Giá cước vận tải (Ocean Freight) = Giá cơ sở (Basic Rate) + Các phụ phí (Surcharges).

* Cước chun chở được tính tốn bằng 2 cách:

- Dựa vào hàng chuyên chở: Lấy đơn vị trọng lượng hàng (Weight) hoặc đơn vị thể tích hàng (Measurement) làm đơn vị tính cước (Freight unit)

- Dựa vào con tàu: Lấy đơn vị trọng tải hoặc dung tích của con tàu làm đơn vị tính cước (Lumpsum Freight)

Tuỳ phương thức và đặc điểm kinh doanh của con tàu mà cước chuyên chở có thể phân thành 3 loại:

- Biểu cước tàu chợ (Liner bound freight tariff)

- Cước tàu chạy rong hay cước mở (Tramp freight or open freight): Gồm cước chuyến và cước định hạn.

- Cước riêng biệt: Gồm biểu cước chuyên chở container (Container freight tariff), cước chuyên chở dầu (Tanker freight), cước chuyên chở hàng đông lạnh (Reefer freight)...

Tùy theo điều kiện thương mại Incoterms trong hợp đồng ngoại thương mà cước vận tải sẽ được quy định trả trước ở cảng đi, bởi nhà xuất khẩu (Shipper) hay trả sau ở cảng đến bởi nhà nhập khẩu (Consignee). Trong khi đó, các chi phí nội địa ở bên nào thì sẽ do bên đó (nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu) trả cho hãng tàu.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương 2020 (Trang 112 - 113)