CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hố, khoa học kỹ thuật... trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT), trong đó, ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên.
Thanh toán quốc tế: Là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền
hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Từ khái niệm trên cho thấy, thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh vực hoạt động này thường giao thoa với nhau, khơng có một ranh giới rõ rệt. Hơn nữa, do hoạt động thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, chính vì vậy, trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các ngân hàng thương mại (NHTM), người ta thường phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rõ ràng là: Thanh toán trong ngoại thương và thanh toán phi ngoại thương.
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương: Là việc thực hiện thanh tốn
trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.
Thanh toán phi ngoại thương: Là việc thực hiện thanh tốn khơng có
53
ngồi, là các chi phí đi lại ăn ở của tổ chức và cá nhân; các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đoàn thể trong nước, đầu tư ra nước ngoài.
Ngoại thương liên quan đến:
- Người mua và người bán ở hai nước hoặc hai quốc tịch khác nhau;
- Đồng tiền sử dụng trong thanh tốn có thể là nội tệ hay ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên;
- Hàng hóa mua bán thường dịch chuyển qua biên giới giữa các nước, đi từ nước người bán đến nước người mua;
- Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán và thanh toán chứa đựng yếu tố quốc tế.
- Kiểm soát ngoại hối, tỷ giá và các chính sách hạn chế ngoại thương của chính phủ…
Ngày nay, do q trình hợp tác kinh tế phát triển mạnh mẽ, các hình thức hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng đa dạng và phong phú đã trở thành các nhân tố làm thay đổi những đặc trưng của hoạt động ngoại thương cổ điển trước đây. Ví dụ:
- Người mua và người bán ở cùng một nước và có cùng một quốc tịch như nhau, chẳng hạn mua bán giữa nhà kinh doanh nội địa và nhà kinh doanh trong khu chế xuất trong cùng một nước.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu khơng nhất thiết phải dịch chuyển qua biên giới từ nước người mua đến nước người bán, ví dụ hợp đồng mua bán giữa nội địa và khu chế xuất. Do có đặc điểm này, nên các nước thường thiết lập một quy chế thanh toán đặc thù riêng cho khu chế xuất.
- Đồng tiền sử dụng trong thanh toán là đồng tiền chung, tức không phải là nội tệ của riêng một nước và cũng không phải là đồng tiền của một nước thứ ba.
54
- Nhiều nước áp dụng chính sách “Đơ la hóa tồn phần”, nghĩa là sử dụng đồng ngoại tệ làm đồng tiền pháp định quốc gia, do đó đã làm triệt tiêu yếu tố tỷ giá trong thanh toán quốc tế.
- Xu thế tự do hóa thương mại tồn cầu, dỡ bỏ hàng rào thương mại (thuế quan và phi thuế quan) đã làm cho ngoại thương và nội thương ngày càng trở nên đồng nhất với nhau hơn.
Về cơ bản, TTQT phát sinh trên cơ sở hoạt động thương mại quốc tế, là khâu cuối cùng của quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức và cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau.
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng có thể thanh tốn tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà phải thông qua ngân hàng thương mại với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa bên mua và bên bán. Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn phương thức TTQT, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo an toàn và quyền lợi của cả hai bên mua bán, thơng qua đó thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng các quan hệ với các quốc gia trên thế giới.
1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong bối cảnh đó, thanh tốn quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngồi, có tác dụng bơi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngồi, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều
55
đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước.
Thanh tốn quốc tế là khâu quan trọng trong q trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu khơng có hoạt động thanh tốn quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được. Nếu hoạt động thanh tốn quốc tế được nhanh chóng, an tồn, chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thơng hàng hóa - tiền tệ giữa những người mua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả. Về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán, người bán giao hàng thể hiện chất lượng của một chu kỳ kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp.
TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh tốn diễn ra nhanh chóng, an tồn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế.
1.3. Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế
- Luật Hối phiếu thống nhất 1930 (Uniform Law for Bills of Exchange and Promissory Note of 1930 - ULB): Áp dụng và được đưa vào Luật Thương mại của hầu hết các quốc gia thuộc châu Âu (ngoại trừ Anh).
- Công ước Liên hợp quốc về lệnh phiếu và hối phiếu quốc tế (International Bill of Exchange and International Promissory Note-UN Convention 1980).
- Pháp lệnh số 17/1999/PL-UBTVQH10 về thương phiếu, có hiệu lực từ 01/7/2000 của Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của Công ước Geneve 1930.
- Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (United nations convention on contracts for the International sale of goods-Wien Convention 1980).
56
- Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, ấn ban số 600 (Uniform Custom and Practice for Documentary Credit - UCP 600), hiệu lực từ 01-07-2007.
- ISBP 681 (International Standard Banking Practice - ISBP for the Examination of Documents under Letter Of Credit - 2007) gồm 185 quy tắc kiểm chứng từ…..
- Quy tắc thống nhất hoàn tra liên ngân hàng theo tín dụng chứng từ, ấn ban số 525/725 (Uniform Rules for Bank to Bank Reimbursement under Documentary Credit - URR 525/725)
- Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu, ấn ban số 522 (Uniform Rules for Collection - URC 522), hiệu lực từ 01-01-1996.
- Tín dụng dự phịng quốc tế, ấn ban số 590 (International Stanby Practices - ISP 98), hiệu lực từ 01-01-1999.
57