PHẦN 2 PHƢƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ
2.1. Hối phiếu đòi nợ (Bill of exchange hay Draft)
2.1.1. Khái niệm và các bên tham gia
2.1.1.1. Khái niệm:
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này: Hoặc khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc tại một ngày cụ thể trong tương lai; hoặc tại một ngày cụ thể có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
58
Theo Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam: Hối phiếu địi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
2.1.1.2. Các bên tham gia:
Các bên tham gia có quyền lợi và nghĩa vụ về hối phiếu bao gồm:
- Người ký phát hành hay người phát hành (Drawer): Là người lập và ký phát hành hối phiếu đòi nợ.
- Người bị ký phát hay người trả tiền (Drawee): Là người có trách nhiệm thanh tốn số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ theo lệnh của người ký phát.
- Người chấp nhận (Acceptor): Là người bị ký phát sau khi chấp nhận hối phiếu đòi nợ.
- Người thụ hưởng (Beneficiary): Là người sở hữu hối phiếu địi nợ, có quyền được nhận thanh tốn số tiền ghi trên hối phiếu địi nợ.
- Người chuyển nhượng (Endorser or assignor): Là người chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu đòi nợ cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu (nên còn gọi là người ký hậu).
- Người cầm hối phiếu (Holder or Bearer): là người có quyền nhận tiền hối phiếu đòi nợ khi được trả tiền. Tùy theo loại hối phiếu đòi nợ mà người cầm phiếu có thể là:
+ Đối với hối phiếu đích danh: Là người hưởng lợi ghi trên mặt trước của hối phiếu.
+ Đối với hối phiếu vô danh: Bất kỳ người nào cầm hối phiếu cũng đều trở thành người hưởng lợi.
+ Đối với hối phiếu theo lệnh: Người cầm phiếu là người hưởng lợi cuối cùng của hối phiếu.
+ Trong mọi trường hợp, người ký phát sẽ là người cầm phiếu nếu anh ta không chỉ định người hưởng lợi nào khác và anh ta cũng không chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ cho người khác bằng thủ tục ký hậu.
59
- Người bảo lãnh (Avaliseur): Là bất cứ người nào ký tên vào hối phiếu đòi nợ, ngoại trừ người ký phát và người bị ký phát. Người bảo lãnh có trách nhiệm thanh tốn hối phiếu địi nợ cho người hưởng lợi, nếu hối phiếu đòi nợ đến hạn mà không được người chấp nhận thanh tốn. Người bảo lãnh có quyền truy địi bất kỳ người nào đã ký tên vào hối phiếu đòi nợ kể cả người ký phát.
2.1.2. Những nội dung bắt buộc của hối phiếu địi nợ
Về hình thức, hối phiếu địi nợ phải được làm thành văn bản; hình mẫu hối phiếu đòi nợ do các pháp nhân và thể nhân tự quyết định; ngôn ngữ hối phiếu địi nợ bằng ngơn ngực viết, in sẵn, hoặc đánh máy và phải bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất. Hối phiếu địi nợ có thể được lập thành một hay nhiều bản, mỗi bản đều đánh số thứ tự, các bản đều có giá trị như nhau. Khi thanh toán, ngân hàng thường gửi hối phiếu đòi nợ cho người trả tiền làm hai lần kế tiếp nhau đề phòng thất lạc, bản nào đến trước sẽ được thanh toán trước, bản nào đến sau sẽ trở thành vô giá trị. Nếu là bản thứ nhất thì ghi câu: Second of the same tenor and dated being unpaid; Nếu là bản thứ hai thì ghi câu: First of the sam tenor and dated being unpaid.
Hình mẫu hối phiếu địi nợ không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu nhưng vì là chứng chỉ có giá và được lưu thơng nên hối phiếu phải được quy định hết sức chặt chẽ về mặt nội dung: Một chứng từ được xem là hối phiếu đòi nợ phải hội tụ các yếu tố sau:
*) Phải có chữ “Hối phiếu địi nợ” ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ:
Cụm từ hối phiếu đòi nợ bắt buộc phải ghi trên chứng từ và phải ghi bằng cùng thứ tiếng lập hối phiếu. Nếu thiếu, chứng từ đó không được coi là hối phiếu, Việc quy định trên tờ chứng từ phải có tiêu đề “Hối phiếu địi nợ” là để phân biệt về mặt hình thức một chứng từ có là hối phiếu hay không.
*) Yêu cầu thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định:
- Đối với người ký phát, khi đưa ra lệnh thì khơng được kèm theo bất cứ điều kiện hoặc lý do gì, mà chỉ đơn thuần ra lệnh thanh toán/chấp nhận là đủ.
60
Khi ra lệnh, nếu người ký phát lại kèm theo điều kiện sẽ làm cho hối phiếu đòi nợ trở nên vơ hiệu như: “Thanh tốn số tiền hối phiếu nếu hàng hóa đúng u cầu” hoặc “thanh tốn số tiền tương đương với số lượng và giá bán ghi trên hợp đồng”.
- Đối với người bị ký phát: Khi nhận được hối phiếu đòi nợ, người bị ký phát chỉ có hai lựa chọn: Hoặc là thanh tốn/chấp nhận mà khơng được đưa ra hay viện ra bất cứ lý do hay điều kiện nào; hoặc là từ chối thanh toán/chấp nhận. Mọi thanh toán/ chấp nhận kèm theo điều kiện là không được chấp nhận.
Số tiền ghi trên hối phiếu địi nợ có thể vừa bằng chữ và vừa bằng số, nếu chúng không khớp nhau, thì số tiền thanh tốn sẽ căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ, Trong trường hợp số tiền được ghi chỉ bằng số hoặc chỉ bằng chữ nhiều lần, nhưng lại khơng khớp nhau, thì căn cứ vào số tiền nhỏ hơn để thanh toán.
*) Thời hạn thanh tốn hối phiếu địi nợ:
Về quy tắc, hối phiếu địi nợ có thể ký phát để được thanh tốn:
Thanh tốn khi nhìn thấy (khi xuất trình)- payable at sight, hoặc payable on demand, hoặc payable on presentment. Đối với hối phiếu thanh tốn ngay khi nhìn thấy, thì thời hạn xuất trình để thanh tốn là trong vòng một năm. Cách ghi thời hạn trả tiền ngay cụ thể như sau:
Tiếng Việt: “Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ nhất của hối phiếu này (bản thứ hai cùng thời hạn và ngày tháng khơng thanh tốn) thanh tốn cho… số tiền …”
Tiếng Anh: “At sight of this first of exchange (second of the same tenor and dated being unpaid) pay to the … the sum of…
Thanh toán tại một thời điểm nhất định sau khi nhìn thấy:
Tiếng Việt: “X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ… (nhất hoặc hai) của hối phiếu này, thanh toán cho … số tiền…”
Tiếng Anh: “ At X days after sight of this… (first or second) of exchange, pay to … the sum of…”
61
Tiếng Việt “X ngày sau khi ký phát bản thứ…(nhất hoặc hai) của hối phiếu này, thanh toán cho …. Số tiền…”
Tiếng Anh: “X days after signed of this… (first or second) of exchange, pay to … the sum of…”
Thanh toán tại một ngày nhất định trong tương lai. Tuy nhiên, nếu quá thời hạn một năm kể từ ngày hối phiếu được ký phát mà hối phiếu địi nợ khơng được xuất trình để thanh tốn (đối với hối phiếu trả ngay) hoặc để chấp nhận trả tiền (đối với hối phiếu trả sau), thì sẽ khơng cịn giá trị nữa.Tiếng Việt: “Tại … (ngày, tháng) của bản thứ… (bản thứ nhất hoặc bản thứ hai) của hối phiếu này, thanh toán cho … số tiền…”
Tiếng Anh: “On … (date) of this… (first or second) of exchange, pay to … sum of …”.
Điểm lưu ý là, đối với những hối phiếu địi nợ khơng quy định thời hạn thanh toán được xem là hối phiếu thanh tốn ngay. Cịn các hối phiếu quy định nhiều thời hạn thanh toán hoặc quy định thời hạn thanh toán khác với 4 cách nêu trên đều trở nên vô giá trị.
*) Địa điểm thanh tốn:
Nếu khơng có quy định khác, thì địa chỉ của người bị ký phát được xem là địa điểm thanh tốn hối phiếu địi nợ. Tuy nhiên, nếu trên hối phiếu đòi nọi quy định một địa điểm thanh tốn khác, thì địa điểm này được xem là địa điểm thanh toán hối phiếu. Ngày nay, người ta thường chọn ngân hàng nơi người bị ký phát mở tài khoản giao dịch làm địa điểm thanh tốn thì hối phiếu địi nợ mới có độ tin cậy cao, do đó, trong trường hợp này, nguời ta có thể ghi cả số tài khoản của người bị ký phát trên hối phiếu. Việc quy định địa điểm thanh toán cụ thể trên hối phiếu đòi nọ là yếu tố cần thiết để người thụ hưởng xuất trình hối phiếu yêu cầu thanh toán khi đến hạn.
62
Việc quy định tên và địa chỉ của người bị ký phát là nhằm bảo đảm cho người thụ hưởng có thể xác định được ai là người mà hối phiếu đòi nợ phải xuất trình để thanh tốn/chấp nhận.
Trong ngoại thương, người bị ký phát phụ thuộc vào phương thức thanh toán. Cụ thể là:
- Trong ngoại thương, người bị ký phát phụ thuộc vào phương thức thanh toán. Cụ thể:-
Trong phương thức nhờ thu: Là người nhập khẩu hàng hóa. Đối với phương thức tín dụng chứng từ: Là ngân hàng mở L/C. Trách nhiệm của người bị ký phát:
- Nếu hối phiếu địi nợ là trả tiền ngay, thì phải trả ngay theo nội dung quy định trong hối phiếu.
- Nếu hối phiếu địi nợ có kỳ hạn, thì phải ký chấp nhận khi nhìn thấy hối phiếu và thanh tốn hối phiếu khi đến hạn.
Quyền lợi của người bị ký phát:
- Có quyền từ chối trả tiền khi hối phiếu đòi nợ ký sai luật.
- Có quyền từ chối trả tiền khi chưa ký chấp nhận hối phiếu đòi nợ, nhưng phải phù hợp với quy định quốc tế.
*) Tên và địa chỉ của người hưởng lợi:
Người hưởng lợi có thể là: Bản thân người ký phát, hoặc một người khác được ký phát chỉ định, hoặc bất cứ ai được người hưởng lợi chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng thủ tục ký hậu. Như vậy, nếu người ký phát không chỉ định người thụ hưởng khác, thì người ký phát chính là người thụ hưởng duy nhất của hối phiếu đòi nợ. Trong trường hợp này, hối phiếu đòi nợ sẽ ghi: “Thanh tốn cho tơi (cơng ty…) số tiền…”.
Tuy nhiên, trong thực tế, người ký phát có thể chỉ định một người thụ hưởng khác. Các trường hợp cụ thể là:
- Chỉ định một người thụ hưởng đích danh khác: Thanh tốn cho (ơng, bà số tiền…”. Với cách quy định thế này, nếu người thụ hưởng không muốn
63
chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ cho người khác, thì anh ta sẽ là người thụ hưởng duy nhất. Nếu người ký phát muốn chỉ duy nhất một người nào đó là người thụ hưởng duy nhất. Nếu người ký phát muốn một người nào đó là người thụ hưởng thì phải ghi câu: “Khơng chuyển nhượng - non negociatable”.
- Quy định việc thanh tốn theo lệnh của người có tên ghi trên hối phiếu địi nợ. Ví dụ: “Thanh tốn theo lệnh của ơng … số tiền…”. Với cách quy định người thụ hưởng theo lệnh, nếu người này không muốn chuyển nhượng hối phiếu địi nợ cho người khác, thì chỉ việc ghi câu: “Thanh tốn cho ơng (tên của mình) số tiền…” Cịn nếu muốn chuyển nhượng cho người khác thì theo nghiệp vụ ký hậu hối phiếu đòi nợ.
- Quy định việc thanh toán cho người cầm phiếu “to the bearer”. Nếu hối phiều đòi nợ được ký phát cho người cầm phiếu, thì bất cứ người nào cầm phiếu đểu trở thành người thụ hưởng. Người cầm phiếu có quyền chuyển nhượng hối phiếu địi nợ cho người khác thơng qua hình thức ký hậu hoặc chỉ cần trao tay.
*) Ngày tháng và nơi phát hành hối phiếu đòi nợ:
Nếu trên hối phiếu địi nợ khơng ghi rõ địa điểm phát hành, thì địa chỉ ghi bên cạnh người phát hành được xem là nơi phát hành hối phiếu đòi nợ. Còn nếu trên hối phiếu đòi nợ lại thiếu cả địa chỉ của người phát hành thì hối phiếu địi nợ trở nên vơ giá trị. Địa điểm phát hành hối phiếu địi nợ có ý nghĩa rất quan trọng, vì luật pháp của nơi phát hành sẽ điều chỉnh hối phiếu đòi nợ này.
Điều chú ý là, nếu hối phiếu địi nợ khơng ghi ngày tháng phát hành sẽ trở nên vô giá trị. Điều này khá logic, bởi vì, hối phiếu địi nợ khơng có ngày tháng phát hành sẽ khơng xác định được chính xác ngày hiệu lực thanh tốn.
*) Tên, địa chỉ, và chữ ký của người ký phát hối phiếu đòi nợ:
Chỉ những người có thẩm quyền mới được phép ký tên với tư cách là người ký phát hối phiếu địi nợ. Người đó phải đăng ký mẫu chữ ký với một cơ quan chuyên trách và không được phép ủy quyền cho người khác thay mình ký phát hối phiếu địi nợ. Chữ ký phải được ký bằng tay (không dùng máy chữ…) và khơng được đóng dấu đè lên chữ ký. Thông thường ngay bên trên chữ ký là
64
địa chỉ của người ký phát hối phiếu. như vậy để hối phiếu địi nợ trở nên có giá trị, thì người ký phát phải ký hối phiếu cho đúng luật lệ. Hơn nữa, trong trường hợp hối phiếu chuyển nhượng bị từ chối trả tiền, thì người ký phát phải có trách nhiệm hồn trả tiền cho những người hưởng lợi sau đó, nghĩa là người ký phát là người chịu trách nhiệm thanh toán cuối cùng cho những người hưởng lợi hối phiếu.
Trên đây là 8 yếu tố bắt buộc cấu thành một hối phiếu đòi nợ, thiếu một trong các yếu tố này thì hối phiếu trở nên vơ giá trị. Việc tn thủ chặt chẽ các yếu tố bắt buộc của hối phiếu có ý nghĩa làm cho hối phiếu trở nên được chứng chỉ hóa và tăng được khả năng lưu thông (chuyển nhượng), đồng thời là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ hối phiếu.
2.1.3. Các đặc điểm của hối phiếu đòi nợ
Từ khái niệm và những yếu tố bắt buộc cấu thành, hối phiếu địi nợ có ba đặc điểm cơ bản sau đây:
2.1.3.1. Tính trừu tượng của hối phiếu địi nợ, hay tính độc lập của khoản nợ ghi trên hối phiếu đòi nợ
Thứ nhất, không cần nêu nguyên nhân lập hối phiếu địi nợ, tức nội dung quan hệ tín dụng của hối phiếu đòi nợ dựa trên cơ sở nào. Khi đã tách ra khỏi hợp đồng thương mại và nằm trong tay người thứ ba, thì hối phếu đòi nợ trở thành một nghĩa vụ trả tiền độc lập, không phụ thuộc hợp đồng thương mại nữa. Người cầm phiếu (và những người liên quan đến hối phiếu đồi nợ) không cân quan tâm và không cần biết khoản nợ ghi trên hối phiếu đòi nợ phát sinh từ giao dịch kinh té nào. Nghĩa là, khoản nợ ghi trên hối phiếu địi nợ là hồn tồn độc lập và khơng phụ thuộc vào hợp đồng mua bán cơ sở cho dù hợp đồng này là căn cứ để lập và phát hành hối phiếu đòi nợ hay ký chấp nhận hối phiếu đòi nợ.
Thứ hai, hiệu lực pháp lý không phụ thuộc vào nguyên nhân sinh ra hối phiếu đòi nợ. Khi chuyển nhượng hay thanh tốn, những người có liên quan đến hối phiếu địi nợ khơng cần quan tâm đến hối phiếu đòi nợ được phát hành trên cơ sở nào, mà chỉ cần quan tâm đến việc phát hành, ký hậu, chuyển giao, chấp
65
nhận, bảo lãnh, truy địi, kháng nghị… hối phiếu địi nợ có tn thủ về hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật hay khơng. Về mặt pháp lý, bản thân hối phiếu địi nợ đã hội tụ đủ các yếu tố pháp lý cần thiết để tham gia thanh toán, chuyển nhượng… mà không cần phải kèm theo bất cứ một hợp đồng cơ sở nào cho việc phát hành hối phiếu địi nợ. Trên cơ sở tính độc lập và mặt pháp lý mà người cầm phiếu có thể khởi kiện những người có trách nhiệm liên quan do không được thanh tốn, khơng được chấp nhận hoặc được chấp nhận nhưng khơng được thanh tốn khi đến hạn.
Thứ ba, do có tính trừu tượng nên hối phiếu địi nợ có thể bị lạm dụng phát hành dưới dạng hối phiếu đòi nợ khống, nghĩa là việc phát hành hối phiếu địi nợ khơng dựa trên một hợp đồng mua bán thực sự nào, khơng có hàng hóa