Một số quy định về giao nhận hàng hoá

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức vận tải hàng hoá (Trang 36 - 38)

Bài 3 : CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNG HÓA

1. Điều tra xác minh và ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá

1.3. Một số quy định về giao nhận hàng hoá

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá được ghi các nội dung sau đây: * Thời gian giao nhận hàng

Thời gian giao nhận hàng phải được ghi cụ thể vào hợp đồng vận chuyển, căn cứ để xác định xem có thực hiện đúng nghĩa vụ và thời hạn hợp đồng khơng. Nếu khơng có đường vào kho thì địa điểm giao nhận hàng là địa điểm gần nhất của kho, nơi mà phương tiện có thể đi vào và quay trở ra được.

* Phương pháp giao nhận: nguyên tắc giao hàng như sau: - Giao hàng dạng nguyên xe (giao cả xe, nhận cả xe); - Giao nhận hàng bằng phương pháp cân đo đong đếm; - Giao nhận hàng ở dạng nguyên thùng, bao, đai, kiện. * Các quy định đối với việc giao nhận hàng

- Địa điểm giao nhận hàng nếu có sự thay đổi thì sẽ có các trường hợp xảy ra: khi phương tiện chưa đi thì tất cả các chi phí có liên quan đến giấy tờ bên chủ hàng gửi phải chi trả tất cả. Nếu phương tiện đi rồi nhưng chưa đến đích phải tìm cách báo cho lái xe biết địa điểm nơi giao hàng trong trường hợp này cũng phải chi trả. Nếu phương tiện đi rồi và xe đã đến đích thì phải thanh tốn thành 2 chuyến xe.

Trong quá trình giao nhận: hàng hoá bị hao hụt, giảm chất lượng cần lập biên bản và truy xét trách nhiệm sau:

- Nếu phương tiện đến mà khơng có hàng bên gửi hàng phải thực hiện thanh tốn các chi phí. Ngược lại bên vận tải chịu phí tổn chờ đợi và đề bù do vi phạm hợp đồng.

- Bên nhận hàng nếu khơng có người nhận lái xe phải báo cho bên vận tải hoặc chủ hàng để có biện pháp giải quyết xử lý.

- Nếu khơng báo cáo được thì trong vịng 48 tiếng kể từ lúc lái xe đến nơi trả hàng phải lập biên bản có chữ ký của chính quyền sở tại và mọi chi phí do chủ hàng phải thanh tốn.

* Một số quy định xếp dỡ hàng

Thời gian và địa điểm xếp dỡ phải ghi rõ trong hợp đồng. Thông thường địa điểm xếp dỡ hàng trùng với điểm giao nhận hàng. Trong các trường hợp chỉ cho phép chờ đợi 30 phút.

Việc xếp dỡ hàng là 2 tác nghiệp trong q trình vận chuyển, khơng nhất thiết phải do bên nào đảm nhận mà bên nào có khả năng đảm nhận thì chịu trách nhiệm. Nếu chủ hàng khơng đảm nhận được thì bên vận tải sẽ đảm nhận ln, lúc đó chủ hàng phải thanh tốn cước phí vận chuyển cùng với cước phí xếp dỡ.

Đối với hợp đồng vận chuyển cho một chuyến xe thì việc thanh tốn cước phí vận chuyển trước mỗi chuyến xe.

Người áp tải là người chủ hàng đi kèm theo lô hàng trong quá trình vận chuyển. Trong trường hợp hàng có người áp tải người đó phải chịu trách nhiệm về an tồn hàng hố về số lượng, chất lượng cho hàng và bên vận tải chỉ có nhiệm vụ giúp đỡ người áp tải hồn thành nhiệm vụ.

Trường hợp khơng có áp tải đi cùng: thì trách nhiệm thuộc về bên vận tải. Nếu trong trường hợp bị cấm đường hoặc thời gian ách tắc đường kéo dài thì người lái xe phải lấy giấy chứng nhận của cơ quan đảm bảo giao thơng ở đó (nếu khơng báo được). Và có thể quay về.

Những loại hàng bắt buộc phải có người áp tải:

- Các loại hàng hố có giá trị cao cấp như: kim cương, vàng, bạc đá quý...; - Những loại hàng nguy hiểm như: súng ống, đạn thuốc nổ.;

- Linh cữu hoặc thi hài.;

- Súc vật sống cần cho ăn dọc đường;

- Các loại hàng tươi sống khơng có phương tiện chun dụng địi hỏi phải có kỹ thuật ướp.

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức vận tải hàng hoá (Trang 36 - 38)