Tổ chức chuyên chở hàng hoá bằng Container

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức vận tải hàng hoá (Trang 58 - 61)

Bài 4 : MỘT SỐ HÌNH THỨC VẬN CHUYỂN HÀNG HỐ BẰNG ƠTƠ

1. Tổ chức vận tải hàng hóa bằng container

1.4. Tổ chức chuyên chở hàng hoá bằng Container

1.4.1. Các phương pháp giao hàng bằng container

Việc giao nhận hàng hố xuất nhập khẩu đóng trong các container giữa chủ hàng và người chuyên chở cùng đồng thời giữa người bán và người mua có những điểm khác với giao nhận hàng hố thơng thường về địa điểm giao hàng, về việc phân chia chi phí và rủi ro, về trách nhiệm của các bên...

Khi gửi hàng hoá bằng container, phụ thuộc vào loại lơ hàng mà có các phương pháp giao nhận khác nhau như sau:

* Phương pháp nhận nguyên, giao nguyên

Hàng nguyên là lơ hàng của một người gửi hàng, có khối lượng tương đối lớn, địi hỏi phải xếp trong nhiều container.

Nhận nguyên, giao nguyên tức là người chuyên chở nhận nguyên từ người gửi hàng ở nơi đi và giao nguyên cho người nhận ở nơi đến.

Theo phương pháp này, chi phí đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container đều thuộc chủ hàng (người gửi hàng hoặc người nhận hàng).

Hàng lẻ là lô hàng của một người gửi hàng có khối lượng nhỏ khơng đủ đóng trong một container. Nhận lẻ giao lẻ tức là người chuyên chở nhận lẻ từ người gửi hàng và giao lẻ cho người nhận hàng. Phương pháp này khác phương pháp nhận nguyên, giao nguyên ở chỗ:

Địa điểm giao nhận hàng hố là chi phí đóng hàng vào và dỡ ra khỏi container đều do người chuyên chở chịu và trong thực tế đã xuất hiện một dịch vụ gọi là dịch vụ gom hàng mà chính người chuyên chở (hãng tàu) đã đảm nhận luôn dịch vụ này.

Gom hàng là việc biến các lô hàng lẻ thành hàng nguyên để gửi đi nhằm tiết kiệm chi phí vật tải - là một dịch vụ không thể thiếu được trong vận tải container.

* Phương pháp nhận lẻ, giao nguyên

Phương pháp này được sử dụng khi một người gửi hàng cần gửi hàng cho nhiều người nhận tại một nơi đến.

* Phương pháp nhận nguyên, giao lẻ

Phương pháp này ngược lại với phương pháp nhận lẻ giao nguyên, tức là người chuyên chở khi nhận thì nhận nguyên container từ chủ hàng và có thể cấp nhiều B / L tương ứng với số lượng người nhận.

Tại nơi đến người chuyên chở sẽ giao lẻ cho từng người nhận tại CFS.

Từ thực tiễn giao nhận hàng hoá vận chuyển bằng container giữa người vận tải và chủ hàng, cũng đồng thời giữa người bán và người mua (người vận tải thay mặt người mua nhận hàng).

1.4.2. Cước phí trong vận tải container

Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hố thơng thường. Các khoản chi phải bỏ ra trong vận tải container gồm 2 phần: cước phí và phụ phí.

* Cước phí: Cước phí là khoản tiền mà chủ hàng phải trả cho người chuyên chở để vận chuyển container từ nơi này đến một nơi khác.

- Giá cước tính theo container nhưng chỉ áp dụng cho một số mặt hàng nhất định.

Đơn vị tính của loại cước này là container, mà khơng phụ thuộc vào khối lượng hàng hố xếp trong container.

- Cước áp dụng cho tất cả các loại hàng: Theo giá cước này, tât cả hàng hố khác nhau đóng trong một container hay một lơ đều được tính theo một mức cước như nhau mà không phân biệt hàng giá trị cao hay giá trị thấp.

- Cước tính theo hợp đồng có khối lượng lớn: Đây là một loại cước ưu đãi dành cho các chủ hàng có khối lượng lớn container gửi trong một thời gian nhất định. Khối lượng container gửi càng nhiều, giá cước càng thấp.

- Cước tính theo TEU: Theo đó, giá cước cho một TEU trên một tuyến đường vận chuyển nào đó. Cước tính theo TEU cịn phụ thuộc vào việc ai cung cấp container. Nếu container do người chuyên chở cấp thì giá cước sẽ cao hơn là container do người gửi hàng cấp

- Cước tính theo container: Là tiền cước cho việc vận chuyển một container 20' hoặc 40' trên một tuyến đường nào đó.

* Phụ phí trong vận tải container

Phụ phí là một khoản tiền mà chủ hàng phải trả thêm cho người vận tải và các cơ quan hữu quan ngoài tiền cước, bao gồm các khoản sau:

- Chi phí bến bãi: Là khoản tiền tính theo container phải trả cho cảng khi container xếp dỡ qua cảng (khoảng 30 USD / container).

- Chi phí dịch vụ hàng lẻ: Đây là khoản phụ phí mà chủ hàng phải trả khi gửi hàng lẻ cho việc giao nhận, đóng gói, niêm phong, lưu kho, dỡ hàng ra khỏi container, giao hàng...

- Chi phí vận chuyển nội địa

- Tiền phạt đọng container

Là khoản tiền mà chủ hàng phải trả cho hãng tàu do việc không nhận, rút hàng và trả container theo đúng thời gian giao hàng ghi trong thông báo hàng đến. Thông thường các chủ tàu dành cho chủ hàng từ 5 - 7 ngày đầu tiên kể từ ngày sẵn sàng giao hàng ghi trên thông báo hàng đến, để nhận hàng mà khơng phải chịu tiền phạt.

- Phụ phí giá dầu tăng: Là một loại phụ phí mà hãng tàu sẽ thu thêm khi giá dầu (nhiêu liệu) trên thị trường tăng quá cao.

- Phụ phí do sự biến động của tiền tệ: Khi tỷ giá của các đồng tiền biến động làm cho chủ tàu bị thiệt, chủ tàu sẽ thu thêm phụ phí để bù vào.

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức vận tải hàng hoá (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)