Bài 3 : CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNG HÓA
3. Lựa chọn phương tiện và bố trí phương tiện vào hành trình
HÀNH TRÌNH
Lựa chọn phương tiện và bố trí phương tiện vào hành trình bao gồm 2 bước: 3.1. Lựa chọn sơ bộ phương tiện
Đây là bước kiểm tra đảm bảo sự phù hợp của phương tiện với các điều kiện khai thác cụ thể như điều kiện khí hậu, đìêu kiện hàng hóa, điều kiện đường sá, cự li vận chuyển...
3.1.1. Lựa chọn theo điều kiện đường sá
Lựa chọn theo điều kiện đường sá là chọn các phương tiện đảm bảo các yếu tố như: đảm bảo khả năng chịu tải của đường, khả năng leo dốc, công suất động cơ...
Q < [q]
Trong đó: Q - trọng tải của phương tiện đè lên trục lớn nhất
[q] - trọng tải cho phép lớn nhất của đường
Ta phải tính tốn, xem xét lực cản lớn nhất trên đoạn đường mà phương tiện hoạt động phải nhỏ hơn hoặc bằng lực kéo lớn nhất của xe và lực kéo lớn nhất của xe phải nhỏ hơn lực bám của bán xe với mặt đường tức là:
P + P < P
P : Lực cản lớn nhất của mặt đường lên phương tiện
P : Lực kéo lớn nhất mà phương tiện đạt được
P : Lực bám lớn nhất của xe lên mặt đường
Chọn xe theo điều kiện đường sá đảm bảo phương tiện hoạt động trên điều kiện cụ thể của đường
3.1.2. Lựa chọn theo điều kiện hàng hóa
+ Căn cứ vào loại hàng để chọn ra loại sức chứa hợp lý: Chọn loại thùng xe phù hợp với loại hàng, chọn xe chuyên dụng để vận chuyển các loại hàng có yêu cầu đặc biệt.
+ Căn cứ vào đối tượng vận chuyển: Mỗi đối tượng vận chuyển có u cầu và đặc tính đi lại khác nhau.
+ Căn cứ vào cự ly vận chuyển: Căn cứ này giúp việc chọn xe thích hợp hơn, đảm bảo độ tin cậy trong quá trình hoạt động (vận chuyển đường dài cần xe có tính việc đã lớn nhưng vận chuyển trong thành phố lại cần xe có khả năng tăng tốc nhanh)
Lựa chọn sơ bộ mới tìm ra loại phương tiện có thể hoạt động được trong điều kiện khai thác cụ thể, chưa tính đến hiệu quả kinh tế. Vậy để đảm bảo tính hiệu quả kinh tế cao và lựa chọn những xe phù hợp, đảm bảo với yêu cầu đặt ra của mỗi tuyến ta tiến hành lựa chọn chi tiết phương tiện.
3.2. Lựa chọn chi tiết phương tiện
Hiệu quả kinh tế phương tiện được đánh giá bằng các chỉ tiêu như: Năng suất phương tiện, giá thành sản phẩm, tính kinh tế nhiên liệu, lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác.
3.2.1. Lựa chọn theo chỉ tiêu năng suất
𝑊𝑄 = ∗ ∗ ∗
∗ ∗ (Tấn/giờ)
Trong đó: WQ - năng suất phương tiện trong 1 giờ (Tấn/giờ)
L - quãng đường có hàng
q - trọng tải thiết kế của phương tiện γ - hệ số sử dụng trọng tải
t - thời gian xếp dỡ
Sau khi tính tốn các chỉ tiêu và năng suất của phương tiện ta chọn xe có năng suất cao nhất vào hành trình vận chuyển.
3.2.2. Lựa chọn theo tính kinh tế nhiên liệu
Chi phí nhiên liệu là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận tải, bởi trong q trình vận tải chi phí nhiên liệu chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí vận tải. Để đánh giá mức độ tiêu hao nhiên liệu thường dùng đơn vị lít/100 km hay mức tiêu hao nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm.
Ưu điểm: Tính tốn nhanh gọn, đơn giản, đảm bảo tính kinh tế nhiên liệu. Song không phản ánh đựơc kết quả sản xuất vận tải và phương tiện cho tính kinh tế nhỏ nhưng chưa chắc gái thành cho một đơn vị sản phẩm đã nhỏ.
Mục tiêu của chỉ tiêu này là xe nào cho chi phí nhiên liệu nhỏ nhất thì chọn. 3.2.3. Lựa chọn theo chỉ tiêu giá thành
Giá thành sản phẩm là sự kết tinh của lao động sống và lao động quá khứ vào một đơn vị sản phẩm được biểu hiện bằng tiền, để xác định được giá thành sản phẩm phải căn cứ vào các khoản mục chi phí.
Phương pháp này phản ánh được kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh vận tải, tuy nhiên trong q trình tính tốn cần thời gian và chi tiết.
Sau khi tính tốn được giá thành sản phẩm, phương tiện nào có giá thành sản phẩm thấp thì chọn.
3.2.4. Lựa chọn theo chỉ tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, phản ánh một cách tổng hợp quá trình sản xuất kinh doanh.
Lựa chọn theo chỉ tiêu lợi nhuận phản ánh được kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, mỗi doanh nghiệp hoạt động đều
mong muốn lợi nhuận cao nhất cho nên chỉ tiêu này phương tiện nào cho lợi nhuận cao nhất thì chọn.
Ngồi ra cịn có thể lựa chọn theo các tiêu thức khác như lựa chọn theo chỉ tiêu tỉ số lợi nhuận
Mỗi chỉ tiêu có một ưu nhược điểm riêng và phạm vi áp dụng nhất định. Tùy vào từng mục tiêu, định hướng phát triển của doanh nghiệp, đồng thời tùy từng trường hợp mà lựa chọn một hay một số những chỉ tiêu để lựa chọn phương tiện cho phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.