2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng bán lẻ tạ
2.2.2.2. Những hạn chế
Dịch vụ TDBL ở Chi nhánh Đông Đô trong những năm qua đã có phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Chi nhánh. Thể hiện ở những tồn tại, hạn chế sau:
- Sản phẩm dịch vụ TDBL của Ngân hàng cịn mang tính truyền thống, nghèo nàn về chủng loại và tiện ích chưa cao.
Các hình thức tài trợ vốn của Chi nhánh cịn mang tính chung mà chưa có sự khác biệt để hấp dẫn khách hàng. Cụ thể:
Chưa thực hiện được cho vay mua nhà trả góp với giá trị khoản vay lớn, thời hạn dài, trong khi đó nhu cầu thị trường đối với sản phẩm này rất lớn và còn đang ở trong giai đoạn mới khai thác. Do vậy, việc hạn chế cho vay mua nhà phần nào đã hạn chế việc mở rộng doanh số cho vay và dư nợ cho vay của tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh.
Chi nhánh đã có triển khai nhưng chưa thực sự đầu tư phát triển hình thức tài trợ cho khách hàng bằng cách phát hành thẻ tín dụng và chưa khai thác triệt để được các nhu cầu đa dạng của khách hàng để mở rộng tín dụng bán lẻ. Ta thấy, ở Việt Nam một số ngân hàng đã bắt đầu sử dụng thẻ trong việc thanh toán đi đầu là ngân hàng Ngoại thương, tuy nhiên việc áp dụng hình thức này vẫn chưa phổ biến mới chỉ có một số rất ít các ngân hàng đang áp dụng, nghiệp vụ này cũng đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì thế việc phát triển được hình thức này là một mục tiêu trong tương lai của BIDV Đông Đô.
- Khách hàng của Chi nhánh mặc dù có tăng về số lượng, nhưng đối tượng chủ yếu vẫn là cán bộ công nhân viên, những người có thu nhập cao và ổn định. Cịn đối tượng là các gia đình, những người có thu nhập trung bình,
thấp thì lại chưa có sản phẩm hoặc khuyến khích họ tham gia vào thị trường tín dụng bán lẻ. Chi nhánh cịn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới và chưa linh hoạt trong cho vay.
- Đối tượng tín dụng bán lẻ của Chi nhánh chưa đa dạng. Hầu hết các khoản vay phải có tài sản đảm bảo, cịn đối với các khoản vay khơng có tài sản đảm bảo chỉ cho vay đối với các cán bộ công nhân viên làm việc tại cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, doanh nghiệp có vốn nhà nước. Như vậy, với những khách hàng không thuộc đối tượng trên và dù họ cũng có thu nhập cao và khá ổn định thì họ cũng sẽ khơng được xem là đối tượng mà Ngân hàng thực hiện tín dụng bán lẻ khơng có tài sản đảm bảo, mặt khác, mức cho vay khơng có tài sản đảm bảo tối đa 15 tháng thu nhập bình qn nhưng khơng vượt q 300 triệu đồng đối với khách hàng nhận thu nhập qua tài khoản tiền gửi tại BIDV (Riêng khách hàng là cán bộ lãnh đạo, quản lý hoặc cán bộ đang công tác tại BIDV/các đơn vị trực thuộc BIDV là 500 triệu đồng và 200 triệu đồng đối với khách hàng không nhận thu nhập qua tài khoản tiền gửi tại BIDV). Điều này cũng chưa thực sự hợp lý, vì mức cho vay quá nhỏ đối với những khách hàng muốn vay để mua sắm những tài sản lớn như: ô tô, nhà… Những quy định trên sẽ làm cho Chi nhánh thu hẹp đối tượng cho vay và tác động đến quy mơ tín dụng bán lẻ của Chi nhánh.