Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý dự án xây dựng trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng Nam Định

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách NN tại huyện nghĩa hưng (Trang 37 - 41)

Thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, HĐND huyện Nghĩa Hưng về việc báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch đầu tư XDCB năm 2014 và Kế hoạch đầu tư XDCB năm 2015, UBND huyện Nghĩa Hưng đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản như sau:

Thứ nhất, thực hiện tốt cả việc quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN đồng thời với chính sách thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Huyện Nghĩa Hưng coi quản lý sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách là một nguồn vốn mồi, xúc tác tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội. Việc quản lý nguồn vốn này theo một quy trình khá chặt chẽ vừa phân cấp để tạo điều kiện cho cơ sở nhưng gắn với trách nhiệm cơ sở và sự hướng dẫn của cấp trên. Mặt khác vừa tập trung để làm một số cơng trình hạ tầng. Đặc biệt ưu tiên hạ tầng khung giao thông và thiết chế công coi đây là khâu đột phá. Tất cả các nguồn vốn có nguồn gốc NSNN đều phải kế hoạch và được HĐND Huyện xem xét chuẩn y trước khi phân bổ, quyết định.

Nhờ kế thừa những kinh nghiệm của quản lý thu hút đầu tư và kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư NSNN nên hai việc bổ sung cho nhau những kinh nghiệm quý báu và tạo nên những hiệu quả tương đồng trong công việc. Chẳng hạn, trong thu hút vốn đầu tư: Huyện luôn kiểm tra quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn Huyện, xác định quỹ đất xen kẹt xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá để tạo nguồn thu cho ngân sách; Đối với dự án trọng điểm đất dịch vụ tai khu đô thị Tây Tựu, Liên Mạc 85ha, Huyện nhanh chóng khẩn trương phối hợp với các sở có liên quan báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng đấu giá nhăm cân đối nguồn chi cho đầu tư phát triển trong giai đoạn trung hạn 2016-2020.

Thứ hai, mặc dù đạt được tốc độ phát triển rất cao những năm trước tuy nhiên đến giai đoạn nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn để trở lại thời kỳ đỉnh cao thì việc coi trọng phát triển bền vững, gắn liền phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực (coi lao động kỷ thuật cũng là một khâu đột phá quan trọng). Theo hướng này vốn NSNN tập trung vào giải quyết các vấn đề phát triển hạ tầng giao thông huyện Nghĩa Hưng với các huyện, huyện lân cận, thiết chế cơng cịn thiếu trên địa bàn 13 Xã và xây dựng khu trung trâm hành chính Huyện. Những chủ trương này rất được lịng dân và chính quyền cơ sở. Do vậy việc triển khai quản lý, sử dụng và giám sát hiệu quả hơn, tiến độ được triển khai nhanh hơn tiến độ đề ra, tỷ lệ giải ngân hàng năm đạt 98-100%

Thứ ba, hàng năm số lượng vốn huy động đầu tư phát triển (giai đoạn 2016- 2020 ước tính đạt khoảng 1,7 nghìn tỷ, trung bình là 340 tỷ/năm). Tổng thu ngân sách năm 2014 đạt 180 tỷ đồng; năm 2015 đạt 240 tỷ đồng và dự kiến 2016 đạt 300 tỷ đồng gấp 3 lần tổng chi NSNN trên địa bàn. Đó là cơ chế chính sách quản lý; áp dụng khoa học công nghệ mới, phát huy hạ tầng đồng bộ. Ý chí của các lãnh đạo tỉnh được cụ thể bằng nhiều biện pháp triển khai.

Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản: Trên cơ sở học hỏi, kế thừa, vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn của các tỉnh thành phố, công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh huyện Nghĩa Hưng có nhiều chuyển biến tích cực. Cơng tác chuẩn bị đầu tư, công tác thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu đã có những bước tiến bộ thực hiện theo đúng Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Cơng tác phân bổ vốn đầu tư XDCB có bước tiến mới theo hướng tập trung và ưu tiên thanh toán nợ KLHT, hạn chế tối đa khởi cơng mới. Cơng tác quyết tốn đầu tư những năm gần đây được tỉnh hết sức chú trọng, chỉ đạo quyết liệt. Đặc biệt, từ ngày 01/01/2013 đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với lĩnh vực quyết toán vốn đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông ở cả cấp tỉnh và cấp huyện. Các nhiệm vụ trọng tâm, các dự án trọng điểm, dự án BT, dự án xây dựng nông thôn

mới... được hồn thành cơ bản làm thay đổi bộ mặt đơ thị, nhiều dự án hoàn thành phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế, phúc lợi, an sinh xã hội.

Theo tinh thần Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn NSNN. Huyện Nghĩa Hưng đã thực hiện tốt các giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư được phân bổ theo hướng tập trung, nợ đọng trong XDCB dần được kiểm sốt; thủ tục hành chính trong XDCB được cải thiện; nhiều dự án trọng điểm, dự án về nông thôn mới được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN thì cần phải thực hiện được các yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước như sau:

Một là, việc quản lý Nhà nước đối với đầu tư XDCB từ NSNN phải theo hướng phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến vốn đầu tư XDCB. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN trong thời gian tới.

Hai là, quản lý đầu tư XDCB từ NSNN, huyện Nghĩa Hưng cần nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư XDCB từ NSNN.

Ba là, để nâng cao chất lượng quản lý trong quản lý đầu tư XDCB từ NSNN, bộ máy thực thi công tác quản lý cần được kiện tồn, nâng cao năng lực chun mơn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực này. Có cơ chế, hình thức thưởng phạt và xử lý nghiêm minh những vi phạm, sai sót trong q trình thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí, thất thốt nguồn lực tài chính

cua Nhà nước.

Bốn là, cần nâng cao chất lượng quản lý đối với cơng tác thanh tốn, quyết tốn với vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Nghĩa Hưng theo hướng: chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thốt, lãng phí hay tham ô, tham nhũng. Quản lý đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm tốn và thanh tra các khâu có liên quan đến việc đầu tư XDCB từ NSNN.

Năm là, tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước về đầu tư từ NSNN. Sớm hoàn thành việc rà sốt, phân loại đối với những dự án, cơng trình đang được đầu tư từ vốn NSNN, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo tồn giá trị cơng trình dở dang.

Sáu là, giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự tốn, thiết kế bản vẽ thi cơng, tổ chức đấu thầu và thi công.

Bảy là, tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo đúng quy định của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ; tổ chức đánh giá những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc khi thực hiện các quyết định về phân cấp đầu tư trên địa bàn tỉnh để có những điều chỉnh cho phù hợp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các chương trình, nghị quyết của HĐND Huyện. Đặc biệt thời gian tới cần chú trọng tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát cộng đồng trong hoạt động quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG SỬDỤNG NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG - NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách NN tại huyện nghĩa hưng (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)