Công tác quản lý lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách NN tại huyện nghĩa hưng (Trang 73 - 75)

Cái tên Nghĩa Hưng vốn là tên phủ được đặt thời Lê Thánh Tông, phủ Nghĩa Hưng này nằm ở phía đơng nam trấn Sơn Nam, có 4 huyện: Đại Án, Vọng

2.3.2.2. Công tác quản lý lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư

- Khâu thẩm tra hồ sơ thiết kế dự toán cơng trình: Quy trình thẩm tra hồ sơ thiết kế dự tốn cơng trình hiện tại mất nhiều thời gian, lý do phải gửi đơn vị tư vấn thầm tra hồ sơ lên Sở Xây dựng do hiện tại đơn vị tư vấn trên địa bàn huyện rất hiếm do không đủ điều kiện năng lực theo qui định để thẩm tra nên việc chờ có kết quả thẩm tra trước khi trình cơ quan QLNN có ý kiến về kết quả thẩm mất nhiều thời gian. Trong khi đó hồ sơ chuẩn bị đầu tư phải lập theo quy trình Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về

tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn Trái phiếu chính phủ, theo đó hồ sơ phải được phê duyệt trước ngày 25/10 hàng năm, do đó việc xin số văn bản và lùi ngày trong quá trình lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư tại Ban đã và đang gặp nhiều khó khăn.

- Khâu thẩm duyệt PCCC cho cơng trình: Theo quy định tại Mục a, Khoản 2, Điều 9a trong Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/12/2013 của Quốc Hội, về luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy quy định, người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với hoạt động kinh doanh. Điều này rất khó cho chủ đầu tư khi lựa chọn nhà thầu tư vấn vì trên thực tế trên địa bàn huyện chưa có nhà thầu tư vấn nào đáp ứng được yêu cầu trên. Do đó, khi ký kết hợp đồng tư vấn thì đơn vị tư vấn thiết kế phải ký kết hợp đồng phụ với đơn vị tư vấn chuyên ngành phòng cháy chữa cháy để thực hiện tư vấn phòng cháy chữa cháy. Điều này làm cho chủ đầu tư rất khó kiểm sốt về chất lượng cũng như kéo dài thời gian thực hiện việc hồn chỉnh hồ sơ.

- Khâu thực hiện cơng tác GPMB, xin giao đất xây dựng: Do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện ngày càng tăng trong khi quỹ đất công ngày một hạn chế nên phải tiến hành thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư để có mặt bằng đầu tư xây dựng cơng trình. Theo quy định tại Mục 1, Khoản 6, Điều 22 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định Bản đồ địa chính phải được đơn vị thi cơng ký xác nhận sản phẩm; đơn vị kiểm tra ký xác nhận chất lượng sản phẩm; UBND cấp xã ký xác nhận đo vẽ phù hợp hiện trạng quản lý, sử dụng; Sở Tài nguyên và Môi trường ký duyệt nghiệm thu chất lượng sản phẩm đủ điều kiện đưa vào sử dụng. Qua đó, hồ sơ đo đạc phải tốn nhiều thời gian hơn thời điểm trước đó vì phải chuyển hồ sơ đến đơn vị ngoài tỉnh để thẩm tra phương án đo đạc mặc dù diện tích thu hồi đất của dự án trên địa bàn huyện khoản vài ngàn mét vuông.

- Khâu khảo sát, thiết kế: Cơng tác khảo sát chưa kỹ, quy trình đền bù giải phóng mặt bằng cịn nhiều bất cập, Chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch và tham mưu lãnh đạo quyết định đầu tư: dẫn đến nhiều cơng trình khởi cơng nhưng vướng mặt bằng làm kéo dài thời gian thi công, làm gia hạn thời gian thi cơng, thậm chí tạm ngưng thi cơng chờ thay đổi thiết kế hoặc bổ sung thiết kế hạng mục để xử lý, qua đó làm ảnh hưởng rất lớn đến kinh phí đầu tư và sự đồng thuận của nhân dân.

Chất lượng khảo sát thiết kế chưa tốt, chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện là nhiều cơng trình có sự phát sinh lớn làm vượt tổng mức kinh phí đầu tư mà giá trị phát sinh tăng lên là do khâu khảo sát không đảm bảo, không lường trước những sự cố ảnh hưởng đến cơng trình trong lúc thi cơng cũnh như sau khi bàn giao đưa vào sử dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách NN tại huyện nghĩa hưng (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)