Đơn vị tính: ha Thứ Mục đích sử dụng tự (1) (2) Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 1 Đất nơng nghiệp
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm
1.1.1.1 Đất trồng lúa
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm
khác
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm
1.2 Đất lâm nghiệp 1.2.1 Đất rừng sản xuất 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.4 Đất làm muối
2 Đất phi nông nghiệp
2.1 Đất ở
2.1.1 Đất ở tại nơng thơn
Thứ Mục đích sử dụng tự 2.2 Đất chun dùng 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 2.2.2 Đất quốc phòng 2.2.3 Đất an ninh 2.2.4 Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh
phi nơng nghiệp
2.2.6 Đất có mục đích
cộng
2.3 Đất cơ sở tơn giáo
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng
2.5 Đất làm nghĩa
nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT
2.6 Đất sơng, ngịi, kênh, rạch,
suối
2.7 Đất có mặt nước chuyên
dùng
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng
3.3 Núi đá khơng có rừng
cây
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: Số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất quận Tây Hồ có sự biến động về tổng diện tích đất tự nhiên trong giai đoạn 2018 - 2020 là giảm 0.81ha, trong đó đất nơng nghiệp năm 2018 là 379,7 ha và năm 2020 là 376,38 ha giảm so với năm 2018 là -3,32ha; Đất phi nông nghiệp năm 2018 là 1966,45ha và năm 2020 là1948,55ha, giảm so với năm 2018 là 17,90ha; Đất chưa sử dụng năm 2018 là 92,87 ha và năm 2020 là: 113,29ha tăng so với năm 2018 là - 20,42ha. Trong số 08 đơn vị hành chính của quận trong giai đoạn 2018 - 2020, sự biến động đất đai ở hầu hết các loại đất, nhưng chuyển từ đất nông nghiệp biến động 177,16ha.
3.1.4. Đánh giá nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính về giao dich đất
đai của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ
Quận Tây Hồ có dân số (năm 2020) là 166.573 người, mật độ dân số trung bình là 6.830 người/km2 cùng với tốt độ phát triển đơ thị hóa nhanh, nhu cầu thực hiện các giao dịch về đất đai tương đối lớn (năm 2018 là 1722 hồ sơ năm 2020 là 1748 hồ sơ). Mặt khác trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và quận Tây Hồ nói riêng hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính đã được xây dựng từ rất lâu, việc thực hiện chỉnh lý, cập nhật diễn ra nhỏ lẻ và khơng có hệ thống, phụ thuộc vào trình độ cán bộ quản lý, sử dụng của cán bộ tại các địa phương từ đó dẫn đến có nhiều nhầm lẫn và sai xót trong q trình xử lý các hoạt động đăng ký đất đai nói chung. Xuất phát từ những nội dung trên cho thấy nhu cầu quản lý Nhà nước cũng như nhu cầu giao dịch về đất đai trong thời gian tới là rất lớn và cần được quan tâm đúng mức, kịp thời.
3.2. Đánh giá kết quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ giai đoạn2018-2020 2018-2020
3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vàc cơ cấu tổ chức bộ máy
3.2.1.1. Cơ cấu tổ chức
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ có sự thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức bộ máy giai đoạn 2018-2020. Cụ thể như sau:
Khi thành lập VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ đến nay số cán bộ làm việc tại Chi nhánh là 10 người, trong đó: 1 giám đốc, 2 Phó giám đốc, 7 cán bộ chuyên mơn.
Về trình độ chun mơn: 01 trên đại học, 9 đai học, Chi nhánh Tây Hồ bố trí
1 cán bộ và một lãnh đạo Chi nhánh trực tại bộ phận một cửa của UBND quận để tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa theo quy định. Căn cứ vào đề án vị trí việc làm hàng năm VPĐKĐĐ thực hiện rà soát và điều chỉnh nhân sự khi cần thiết.
3.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Trong giai đoạn 2018-2020 VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Hà Nội trên địa bàn quận Tây Hồ theo Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC; Quyết định số 2136/QĐ-STNMT ngày 29/09/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai thành phốHà Nội.
3.2.1.3. Sự phối hợp giữa các bộ phận
Trước 29/9/2016, hoạt động của Chi nhánh theo hình thức lãnh đạo Chi nhánh điều hành trực tiếp cán bộ thực hiện các nhiệm vụ được giao, chưa có sự phân cơng, phân nhiệm rõ ràng. Đến nay, VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ được lập thành 03 bộ phận. Bộ phận Hành chính tổng hợp; Bộ phận Đăng ký và cấp giấy chứng nhận; Bộ phận lưu trữ. Sự phối hợp giữa VPĐKĐĐ với các cơ quan, đơn vị có liên quan được UBND thành phố ban hành tại Quyết định số 2136/QĐ-STNMT ngày 29/09/2016 về việc ban hành quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế và mối quan hệ cơng tác của văn phịng đăng ký Hà Nội. Theo đó các quy trình thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai được xác lập và trách nhiệm đã được phân định rõ ràng, phần nào đã đáp ứng được yêu cầu trong cải cách thủ tục hành chính.
3.2.1.4. Cơ chế hoạt động
Giai đoạn 2018-2020 về cơ bản chỉ thay đổi về cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Trước khi được thành lập VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ thực hiện cơ chế tài chính thuộc đơn vị Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên. Đến nay đơn vị đã thực hiện cơ chế tự chủ thuộc loại hình tự đảm bảo chi phí thường xun; các nội dung khác có sự thay đổi do thay đổi về chính sách, pháp luật.
một số nội dung sau: a) Cơ chế tài chính
- Nguồn thu: Nguồn ngân sách Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp cơng theo giá tính đủ chi phí; thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật phí và lệ phí; thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế; nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
- Nguồn chi: Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, chi phí vật tư, dịch vụ cơng cộng, sửa chữa, và chi khác theo quy định; chi hoạt động dịch vụ: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, chi phí vật tư, dịch vụ cơng cộng, sửa chữa, khấu hao tài sản, các khoản phải nộp,và chi khác nếu có.
b) Quy trình thực hiện các thủ tục về đất đai
Các thủ tục hành chính về đất đai được thực hiện theo Quyết định số Số: 3542/QĐ-UBND ngày ngày 12 tháng 06 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nộivề việc công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài Nguyên Môi Trường, UBND cấp quận trên địa bàn thành phố Hà Nội thay thế quyết định 2086/QĐ-UBND ngày 27/4/2016.
c) Các khoản phí, lệ phí phải đóng
Các khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực đất đai được thực hiện theo Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND Thành phố về ban hành các quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn Thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội theo quy định của Luật Phí và Lệ phí.
3.2.2. Điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Hiện tại VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ có vị trí tại 657 Lạc Long Qn, phường Xuân La, Quận Tây Hồ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đã và đang được VPĐKĐĐ Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường quan tâm, tạo điều kiện đầu tư trang bị với phần nào đã đáp ứng được yêu cầu công việc cho VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành
3.2.3. Kết quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ
3.2.3.1. Công tác đăng ký đất đai, cấp GCN
Tây Hồ là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, hầu hết các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu và sử dụng ổn định, công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ yếu diễn ra trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm (thế chấp, góp vốn….)
- Những trường hợp được thừa kế: GCN được cấp cho những trường hợp nhận quyền thừa kế của người sử dụng đất có các giấy tờ hợp lệ khác là rất ít.
- Những trường hợp giao đất trái thẩm quyền có hoặc khơng có giấy tờ chứng minh thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai tại thời điểm giao đất.
Tiến độ cấp Giấy chứng nhận đất lần đầu ở của quận Tây Hồ giai đoạn 2018- 2020 được thể hiện cụ thể tại bảng sau: