3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.5. Đánh giá chung về tổng quan nghiên cứu
Hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai cấp thành phố, chi nhánh mặc dù đã thành lập và hoạt động được vài năm gần đây, còn rất nhiều khó khăn về điều kiện làm việc, kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều nhưng kết quả hoạt động của hệ thống các Văn phòng đăng ký đất đai đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tiến độ và kết quả thực hiện cấp Giấy chứng nhận.
Hệ thống VPĐKĐĐ các cấp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tách khỏi cơ quan quản lý Nhà nước với tinh thần phục vụ là dịch vụ hành chính công nên lực lượng chuyên môn về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã được gia tăng hơn nhiều lần so với trước đây và đã trở thành một lực lượng chuyên nghiệp, mang tính chuyên môn sâu, ít bị chi phối bởi các công việc mang tính sự vụ khác về quản lý đất đai của cơ quan tài nguyên và môi trường từng cấp; hơn nữa đã phân biệt các rõ công việc mang tính sự nghiệp với công việc quản lý nhà nước trong hoạt động đăng ký, cấp
Giấy chứng nhận; trên cơ sở đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính về đất đai và đã cải cách thủ tục theo hướng đơn giản, rút ngắn thời gian thực hiện cấp Giấy chứng nhận hơn rất nhiều so với trước Luật Đất đai 2003.
Việc hình thành hệ thống VPĐKĐĐ cũng góp phần hỗ trợ rất tích cực cho cấp quận về nhân lực và hạn chế về năng lực chuyên môn trong việc triển khai thực hiện cấp Giấy chứng nhận và quản lý biến động đất đai ở địa phương. Nhất là trong điều kiện hiện nay theo tinh thần của Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Chức năng nhiệm vụ của các VPĐKĐĐ ở nhiều địa phương chưa được phân định. Việc tổ chức bộ máy các VPĐKĐĐ các địa phương chưa thống nhất; chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị trực thuộc VPĐKĐĐ thành phố chưa được phân định rõ ràng, đôi khi còn chồng chéo, thiếu tính chuyên nghiệp, thậm chí có nơi các phòng làm chung cùng một công việc.
Điều kiện nhân lực của hầu hết các VPĐKĐĐ còn rất thiếu về số lượng, hạn chế về kinh nghiệm công tác, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ mà Luật Đất đai đã phân cấp; đây là nguyên nhân cơ bản của việc cấp GCNQSDĐ chậm và sự hạn chế trong việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính hiện nay.
Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho thực hiện thủ tục hành chính về đất đai của VPĐKĐĐ còn rất thiếu thốn, nhiều VPĐKĐĐ chi nhánhchưa có máy đo đạc để trích đo thửa đất, máy phô tô để sao hồ sơ; đặc biệt diện tích làm việc chật hẹp và không có trang thiết bị bảo quản để triển khai việc lưu trữ hồ sơ địa chính phục vụ việc khai thác khi thẩm tra hồ sơ và cung cấp thông tin đất đai.
Hoạt động của VPĐKĐĐ chưa triển khai thực hiện hết các nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện, chỉnh lý hồ sơ địa chính; việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của VPĐKĐĐ các cấp ở nhiều địa phương còn một số điểm chưa thực hiện đúng quy định.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ
- Người dân sử dụng đất.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Số liệu của quận từ năm 2018 đến năm 2020.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2019 - 2020
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Thực trạng hoạt động của VPĐKĐĐ quận Tây Hồ và tình hình quản lý nhà nước về đất đai của quận Tây Hồ
- Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội
- Khái quát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của quận Tây Hồ - Tình hình sử dụng đất quận Tây Hồ
- Đánh giá nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính về giao dich đất đai của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ
2.3.2. Đánh giá kết quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ
giai đoạn 2018–2020
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy;
- Điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Đánh giá kết quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ.
2.3.3. Đánh giá của cán bộ VPĐKĐĐ và người sử dụng đất về hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ
- Mức độ công khai về thủ tục hành chính;
- Điều kiện cơ sở vật chất;
- Mức độ và thái độ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn;
- Ý kiến đánh giá tổng thể của người sử dụng đất về hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ.
2.3.4. Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong hoạt động của VPĐKĐĐ từ đó đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ
- Đánh giá ưu điểm, khó khăn tồn tại của hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ;
- Phân tích, đánh giá nguyên nhân làm hạn chế hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng các cấp thành lập bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 - 2020 của khu vực nghiên cứu.
- Phòng TNMT quận Tây Hồ, Sở TNMT Hà Nội: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất quận Tây Hồ từ năm 2018 đến năm 2020.
- Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng thống kê: Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận từ năm 2018 đến năm 2020.
- Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu của đề tài. Nguồn từ các cơ quan Trung ương, các cơ quan của thành phố, quận, phường và các viện nghiên cứu, trường đại học.
- Sử dụng các nguồn số liệu, thông tin từ các trang Web chuyên ngành quản lý đất đai trên Internet và các sách, báo có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian và kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó.
bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của VPĐKĐĐ; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ từ năm 2018 đến năm 2020.
2.4.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
*Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Các vùng nghiên cứu được lựa chọn có đặc điểm về đất đai, điều kiện kinh tế
- xã hội và đặc trưng về số lượng người dân đến VPĐKĐĐ. Do đó, đề tài phân chia quận làm 2 khu vực nghiên cứu như sau:
- Khu vực 1 gồm các phường: Phường Bưởi, Xuân La, Thụy Khuê, Yên Phụ là các phường có lượng người đến VPĐKĐĐ cao. Khu vực 1 chọn 02 phường Bưởi, Xuân La làm điểm. (50 phiếu)
- Khu vực 2 gồm các phường: Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên, Quảng An, các phường có lượng giao dịch tương đối cao. Khu vực 2 chọn 02 Phường Phú Thượng, Quảng An làm điểm. (50 phiếu)
Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng sử dụng đất (SDĐ) theo mẫu phiếu soạn sẵn. Được thực hiện với 100 đối tượng sử dụng đất tại 04 đơn vị hành chính (đã lựa chọn điểm) nội dung điều tra đặc trưng về: đối tượng SDĐ, địa điểm, nguồn gốc đất; loại đất. Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi bao gồm: tên đối tượng sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), phương pháp phối hợp; sự hài lòng của người sử dụng đất khi thực hiện kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận .v.v... (phụ lục 01).
Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là cán bộ VPĐKĐĐ theo mẫu phiếu soạn sẵn. Được thực hiện với 20 cán bộ trực tiếp giải quyết hồ sơ tại VPĐKĐĐ quận Tây Hồ và cán bộ trực tiếp tại các Chi nhánh.
2.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh
- Chọn lọc các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
- Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từ điều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel.
- Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.
2.4.4. Phương pháp đánh giá
Thông qua phiếu điều tra xây dựng các tiêu chí đánh giá đối với hoạt động của VPĐKĐĐ cụ thể gồm có:
- Tiêu chí về công khai thủ tục hành chính, đánh giá qua 2 mức độ: công khai và không công khai; Tiêu chí về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, đánh giá qua 3 mức độ: nhanh, bình thường và chậm.
- Tiêu chí về điều kiện cơ sở vật chất, đánh giá qua 3 mức độ: đáp ứng yêu cầu, bình thường và chưa đáp ứng yêu cầu.
- Tiêu chí về mức độ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, đánh giá qua 3 mức độ: đầy đủ, không đầy đủ và ý kiến khác.
- Tiêu chí về thái độ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, đánh giá qua 3 mức độ: tận tình chu đáo, bình thuờng và không tận tình chu đáo.
Từ đó đánh giá được hoạt động của VPĐKĐĐ thông qua người sử dụng đất.
2.4.5. Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu
Sử dụng để thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từ đó mô tả, so sánh, phân tích và dự báo, đánh giá cho mục đích nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng hoạt động của VPĐKĐĐ quận Tây Hồ và tình hình quảnlý nhà nước về đất đai của quận Tây Hồ lý nhà nước về đất đai của quận Tây Hồ
3.1.1. Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội
3.1.1.1. Mô hình hoạt động khi thành lập VPĐKĐĐ một cấp
Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Ủy ban nhân dân các quận, quận, thị xã. VPĐKĐĐ thành phố Hà Nội được tổ chức theo mô hình sau:
Giám đốc VPĐKĐĐ thành phố Các Phó Giám đốc Phòng Đăng ký và cấp GCN VPĐKĐĐ 28 chi nhánh Hình 3.1. Mô hình tổ chức VPĐKĐĐ thành phố Hà Nội
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội 2020)
Tổ chức bộ máy có: 01 Giám đốc, 03 phó Giám đốc và 04 phòng nghiệp vụ,
bao gồm: Phòng Đăng ký
GCN); Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kỹ thuật địa chính; Phòng Thông tin- Lưu trữ, dưới là 9 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các quận, quận, thị xã.
3.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ Văn phòng đăng ký đất đai
Hà Nội a) Vị trí, chức năng
Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, tự đảm bảo chi thường xuyên; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; Trụ sở của Văn phòng đăng ký đất đai đặt tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Văn phòng Đăng ký có chi nhánh tại các quận, quận, thị xã; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật
VPĐKĐĐ có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định và thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, quy định như sau:
- Thực hiện các thủ tục về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) trên địa bàn cấp thành phố đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.
- Lập và quản lý toàn bộ hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn cấp thành phố, hồ sơ địa chính cho Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, thị xã và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu địa chính và phát triển hệ thống thông tin đất đai; rà soát việc nhập dữ liệu thuộc tính địa chính trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính khi có biến động về sử dụng đất và về sở hữu tài sản gắn liền với đất; gửi thông báo chỉnh lý biến động đối với những trường hợp biến động thuộc thẩm quyền cấp thành phố cho Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh và Ủy ban nhân dân xã để chỉnh lý hồ sơ địa chính.
- Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan có chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.
- Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao Giấy chứng nhận và các giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh và Ủy ban nhân