Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận tây hồ, thành phố hà nội giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 44)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thp s liu th cp

Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng các cấp thành lập bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 - 2020 của khu vực nghiên cứu.

- Phòng TNMT quận Tây Hồ, Sở TNMT Hà Nội: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất quận Tây Hồ từ năm 2018 đến năm 2020.

- Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng thống kê: Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận từ năm 2018 đến năm 2020.

- Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu của đề tài. Nguồn từ các cơ quan Trung ương, các cơ quan của thành phố, quận, phường và các viện nghiên cứu, trường đại học.

- Sử dụng các nguồn số liệu, thông tin từ các trang Web chuyên ngành quản lý đất đai trên Internet và các sách, báo có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian và kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó.

bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của VPĐKĐĐ; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ từ năm 2018 đến năm 2020.

2.4.2. Thu thp tài liu sơ cp

*Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Các vùng nghiên cứu được lựa chọn có đặc điểm về đất đai, điều kiện kinh tế

- xã hội và đặc trưng về số lượng người dân đến VPĐKĐĐ. Do đó, đề tài phân chia quận làm 2 khu vực nghiên cứu như sau:

- Khu vực 1 gồm các phường: Phường Bưởi, Xuân La, Thụy Khuê, Yên Phụ là các phường có lượng người đến VPĐKĐĐ cao. Khu vực 1 chọn 02 phường Bưởi, Xuân La làm điểm. (50 phiếu)

- Khu vực 2 gồm các phường: Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên, Quảng An, các phường có lượng giao dịch tương đối cao. Khu vực 2 chọn 02 Phường Phú Thượng, Quảng An làm điểm. (50 phiếu)

Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng sử dụng đất (SDĐ) theo mẫu phiếu soạn sẵn. Được thực hiện với 100 đối tượng sử dụng đất tại 04 đơn vị hành chính (đã lựa chọn điểm) nội dung điều tra đặc trưng về: đối tượng SDĐ, địa điểm, nguồn gốc đất; loại đất. Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi bao gồm: tên đối tượng sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), phương pháp phối hợp; sự hài lòng của người sử dụng đất khi thực hiện kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận .v.v... (phụ lục 01).

Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là cán bộ VPĐKĐĐ theo mẫu phiếu soạn sẵn. Được thực hiện với 20 cán bộ trực tiếp giải quyết hồ sơ tại VPĐKĐĐ quận Tây Hồ và cán bộ trực tiếp tại các Chi nhánh.

2.4.3. Phương pháp thng kê, so sánh

- Chọn lọc các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.

- Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từ điều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel.

- Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.

2.4.4. Phương pháp đánh giá

Thông qua phiếu điều tra xây dựng các tiêu chí đánh giá đối với hoạt động của VPĐKĐĐ cụ thể gồm có:

- Tiêu chí về công khai thủ tục hành chính, đánh giá qua 2 mức độ: công khai và không công khai; Tiêu chí về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, đánh giá qua 3 mức độ: nhanh, bình thường và chậm.

- Tiêu chí về điều kiện cơ sở vật chất, đánh giá qua 3 mức độ: đáp ứng yêu cầu, bình thường và chưa đáp ứng yêu cầu.

- Tiêu chí về mức độ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, đánh giá qua 3 mức độ: đầy đủ, không đầy đủ và ý kiến khác.

- Tiêu chí về thái độ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, đánh giá qua 3 mức độ: tận tình chu đáo, bình thuờng và không tận tình chu đáo.

Từ đó đánh giá được hoạt động của VPĐKĐĐ thông qua người sử dụng đất.

2.4.5. Phương pháp thng kê phân tích, x lý s liu

Sử dụng để thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từ đó mô tả, so sánh, phân tích và dự báo, đánh giá cho mục đích nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng hoạt động của VPĐKĐĐ quận Tây Hồ và tình hình quảnlý nhà nước về đất đai của quận Tây Hồ lý nhà nước về đất đai của quận Tây Hồ

3.1.1. Văn phòng đăng ký đất đai Hà Ni

3.1.1.1. Mô hình hoạt động khi thành lập VPĐKĐĐ một cấp

Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Ủy ban nhân dân các quận, quận, thị xã. VPĐKĐĐ thành phố Hà Nội được tổ chức theo mô hình sau:

Giám đốc VPĐKĐĐ thành phố Các Phó Giám đốc Phòng Đăng ký và cấp GCN VPĐKĐĐ 28 chi nhánh Hình 3.1. Mô hình t chc VPĐKĐĐ thành ph Hà Ni

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội 2020)

Tổ chức bộ máy có: 01 Giám đốc, 03 phó Giám đốc và 04 phòng nghiệp vụ,

bao gồm: Phòng Đăng ký

GCN); Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kỹ thuật địa chính; Phòng Thông tin- Lưu trữ, dưới là 9 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các quận, quận, thị xã.

3.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ Văn phòng đăng ký đất đai

Hà Nội a) Vị trí, chức năng

Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, tự đảm bảo chi thường xuyên; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; Trụ sở của Văn phòng đăng ký đất đai đặt tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Văn phòng Đăng ký có chi nhánh tại các quận, quận, thị xã; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật

VPĐKĐĐ có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định và thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn

Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, quy định như sau:

- Thực hiện các thủ tục về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) trên địa bàn cấp thành phố đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở

nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.

- Lập và quản lý toàn bộ hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn cấp thành phố, hồ sơ địa chính cho Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, thị xã và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu địa chính và phát triển hệ thống thông tin đất đai; rà soát việc nhập dữ liệu thuộc tính địa chính trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính khi có biến động về sử dụng đất và về sở hữu tài sản gắn liền với đất; gửi thông báo chỉnh lý biến động đối với những trường hợp biến động thuộc thẩm quyền cấp thành phố cho Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh và Ủy ban nhân dân xã để chỉnh lý hồ sơ địa chính.

- Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan có chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.

- Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao Giấy chứng nhận và các giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc đăng ký biến động, chỉnh lý đồng bộ hồ sơ địa chính ở các cấp đối với các trường hợp biến động đất đai nhưng chưa đăng ký biến động.

- Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, khu đất nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; kiểm tra chất lượng tài liệu trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất do người sử dụng đất cung cấp trước khi sử dụng, quản lý.

- Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp thành phố.

- Cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai và tài sản gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng;

- Thực hiện việc thu phí, lệ phí và các dịch vụ về cung cấp thông tin đất đai; trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính đang quản lý, hồ sơ địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh thực hiện.

- Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành.

-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao. Ngoài ra Văn phòng đăng ký thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai

theo Luật Đất đai năm 2013.

3.1.1.3. Về cơ chế tài chính, kinh phí hoạt động

Thực hiện theo cơ chế tự chủ tự đảm bảo chi phí thường xuyên theo Nghị định 141/2018/NĐ-CP ngày 10/10/2018 của Chính Phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực kinh tế và sự nghiệp khác; Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 10/10/2018 của Chính Phủ; Quyết định số 1313/QĐ-UBND ngày 08/6/2018 của UBND Hà Nội về việc giao quyền tự chủ tài chính cho Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020, cụ thể như sau:

a) Nguồn tài chính được giao tự chủ gồm:

- Nguồn thu sự nghiệp từ việc cung cấp các dịch vụ(bao gồm cấp GCN theo nhu cầu của người sử dụng đất, dịch vụ hoàn thiện hồ sơ tự nguyện, quét hồ sơ, cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ..v.v.).

- Nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công theo giá tính đủ chi phí.

- Nguồn thu phí theo pháp luật quy định về phí, lệ phí, được để lại chi theo quy định (phần được để lại chi các hoạt động thường xuyên nếu có).

- Tiền lãi được chia từ các hoạt động liên danh, liên kết; Lãi gửi ngân hàng

- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản gồm: Xây dựng trụ sở, nhà làm việc; mua sắm trang thiết bị như máy đo đạc, máy in, phô tô, máy tính, máy quét, máy chủ Server, hệ thống phần mềm, mạng nội bộ ...; sửa chữa tài sản cố định, có giá trị lớn và kinh phí khác do UBND thành phố quyết định.

b) Nguồn thu sự nghiệp và hoạt động dịch vụ gồm:

- Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên theo Điểm đ, Khoản 1, Điều 12 Nghị định 141/2018/NĐ-CP (nếu có) gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ; Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án, đề án khác; Kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp trên giao.

- Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ, nguồn khác theo quy định của pháp luật.

- Nguồn khác (nếu có).

3.1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký

đất đai a) Cơ cấu tổ chức bộ máy VPĐKĐĐ

Lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai gồm: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. Các bộ phận trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai gồm: 04 phòng chức năng và 28 Chi nhánh đặt tại các quận, thành phố bao gồm: Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội quận Hai Bà Trưng, quận Bắc Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm, quận Tây Hồ, quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, quận Hoàng Mai, quận Long Biên, quận Hà Đông, quận Thanh Trì, quận Gia Lâm, quận Đông Anh, quận Sóc Sơn, quận Ba Vì, quận Phúc Thọ, quận Thạch Thất, quận Quốc Oai, quận Đan Phượng, quận Hoài Đức, quận Chương Mỹ, quận Thanh Oai, quận Ứng Hòa, quận Mỹ Đức, quận Thường Tín, quận Phú Xuyên, quận Mê Linh, thị xã Sơn Tây, khu vực Ba Đình – Hoàn Kiếm – Đống Đa. b) Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh VPĐKĐĐ

Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn được giao; Hạch toán phụ thuộc, chịu sự quản lý trực tiếp của Văn phòng đăng ký đất đai; có con dấu riêng và được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật.

Về cơ cấu tổ chức của các Chi nhánh VPĐKĐĐ gồm: giám đốc, không quá

2 phó giám đốc; các bộ phận thuộc Chi nhánh:

- Bộ phận Hành chính tổng hợp;

- Bộ phận Đăng ký và cấp giấy chứng nhận (Nghiệp vụ đăng ký);

- Bộ phận Kỹ thuật địa chính;

3.1.1.5. Kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội từ khi thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận tây hồ, thành phố hà nội giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w