Khái quát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của quậnTây Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận tây hồ, thành phố hà nội giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 52 - 56)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng hoạt động của VPĐKĐĐ quậnTây Hồ và tình hình quản lý nhà

3.1.2. Khái quát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của quậnTây Hồ

3.1.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai

Để góp phần thúc đẩy kinh tế của thành phố Hà Nộinói chung và quận Tây Hồ nói riêng, UBND quận Tây Hồ đã quan tâm chú trọng tới công tác quản lý đất đai bằng cách ban hành các văn bản quản lý đất đai một cách chặt chẽ nhằm đưa đất đai vào sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung của cả thành phố, đưa Tây Hồ trở thành quận thu hút nhiều dự án đầu tư bởi có quỹ đất ổn định, chính sách quản lý đất đai phù hợp. Công tác quản lý đất đai quận Tây Hồ thể hiện ở một số nội dung như sau:

* Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Quận Tây Hồ đã tiến hành thực hiện các văn bản pháp luật theo các thông tư, nghị định và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; thực hiện theo các Quyết định, công văn của UBND thành phố Hà Nội. UBND quận Tây Hồ cũng đã ban hành các văn bản giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân trong tồn quận và các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện việc cấp GCNQSDĐ.

* Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện chỉ thị số 364/CT-TTg ngày 06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 1994 quận Tây Hồ đã hoàn thành việc xác định địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Đường địa giới giữa các xã thuộc quận, các quận, thành phố tiếp giáp cơ bản ổn định khơng có tranh chấp, chồng lấn, đến nay việc hiện đại hóa bộ hồ sơ địa giới hành chính cơ bản đã hồn thành trên tồn quận (cả bản giấy, bản số) phục vụ cho cơng tác quản lý nhà nước về đất đai được diễn ra thuận lợi hơn.

* Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được quận Tây Hồ quan tâm thực hiện căn cứ trên tình hình sử dụng đất ở địa phương trên cơ sở lấy ý kiến tham gia rộng rãi. Quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ giai đoạn 2021 – 2025 đã được UBND thành phố Hà Nộiphê duyệt tại Quyết định số 916/QĐ-UBND ngày 24/02/2021, hàng năm UBND quận ban hành kế hoạch sử dụng đất toàn quận và các phường.

*Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Để vừa đảm bảo việc sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân vừa phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quận thì cơng tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải được căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong những năm qua quận Tây Hồ đã triển khai công tác này và đạt được kết quả tốt.

* Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồđược thành lập trên cơ sở hợp nhất và kế thừa từ VPĐKQSDĐ quận Tây Hồ, là đơn vị tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đai của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận và hướng dẫn người sử dụng đất kê khai đăng ký đất đai theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013.

Bảng 3.1. Khối lượng thực hiện đăng ký đất đai năm 2020STT Loại thủ tục STT Loại thủ tục 1 Đăng ký đất đai 2 Cấp GCN lần đầu 3 Đăng ký biến động 4 Giao dịch bảo đảm 5 Hồ sơ khác Tổng cộng

Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính đã được lập theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các loại sổ sách lập theo Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ sau khi nghiệm thu được quản lý, lưu trữ theo quy định.

* Thống kê, kiểm kê đất đai

Được sự hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường, công tác thống kê đất đai của quận Tây Hồ được thực hiện định kỳ vào ngày 31/12 hàng năm và công tác kiểm kê đất đai được thực hiện 5 năm một lần (theo Điều 34 Luật Đất đai 2013). Thống kê, kiểm kê đất đai thực hiện theo quy định tại Thông tư 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đấtcủa Bộ Tài nguyên và Môi trường.

* Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Nhìn chung, cơng tác quản lý tài chính về đất đai của quận Tây Hồ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Để thực hiện việc thu, chi liên quan đến đất đai, UBND quận đã tổ chức việc thu các loại thuế sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền đất đai, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn bản pháp luật đã ban hành, ngồi ra cịn có các nguồn kinh phí do Nhà nước cung cấp.

Qua kết quả giám sát ở 8/8 phường nhìn chung cơng tác quản lý và sử dụng đất có nhiều tiến bộ. Các xã, thị trấn đã quan tâm hơn trong việc tuyên truyền Luật Đất đai đến cán bộ, nhân dân. Thực hiện thu hồi đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt. Tiếp nhận hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận đất ở cho các hộ dân đúng quy trình Luật Đất đai.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại là: Việc kiểm tra chưa được thường xuyên vẫn còn các trường hợp tự ý cải tạo, chuyển mục đích sử dụng trái phép, lấn chiếm đất công và một số hộ được xã giao đất trái thẩm quyền từ trước năm 2004.

* Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy

định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai: UBND quận phối hợp các cơ quan chuyên môn, các địa phương thực hiện các đợt thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm pháp Luật Đất đai và xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm tuỳ vào mức độ vi phạm.

Việc giải quyết các tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo được UBND quận phối hợp chặt chẽ với các UBND các phường nhằm giải quyết tận gốc ngay từ cơ sở để làm giảm các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo bằng cách nâng cao năng lực quản lý đất đai cho cán bộ đảm bảo quỹ đất ổn định góp phần thúc đẩy kinh tế - chính trị quận phát triển.

* Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

UBND quận Tây Hồ đã tổ chức chỉ đạo chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng quy định của Nhà nước và của thành phố. Hộ gia đình, cá nhân, tập thể sau khi bị thu hồi đất nhận tiền bồi thường đất và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ được hỗ trợ tái định cư và đào tạo việc làm nhằm giúp cho người dân ổn định cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần tránh nhằm tránh thất thốt nguồn ngân sách. Về cơ bản chính sách này được người dân đồng tình ủng hộ, khơng có thắc mắc hoặc khiếu kiện.

* Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể: Chỉ đạo đưa công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai vào kế hoạch hoạt động của hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn toàn quận.

* Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

Nhìn chung việc đăng ký sử dụng. đăng ký biến động đất đai và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý. sử dụng đất đã theo kịp diễn biến sử dụng đất đai thực tế. Hiện tượng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. chuyển quyền sử dụng đất vẫn cịn diễn ra. Tình hình trên đã có chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây khi quận triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”. đơn giản thủ tục hành chính và do mức thu thuế chuyển quyền sử dụng đất đơn giản. hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận tây hồ, thành phố hà nội giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w