Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá kết quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ giai đoạn
3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vàc cơ cấu tổ chức bộ máy
3.2.1.1. Cơ cấu tổ chức
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ có sự thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức bộ máy giai đoạn 2018-2020. Cụ thể như sau:
Khi thành lập VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ đến nay số cán bộ làm việc tại Chi nhánh là 10 người, trong đó: 1 giám đốc, 2 Phó giám đốc, 7 cán bộ chuyên môn.
Về trình độ chuyên môn: 01 trên đại học, 9 đai học, Chi nhánh Tây Hồ bố trí
1 cán bộ và một lãnh đạo Chi nhánh trực tại bộ phận một cửa của UBND quận để tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa theo quy định. Căn cứ vào đề án vị trí việc làm hàng năm VPĐKĐĐ thực hiện rà soát và điều chỉnh nhân sự khi cần thiết.
3.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Trong giai đoạn 2018-2020 VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Hà Nội trên địa bàn quận Tây Hồ theo Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC; Quyết định số 2136/QĐ-STNMT ngày 29/09/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai thành phốHà Nội.
3.2.1.3. Sự phối hợp giữa các bộ phận
Trước 29/9/2016, hoạt động của Chi nhánh theo hình thức lãnh đạo Chi nhánh điều hành trực tiếp cán bộ thực hiện các nhiệm vụ được giao, chưa có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng. Đến nay, VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ được lập thành 03 bộ phận. Bộ phận Hành chính tổng hợp; Bộ phận Đăng ký và cấp giấy chứng nhận; Bộ phận lưu trữ. Sự phối hợp giữa VPĐKĐĐ với các cơ quan, đơn vị có liên quan được UBND thành phố ban hành tại Quyết định số 2136/QĐ-STNMT ngày 29/09/2016 về việc ban hành quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế và mối quan hệ công tác của văn phòng đăng ký Hà Nội. Theo đó các quy trình thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai được xác lập và trách nhiệm đã được phân định rõ ràng, phần nào đã đáp ứng được yêu cầu trong cải cách thủ tục hành chính.
3.2.1.4. Cơ chế hoạt động
Giai đoạn 2018-2020 về cơ bản chỉ thay đổi về cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Trước khi được thành lập VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ thực hiện cơ chế tài chính thuộc đơn vị Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên. Đến nay đơn vị đã thực hiện cơ chế tự chủ thuộc loại hình tự đảm bảo chi phí thường xuyên; các nội dung khác có sự thay đổi do thay đổi về chính sách, pháp luật.
một số nội dung sau: a) Cơ chế tài chính
- Nguồn thu: Nguồn ngân sách Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí; thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật phí và lệ phí; thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế; nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
- Nguồn chi: Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, chi phí vật tư, dịch vụ công cộng, sửa chữa, và chi khác theo quy định; chi hoạt động dịch vụ: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, chi phí vật tư, dịch vụ công cộng, sửa chữa, khấu hao tài sản, các khoản phải nộp,và chi khác nếu có.
b) Quy trình thực hiện các thủ tục về đất đai
Các thủ tục hành chính về đất đai được thực hiện theo Quyết định số Số: 3542/QĐ-UBND ngày ngày 12 tháng 06 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nộivề việc công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài Nguyên Môi Trường, UBND cấp quận trên địa bàn thành phố Hà Nội thay thế quyết định 2086/QĐ-UBND ngày 27/4/2016.
c) Các khoản phí, lệ phí phải đóng
Các khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực đất đai được thực hiện theo Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND Thành phố về ban hành các quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn Thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội theo quy định của Luật Phí và Lệ phí.
3.2.2. Điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Hiện tại VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ có vị trí tại 657 Lạc Long Quân, phường Xuân La, Quận Tây Hồ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đã và đang được VPĐKĐĐ Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường quan tâm, tạo điều kiện đầu tư trang bị với phần nào đã đáp ứng được yêu cầu công việc cho VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành
3.2.3. Kết quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ
3.2.3.1. Công tác đăng ký đất đai, cấp GCN
Tây Hồ là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, hầu hết các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu và sử dụng ổn định, công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ yếu diễn ra trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm (thế chấp, góp vốn….)
- Những trường hợp được thừa kế: GCN được cấp cho những trường hợp nhận quyền thừa kế của người sử dụng đất có các giấy tờ hợp lệ khác là rất ít.
- Những trường hợp giao đất trái thẩm quyền có hoặc không có giấy tờ chứng minh thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai tại thời điểm giao đất.
Tiến độ cấp Giấy chứng nhận đất lần đầu ở của quận Tây Hồ giai đoạn 2018- 2020 được thể hiện cụ thể tại bảng sau:
Bảng 3.4. Kết quả cấp GCN lần đầu của quận Tây Hồ giai đoạn 2018-2020Năm Năm 2018 2019 2020 Tổng
(Nguồn: Phòng TN&MT quận Tây Hồ; VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ)
Qua bảng 3.4 cho thấy số lượng cấp GCN lần đầu hàng năm không cao, do đặc điểm là quận trung tâm của thành phố nên các thửa đất cơ bản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng ổn định. Cả giai đoạn 2018-2020 có tổng hồ sơ kê khai đề nghị cấp GCN là 451 hồ sơ; Số hồ sơ được cấp GCN quyền SDĐ là 444 hồ sơ chiếm từ 97,33-99,05%. Số hồ sơ chưa được cấp là 7 hồ sơ chiếm từ 0,95-2,67% Nguyên nhân số hồ sơ chưa được cấpchủ yếu được xác định: (1) Các trường hợp thực hiện đề nghị cấp GCN suất phát từ nhu cầu của người sử dụng đất; (2) các trường hợp còn vướng mắc do tình trạng lấn, chiếm đất đai chưa được sử lý
nên chưa hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp GCN; (3) các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính do không chứng minh được đã nộp tiền sử dụng đất tại thời điểm được giao đất; (4) sử dụng sai mục đích.
3.2.3.2. Công tác chỉnh lý biến động
Bảng 3.5. Kết quả đăng ký biến động đất đai giai đoạn 2018-2020Năm Năm
2018 2019 2020
Tổng
(Nguồn: Phòng TN&MT quận Tây Hồ; VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ) Trong
giai đoạn 2018-2020 Chi nhánh VPĐKĐĐ Tây Hồ đã tiếp nhận 14857 hồ sơ đăng ký biến động đất đai, đã tham mưu giải quyết 14550 hồ sơ đạt từ 97,02 - 99,39% đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, còn có 307 hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ từ 0,61-2,98%) do hồ sơ không phù hợp với quy hoạch, nằm trong ranh giới đã có quyết định thu hồi đất; có tranh chấp, khiếu kiện; kê biên tài sản là quyền sử dụng đất; việc chia tách thửa đất không đảm bảo quy định về diện tích. VPĐKĐĐ thành phố chỉ đạo quyết liệt làm rõ và dứt điểm các hồ sơ đủ điều kiện phải hoàn thành, các hồ sơ chưa đủ điều kiện phải trả kết quả chính xác, kịp thời.
Kết quả cụ thể về tình hình biến động đất đai với các loại hình biến động được thể hiện tại bảng 3.6
Bảng 3.6. Các loại hình biến động đất đai giai đoạn 2018-2020
TT
1 Số GCN cấp thực hiện các quyền
2 Số GCN cấp đổi, cấp lại
3 Đăng ký giao dịch bảo đảm
4 Trích đo thửa đất
(Nguồn: VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ)
Qua bảng 3.6 cho thấy các loại hình biến động giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn quận Tây Hồ tương đối đồng đều. Tổng cả giai đoạn là 14550 trường hợp biến động đất đai. Trong đó loại hình thực hiện các quyền có số hồ sơ cao nhất: 6447 hồ sơ. Tình hình cấp GCN và thực hiện giao dịch đảm bảo cho thấy rõ kết quả đạt được nâng lên nhiều, công tác cập nhật, chỉnh lý các loại tài liệu bản đồ, hồ sơ địa chính: VPĐKQSDĐ quận Tây Hồ có sự cập nhật liên tục tuy nhiên việc biến động về các loại hình đăng ký nên việc trích đo thửa đất cũng cần được quan tâm, kiểm tra. Số thửa trích đo trong kỳ là 1659 thửa.
3.2.3.3. Công tác quản lý hồ sơ địa chính
VPĐKĐĐ thành phố Hà Nội đã quyết tâm chỉ đạo thực hiện chuẩn hóa lại bản đồ đại chính, lập mới các loại sổ sách như sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ cấp GCN, sổ theo dõi biến động đất đai … các loại tài liệu, sổ sách được đồng bộ hóa về dữ liệu, chuẩn hóa về thông tin, công tác cập nhật, chỉnh lý được đảm bảo. Thông tin về đăng ký đất đai, cấp GCN đã thực hiện trước tháng 10 năm 2014 được VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ từng bước bổ sung theo hướng tăng dày thông tin khi phát sinh các giao dịch về đất đai.
Như vậy, hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Tây Hồ đến nay cơ bản đảm bảo theo quy định, công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên được thực hiện, chất lượng hồ sơ ngày càng được nâng nên đã đáp ứng được công tác lưu trữ, khai thác thông tin cững như yêu cầu quản lý đất đai tại quận Tây Hồ.
3.2.3.4. Công tác cung cấp thông tin, số liệu địa chính
Xây dựng một hệ thống thông tin minh bạch và cơ sở dữ liệu đầy đủ là điều kiện cần cho bất cứ hoạt động nào khi thực hiện nhiệm vụ tại VPĐKĐĐ. Ứng dụng tin học tại VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ đã được coi trọng trong cải cách thủ tục hành chính từ khi thành lập đến nay.
Trên thực tế, VPĐKĐĐ đã phân cấp quản lý và lưu trữ thông tin về đất đai, hồ sơ địa chính tại 02 bộ phận là VPĐKĐĐ (cấp thành phố) và Chi nhánh VPĐKĐĐ các quận, thành phố. VPĐKĐĐ thành phố thực hiện quản lý và lưu trữ thông tin, tài liệu đất đai đối với với tổ chức và người nước ngoài; VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ quản lý và lưu trữ thông tin, tài liệu đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa bàn quản lý. Tuy có sự phân cấp nhưng hiện nay VPĐKĐĐ đã thực hiện đồng bộ hóa bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai giữa VPĐKĐĐ và Chi nhánh VPĐKĐĐ; đối với tài liệu đất đai, sổ địa chính, sổ cấp GCN … tài liệu khác được lưu trữ riêng biệt theo phân cấp. Hạn chế nhiều nhất trong hoạt động của các tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất là thông tin chưa được đồng bộ giữa các cấp, thiếu chính xác, thiếu sự phối hợp nhiệm vụ theo quy định giữa cơ quan cấp thành phố, quận và cán bộ địa chính cấp phường.
3.3. Đánh giá của cán bộ chuyên môn và người sử dụng đất về hoạt độngcủa VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ
Việc đánh giá về thực trạng hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ là tương đối khó và phức tạp mang nhiều ý nghĩa định tính hơn là định lượng. Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học dựa vào ý kiến đánh giá của 100 người sử dụng đất trên địa bàn 04 đơn vị hành chính (phường Bưởi, phưởng Quảng An, phường Xuân La, phường Phú Thượng) được điều tra đến, thực hiện các thủ tục về đất đai và 20 trực tiếp làm việc tại VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ và cán bộ chuyên môn, kết quả như sau:
3.3.1. Mức độ công khai về thủ tục hành chính
Nguyên tắc cơ bản trong cải cách thủ tục hành chính là phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Việc thực hiện nguyên tắc này làm tăng chất lượng, hiệu quả giao dịch và làm tăng niềm tin của người dân. Trong tiến trình cải cách thủ tục hành
chính đối với lĩnh vực đất đai thì giải quyết công khai, rõ ràng thủ tục hồ sơ là cơ sở đảm bảo cho VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ vận hành theo đúng quy trình. Trước hết là niêm yết công khai tại các phòng tiếp nhận hồ sơ những văn bản pháp quy, tài liệu giúp cho người sử dụng đất biết (loại giấy tờ của hồ sơ, lịch tiếp nhận các loại hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký...). Tại VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ đã niêm yết bộ thủ tục hành chính về đất đai do UBND thành phố ban hành; bản hướng dẫn lập hồ sơ cho người đến giao dịch, thời hạn nhận kết quả, các khoản phí, lệ phí phải nộp và đặc biệt đã công khai quy trình giải quyết từng thủ tục hành chính về đất đai trên hệ thống mành hình hiển thị lớn tại Trung tâm hành chính công quận (nơi tiếp nhận hồ sơ) mà người dân có thể tra cứu trực tiếp. Mức độ công khai thủ tục hành chính tại VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ thể hiện chi tiết tại bảng 3.7
Bảng 3.7. Mức độ công khai thủ tục hành chính tại VPĐKĐĐChi nhánh Tây Hồ Chi nhánh Tây Hồ Đơn vị STT điều tra 1 Phường Xuân La 2 Phường Bưởi 3 Phường Quảng An 4 Phường Phú Thượng 5 VPĐKĐĐ Tổng cộng (Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng 3.7 cho thấy: Khi hỏi đối tượng sử dụng đất đến giao dịch tại Chi nhánh về thủ tục hành chính, thì có phần lớn % ý kiến cho rằng thủ tục tiếp nhận hồ sơ tại VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ được giải quyết công khai, minh bạch, rõ ràng và thuận lợi. Đối với cán bộ VPĐKĐĐ, công chức địa chính và cán bộ các phường 100% ý kiến được hỏi đều cho rằng thủ tục tiếp nhận tại VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ là công khai, minh bạch, rõ ràng và rất chi tiết. Điều đó cho thấy mô hình VPĐKĐĐ ra đời đã phần nào đáp ứng được nhu cầu về việc cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
3.3.2. Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai tại VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ là quy định quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính. Người sử dụng đất đến giao dịch chỉ nhận phiếu hẹn và trả kết quả, phần còn lại do cơ quan chuyên môn thực hiện. Do vậy với khối lượng công việc nhiều (trung bình 40 – 50 lượt hồ sơ tiếp nhận/ngày) trong khi lượng hồ sơ cần kiểm tra xác minh chiếm đa số nên khó khăn giải quyết hồ sơ, kéo dài thời gian thực hiện.Từ những thực tiễn tại địa bàn điều tra cho thấy trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai đã và đang có những tiến bộ rõ rệt, tạo được lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên, vẫn có
ý kiến của người dân về chậm thời gian giải quyết mà nguyên nhân là do công việc quá tải, thiếu nhận lực. Sự phối hợp của chính quyền địa phương còn chưa tốt, bị động làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết nhất là về thời gian, tiến độ công việc.
Đánh giá thời gian thực hiện các thủ tục nhanh hay chóng thông qua 3 mức độ, trong đó: Nhanh là nhanh hơn so với thời gian quy định của Nhà nước, bình thường là đảm bảo theo đúng thời gian quy định của Nhà nước và chậm là chậm hơn so với thời gian quy định của Nhà nước. Kết quả điều tra về tiến độ giải quyết