Khởi sự kinhdoan hở Việt Nam theo độ tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi nghiệp thành công ở việt nam các yếu tố của môi trường kinh doanh và hàm ý với các doanh nghiệp khởi sự (Trang 64 - 92)

 Ở Việt Nam, tỷ lệ các hoạt động khởi nghiệp kinh doanh hƣớng tới phục vụ ngƣời tiêu dùng chiếm tới 74,5%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nƣớc thuộc cùng giai đoạn phát triển hoạt động khởi sự trên thế giới. Tỷ trọng các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực còn lại đều thấp hơn mức trung bình của các nƣớc có cùng trình độ phát triển: lĩnh vực chế biến 14,4% (so với 22,4%), lĩnh vực phục vụ doanh nghiệp 3,3% (so với 5,8%).

Theo phân chia theo các ngành kinh tế, tỷ lệ khởi nghiệp trong ngành bán buôn bán lẻ ở Việt Nam chiếm đến 71,2%, trong khi tỷ lệ này ở các ngành dịch vụ là 9,6% so với mức trung bình 15% của các nƣớc cùng trình độ phát triển với Việt Nam.

 Tỷ lệ ngƣời từ bỏ kinh doanh ở Việt Nam năm 2015 là 3,7%, trong đó 2,7% hoạt động kinh doanh phải chấm dứt. Nhìn chung, tỷ lệ từ bỏ kinh doanh ở Việt Nam trong giai đoạn 2013-2015 là tƣơng đối ổn định và thấp hơn nhiều mặt bằng chung của các nƣớc có cùng trình độ phát triển, tuy nhiên so với các nƣớc tham gia khảo sát thì tỷ lệ này của Việt Nam đƣợc xếp vào mức trung bình, vị trí 27/60. So sánh tỷ lệ từ bỏ kinh doanh với tỷ lệ khởi nghiệp, tỷ lệ từ bỏ kinh doanh ở Việt Nam vẫn ở mức khá cao là 27%, tăng lên so với mức 24% trong năm 2014.

Lý do chính đƣợc nêu ra là gặp vấn đề về tài chính (29,2%), kinh doanh khơng có lợi nhuận (22,2%), có cơ hội việc làm hay cơ hội kinh doanh khác (19,4%), lý do cá nhân (11,1%) và việc từ bỏ kinh doanh đã đƣợc lên kế hoạch trƣớc (9,7%). Đáng chú ý là những năm trƣớc tỷ lệ ngƣời từ bỏ kinh doanh vì có cơ hội bán doanh nghiệp hầu nhƣ khơng có thì năm 2015 đã có 4,2%. Điều này cho thấy những tín hiệu tích cực về thị trƣờng khởi nghiệp ở Việt Nam, nhất là sự tham gia của các quỹ đầu tƣ mạo hiểm, quỹ khởi nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài trong thời gian gần đây.

 Theo thống kê của Việt Nam, các công ty khởi nghiệp thành công ở Việt Nam đều học hỏi và xây dựng những mơ hình tƣơng tự đã thành cơng ở nƣớc ngồi. Điều này dẫn đến hiện tƣợng nhầm lẫn phổ biến giữa công ty khởi nghiệp và cá nhân lập nghiệp

 Tỷ lệ công ty khởi nghiệp thấp do nhận thức cơ hội khởi nghiệp ở ngƣời trƣởng thành của Việt Nam thấp. Bên cạnh đó, kiến thức và kinh nghiệm tìm kiếm các ý tƣởng kinh doanhh độc đáo, khác biệt của nhà khởi nghiệp còn hạn chế.

 Những điểm mạnh của công ty khởi nghiệp tại Việt Nam: số lƣợng công ty khởi nghiệp tăng nhanh; tâm lý hăng hái và khao khát vƣợt qua gian khổ, nghèo đói; có đƣợc cơ hội từ tồn cầu mạnh mẽ; khởi nghiệp là xu hƣớng đƣợc giới trẻ Việt Nam lựa chọn trong hiện tại và tƣơng lai.

 Điểm yếu của nhà khởi nghiệp tại Việt Nam: có quá nhiều ý tƣởng; thiếu và yếu các kiến thức nền tảng; tiếng anh giao tiếp kém.

2.2.2 Ý nghĩa của khởi nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội

Tầm quan trọng của KNKD trong phát triển kinh tế và thay đổi công nghệ đƣợc tranh cãi qua nhiều thế kỷ trên các diễn đàn học thuật. Sau chiến trang thế giới thứ Hai, các học giả cho rằng phát triển các doanh nghiệp quy mơ lớn có lợi cho nền kinh tế quốc dân do các doanh nghiệp lớn có lợi thế nhờ tính kinh tế do quy mơ, có năng lực cạnh tranh quốc tế và khả năng tồn tại trong cạnh tranh tốt hơn. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng các doanh nghiệp nhỏ đóng vai trò rát quan trọng trong phát triển kinh tế và hoạt động KNKD mới trong nền kinh tế tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Tƣơng tự nhiều nƣớc phát triển trên thế giới nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…doanh nhân là một nghề đƣợc xã hội tôn trọng ở Việt Nam. Theo khảo sát từ Phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2016, có 76% ngƣời trƣởng thành đồng ý với quan điểm này, 74% ngƣời trƣởng thành có mong muốn trở thành doanh nhân và cứ 5 ngƣời trƣờng thành có 1 ngƣời có kế hoạch sẽ khởi nghiệp trong ba năm tới. Từ có số liệu này, Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có tinh thần khởi nghiệp cao trên thế giới. Điều này đáng chú ý bởi vì những ý nghĩa của khởi nghiệp kinh doanh đối với phát triển kinh tế - xã hội nhƣ dƣới đây:

(1) KNKD thúc đẩy quá trình truyền bá, khai thác, phát triển các tri thức mới: thành lập doanh nghiệp mới là cơ sở cho gia tăng việc khai thác, vận dụng các

nghiệp mới gia nhập vào thị trƣờng để khai thác các vùng thị trƣờng mới hình thành mà cầu chƣa đƣợc đáp ứng hoặc chƣa đƣợc đáp ứng tốt. đặc biệt việc một nguồn tri thức mới có đƣợc thƣơng mại hóa, khai thác hiệu quả hay không phụ thuộc vào khả năng khai thác của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trƣờng chứ không phải từ các doanh nghiệp đang hoạt động. các doanh nghiệp mới hoạt động có thể gia tăng việc khai thác, vận dụng các tri thức mới một cách hiệu quả hơn khi các cơng ty hiện tại có khả năng sáng tạo ra tri thức nhƣng khơng khai thác hiệu quả tri thức đó. Sự gia tăng chia sẻ và trao đổi tri thức giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh là cơ sở cho các hoạt động đổi mới và phát triển công nghệ, nhân tố hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế.

(2) KNKD đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thúc đẩy tự do thương mại do làm gia tăng cạnh tranh trong ngành: do việc gia nhập mới của các

doanh nghiệp trong ngành phải chịu sức ép lớn từ rào cản ra nhập ngành. Rào cản nhập cuộc sẽ gây khó khăn, tốn kém cho các đối thủ muốn thâm nhập ngành. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp mới chịu sức ép phải tạo ra các ý tƣởng, sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu riêng của một nhóm khách hàng hoặc thị trƣờng ngách. Các thị trƣờng mới mang tính chun biệt đƣợc hình thành lại tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp mới gia nhập. Điều này tác động cải thiện sự phát triển vùng và thúc đẩy tự do thƣơng mại.

(3) KNKD tạo ra doanh nghiệp mới có tác động tích cực tới năng suất: nhận

diện các đối thủ mới có thể gia nhập ngành là một điều quan trọng bởi họ có thể đe dọa đến thị phần của các công ty hiện có trong ngành. Một trong những nguyên nhân để có thể coi các đối thủ muốn nhập ngành nhƣ một đe dọa đó là họ sẽ đem vào ngành các năng lực sản xuất mới. thông thƣờng các đối thủ mới thâm nhập thị trƣờng đặc biệt quan tâm đến việc giành đƣợc thị phần. Kết quả là các đối thủ cạnh tranh mới có thể thúc ép các cơng ty hiện có trong ngành phải trở nên hữu hiệu hơn, hiệu quả hơn và phải biết cách cạnh tranh với các thuộc tính mới. Những ngành nào có nhiều doanh nghiệp mới gia nhập thƣờng có sự tăng lên trong năng suất lao động và đổi mới trong dài hạn, đặc biệt đúng trong ngành dịch vụ. Doanh nghiệp mới ra nhập không nhất thiết là doanh nghiệp dẫn đầu hoạt động đổi mới và có năng suất

lao động cao hơn mà việc gia nhập của các doanh nghiệp mới có tác động đến kết quả hoạt động của ngành nói chung. Tăng số lƣợng doanh nghiệp mới thúc đẩy cạnh tranh trên thị trƣờng và tính chất đào thải của cạnh tranh sẽ làm tăng năng suất, hiệu quả của chính các doanh nghiệp trong nỗ lực cải thiện vị thế thị trƣờng; thúc đẩy đổi mới đặc biệt tạo ra những thị trƣờng mới với đa dạng hàng hóa và dịch vụ.

(4) KNKD tạo ra nhiều cơ hội việc làm: ngƣời chủ doanh nghiệp không thể

đi trên con đƣờng đƣa doanh nghiệp mình đi tới thành cơng một mình. Họ ln cần một “nhóm làm việc” giúp việc trong việc thực hiện các ý tƣởng, triển khai các kế hoạch để đƣa doanh nghiệp ngày một mở rộng, phát triển. Và khi doanh nghiệp mở rộng quy mô hay lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhu cầu tăng nhân sự là tất yếu. Nó sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho mọi ngƣời và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

2.3 Đánh giá tác động của môi trƣờng kinh doanh đến hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam tại Việt Nam

2.3.1 Hành lang pháp lý

Sự ra đời của đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” đã đặt mục tiêu, đến năm 2025, hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hỗ trợ 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cho thấy Chính phủ đang rất tập trung đầu tƣ và khuyến khích các doanh nhân khởi nghiệp. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, bên cạnh các chính sách hỗ trợ đƣợc đƣa ra, rất cần thêm những hành lang pháp lý cụ thể để hƣớng dẫn, tạo đà cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Mặc dù thừa nhận, Việt Nam hiện đã có hành lang pháp lý cơ bản để doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, có hệ thống các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và cũng đã bắt đầu hình thành các quỹ cá nhân đầu tƣ cho khởi nghiệp… Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, nƣớc ta cần thêm những quy định cụ thể, rõ ràng về pháp lý để DN khởi nghiệp yên tâm hoạt động. Lấy ví dụ, theo ơng Trịnh Minh Giang, Chủ tịch Nhóm cơng tác khởi nghiệp Sáng tạo của Diễn đàn Kinh tế tƣ nhân (VPSF) thì: Đã đến lúc cần phải chính thức hóa việc dịch chuyển Quỹ đầu tƣ khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo lên các phƣơng tiện thơng tin chính thống, giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tìm hiểu và

tìm kiếm những trợ giúp cần thiết và phù hợp. Ông Giang cho rằng, hiện có nhiều cơng ty vừa là các công ty khởi nghiệp, vừa là nhà đầu tƣ cho các công ty khởi nghiệp nhƣng chƣa có hành lang pháp lý để các công ty thuộc diện này hoạt động. Hành lang pháp lý cho các công ty, doanh nghiệp thơng thƣờng thì đã có, nhƣng pháp lý riêng cho doanh nghiệp khởi sự thì chƣa có. Nếu áp dụng quy tắc thơng thƣờng thì khó áp dụng. Cũng theo ơng Giang, Chính phủ cố gắng hỗ trợ để xây dựng đƣợc Nghị định riêng cho lĩnh vực khởi nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đồn Cơng nghệ CMC lại cho rằng Chính phủ nên khuyến khích phát triển khởi nghiệp sáng tạo, sớm có khung pháp lý cho khởi nghiệp sáng tạo đặc biệt là Nghị định về quỹ khởi nghiệp sáng tạo. Bên cạnh đó có thể ban hành các chính sách đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tƣ, tao lập môi trƣờng hỗ trợ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo…cũng nhƣ ban hành nguyên tắc chỉ đạo: Hỗ trợ tối đa và tức thì cho các vấn đề mới, phát sinh trong quá trình phát triển Startup. Cũng theo ơng Chính, việc thí điểm mơ hình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo nên xây dựng theo chuẩn thế giới, theo các tiêu chuẩn ISO cho những thành phố tại Việt Nam để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực trong ngành công nghệ thông tin. Chính phủ cũng cần thúc đẩy sớm các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực để đạt mục tiêu có 100.000 kỹ sƣ cơng nghệ thơng tin vào năm 2020, vì đây chính là lực lƣợng cốt cán để tạo đƣợc khởi nghiệp thành công. Bên cạnh đó, Chủ tịch CMC cũng kiến nghị Chính phủ xem xét, rà sốt các văn bản luật và nghị định; dỡ bỏ mọi rào cản với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tƣ nhân; tránh bất bình đẳng và tạo ra các giấy phép con mới, tạo cơ chế xin- cho, gây nhiều bất cập và tăng phí phí cho DN. Nhƣ vậy, tuy khởi nghiệp nhận đƣợc sự quan tâm lớn từ xã hội và nhà nƣớc, khơng ít hành lang pháp lý đã đƣợc xây dựng, triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhà nƣớc và Chính phủ vẫn cần cụ thể hơn nữa các hành lang pháp lý giành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp khởi nghiệp.

2.3.2 Mức độ tạo thuận lợi khởi nghiệp

Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp do VCCI thực hiện đối với nhóm giải pháp “tạo dựng môi trƣờng thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo” cho thấy, doanh nghiệp đánh giá nhóm giải pháp này có tác động tƣơng đối tích cực, tích cực, và rất tích cực với tỷ lệ cao (khoảng 80%). Điều này nói lên rằng, doanh nghiệp rất quan tâm đến những giải pháp giúp doanh nghiệp khởi nghiệp thuận lợi. Nhà nƣớc ta đã và đang có những quy định, chính sách, quỹ hỗ trợ để giúp hạn chế và dần đi đến xóa bỏ các khó khăn trong khởi nghiệp cho doanh nghiệp. Các chƣơng trình, chính sách tiêu biểu nhƣ Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ, các quy định mới đƣợc ban hành về thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới…đã góp phần làm giảm sự cạnh tranh, tăng sự thuận lợi cho các doanh nghiệp. Một số đại biểu quốc hội (ĐBQH) đề nghị làm rõ khái niệm, nội dung, tính chất, loại hình, quy mơ... của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo để hỗ trợ đúng đối tƣợng và tránh lãng phí đồng thời cơng nhận và khuyến khích khu vực tƣ nhân góp vốn hợp pháp thành lập quỹ đầu tƣ khởi nghiệp sáng tạo để đầu tƣ, tài trợ nhằm cổ vũ, khuyến khích cho hoạt động đổi mới sáng tạo, thực hiện các ý tƣởng. Với quy định vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách địa phƣơng không quá 30% tổng vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, ĐBQH Trần Anh Tuấn (TP Hồ Chí Minh) phân tích sự tham gia có thể thành công hay thất bại, nên cần làm rõ cơ chế chịu trách nhiệm chia sẻ rủi ro và có thêm sự đóng góp từ quỹ trung ƣơng nhằm đa dạng hóa kênh tiếp cận vốn. Tóm lại, khởi nghiệp hiện nay nhận đƣợc sự quan tâm của Chính phủ, Nhà nƣớc và tồn xã hội

2.3.3 Nhân lực

Với các doanh nghiệp khởi sự, nhân lực là yếu tố đóng vai trị rất quan trọng. Ngƣời khởi nghiệp khi bắt đầu khởi nghiệp thƣờng là những ngƣời có năng lực. Tuy nhiên, năng lực đó chƣa đạt tới độ chín mà chỉ ở dạng tiềm năng, cịn cần vƣợt qua nhiều khó khăn mới thành ngƣời tài thực sự. Thêm vào đó, sự liên kết giữa những ngƣời giỏi nhìn chung là yếu. Do ít vốn nên doanh nghiệp khởi nghiệp càng có ít cơ hội sở hữu những ngƣời nhân viên có năng lực, trong khi nhân sự tốt hiếm hoi lại dễ

bị các doanh nghiệp lớn câu kéo. Đa số doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lĩnh vực địi hỏi nhân lực có trình độ cao để có thể hiện thực hóa ý tƣởng của họ vào đời sống thực tế. Hơn thế nữa, nguyên nhân chính dẫn đến việc khởi nghiệp thất bại là do thiếu kiến thức về quản trị điều hành doanh nghiệp, thiếu kinh nghiệm thực tế trong môi trƣờng kinh doanh và thiếu hiểu biết về khoa học và cơng nghệ, nói tóm lại là sự yếu kém trong nhân sự của doanh nghiệp. Hơn nữa, hệ thống giáo dục chƣa chú trọng khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho thế hệ trẻ; học sinh, sinh viên chƣa đƣợc trang bị nguyên lý cơ bản về kinh tế học, ít đƣợc tiếp cận thực tiễn về kinh doanh. Trong khi đó, tinh thần làm chủ, khởi nghiệp lại đƣợc bắt đầu từ những ngƣời lăn lộn với thực tiễn, ít có cơ hội học hành, dẫn đến những ngƣời có trình độ chun mơn, có nhiều cơ hội khởi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi nghiệp thành công ở việt nam các yếu tố của môi trường kinh doanh và hàm ý với các doanh nghiệp khởi sự (Trang 64 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)