1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến thành công của hoạt động khởi nghiệp
1.3.3 Mô hình kinhdoanh
Duy trì sự thành công ở hầu hết các công ty khởi nghiệp phụ thuộc vào một mô hình kinh doanh mạnh và ổn định. Mô hình kinh doanh sẽ giúp các doanh nhân đánh giá thực tế về thành công của ý tƣởng khởi nghiệp. Một mô hình kinh doanh phù hợp sẽ giúp họ tìm hiểu các yếu tố nhƣ: Khái niệm kinh doanh của công ty - công ty đang giải quyết vấn đề gì, đối với ai; Làm thế nào để công ty tạo ra giá trị cho khách hàng; cách thức sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đến với khách hàng; Làm thế nào để công ty có thể cạnh tranh trên thị trƣờng; Tất cả doanh thu và chi phí mà công ty có thể dự tính…Tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình kinh doanh không dễ dàng. Ví dụ nhƣ Apple, một công ty hiểu rõ về mô hình kinh doanh, ngoài các yếu tố đề cập trên còn yêu cầu “suy nghĩ khác” về một tổ chức và mối quan hệ của tổ chức đó với thế giới bên ngoài.
Năm 2010, Alexander Osterwalder đã tổng hợp 9 yếu tố cần thiết nhất của tất cả các mô hình kinh doanh thành một biểu đồ đƣợc gọi là “Business model cavans” và chúng sẽ giúp các công ty khởi nghiệp có thể lựa chọn một mô hình kinh doanh thích hợp.
Hình 2: Mô hình kinh doanh Cavans
Nguồn: Khởi nghiệp: Từ ý tưởng đến thành công
Việc chọn mô hình kinh doanh là rất quan trọng để khởi nghiệp, tuy nhiên việc chọn mô hình kinh doanh phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm hay dịch vụ của công ty, tiềm năng phát triển và các tài sản cần thiết để biến mô hình thành sự thật. Các doanh nhân không nên ngại thay đổi nếu cảm thấy rằng mình đang đi không đúng hƣớng, hơn nữa, không có một mô hình kinh doanh nào hoàn hảo mãi mãi. Công ty ngày càng phát triển và mô hình kinh doanh cũng vậy, do đó, cần phải lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với điều kiện hiện tại.
1.3.4 Vốn đầu tư
Yếu tố vô cùng quan trọng để công ty khởi nghiệp có thể bắt đầu kinh doanh và thu đƣợc lợi nhuận chính là vốn. Nhu cầu về vốn của mỗi công ty là khác nhau, tùy thuộc vào loại hình cũng nhƣ quy mô của công ty. Các công ty trong lĩnh vực chế biến, sản xuất thƣờng có nhu cầu vốn cao hơn so với các công ty trong lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ. Ban đầu, các công ty khởi nghiệp thƣờng tìm đến các nguồn vốn từ chính bản thân, bạn bè và gia đình, hạn chế tối đa các khoản vay ngân hàng do thủ tục phức tạp và phải căn cứ lịch sử tín dụng cũng nhƣ tài sản thế chấp. Đối
CƠ SỞ HẠ TẦNG HOẠT ĐỘNG TRỌNG YẾU Mô tả những việc quan trọng nhất mà một công ty phải làm để vận hành mô hình kinh doanhh của mình. CÁC ĐỐI TÁC CHÍNH Mô tả mạng lƣới bao gồm các nhà cung cấp và đối tác mà nhờ đó mô hình kinh doanh có thể vận hành NGUỒN LỰC CHỦ CHỐT Mô tả những tài sản quan trọng nhất cần có để vận hành một mô hình kinh doanh.
GIÁ TRỊ
GIẢI PHÁP GIÁ TRỊ Mô tả gói sản phẩm và dịch vụ mang lại giá
trị cho một phân khúc khách hàng cụ thể. QUAN HỆ KHÁCH HÀNG Diễn tả các hình thức quan hệ mà một công ty thiết lập với các phân khúc khách hàng cụ thể QUAN HỆ KHÁCH HÀNG Diễn tả các hình thức quan hệ mà một công ty thiết lập với các phân khúc khách hàng cụ thể KHÁCH HÀNG CÁC KÊNH KINH DOANH
Diễn tả cách thức một công ty giao thiệp và tiếp cận các phân khúc khách hàng của mình nhằm chuyển đến họ một giải pháp giá trị.
Mô tả mọi chi phí phát sinh để vận hành một mô hình kinh doanh
CƠ CẤU CHI PHÍ TÀI CHÍNH DÒNG DOANH THU Phản ánh lƣợng tiền mặt mà một công ty thu đƣợc từ mỗi phân khúc khách hàng.
với các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ có tiềm năng tăng trƣởng nhanh do việc liên tục thúc đẩy nghiên cứu các sản phẩm đầu tƣ trên cơ sở phát triển các sản phẩm cơ sở, do đó các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận đƣợc các nhà cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh mạo hiểm. Sự thành công lâu dài của việc khởi nghiệp phụ thuộc vào khả năng của nhóm sáng lập để huy động vốn nhằm hỗ trợ nghiên cứu, phát triển sản phẩm nhiên liệu, khám phá thị trƣờng sản phẩm phù hợp và tăng doanh thu và lợi nhuận. Do đó, để giảm thiểu rủi ro tài chính, công ty nên đạt đƣợc một mốc quan trọng trong quá trình khởi nghiệp vì nó có thể thu hút vòng đầu tƣ tiếp theo từ các nhà đầu tƣ mới.
Tuy nhiên, khả năng tài chính không phải lúc nào cũng là yếu tố quyết định sự thành công của công ty khởi nghiệp. Ví dụ nhƣ Webvan, Kozmo. Pets.com, Flooz, và Friendster là những công ty khởi nghiệp thất bại mặc dù đã nhận đƣợc nguồn vốn đầu tƣ rất lớn. Nhiều nhà sáng lập đã dành một khoảng thời gian đáng kể để chuẩn bị cho việc gây quỹ, đàm phán với các nhà đầu tƣ và thực tế cho thấy, quá nhiều doanh nhân bị “nghiện tiền bạc”. Vốn đầu tƣ chỉ là một yếu tố kích hoạt chứ không phải là mục tiêu của công ty khởi nghiệp. Nó chỉ giúp công ty từ vị trí hiện tại tiến dần đến mục tiêu trong tƣơng lai, đó là cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ hữu ích, đƣợc yêu thích và khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm hay dịch vụ đó.
Một công ty khởi nghiệp muốn thành công trong thời gian dài cũng cần phải quản lý tài chính một cách minh bạch và hiệu quả. Tất cả các khoản chi phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ và các chi phí không cần thiết phải giảm thiểu tối đa. Công ty phải xác định đƣợc các nhu cầu để huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.3.5 Thời điểm khởi nghiệp
Xét về yếu tố cạnh tranh, thời điểm là một yếu tố quan trọng và nó đã giúp nhiều công ty khởi nghiệp trở nên nổi trội mặc dù thị trƣờng rất hỗn loạn và bận rộn ở thời điểm các công ty này gia nhập. Thêm vào đó, thời điểm không thể thay thế bằng cách đầu tƣ nhiều hơn vào các yếu tố khác của công ty. Nếu có một ý tƣởng
hay, một mô hình kinh doanh phù hợp, đội ngũ làm việc năng động, hiệu quả và vốn đầu tƣ sẵn có thì có thể làm gia tăng khả năng thành công nhƣng nếu không có yếu tố thời điểm, khả năng công ty gặp thất bại là rất lớn.
Để thu hút đƣợc khách hàng và tạo ra doanh thu tối đa thì sản phẩm hay dịch vụ của công ty phải đƣợc ra mắt vào thời điểm thị trƣờng đang có háo hức về các tính năng và lợi ích của sản phẩm, dịch vụ đƣợc cung cấp. Nếu công ty khởi nghiệp quá sớm, khách hàng có thể chƣa sẵn sàng để nhận thấy đƣợc giá trị của sản phẩm hay dịch vụ. Nhƣng nếu khởi nghiệp quá muộn, công ty có thể bỏ lỡ thời điểm khi mà khách hàng đang có nhu cầu lớn.
Trong môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh, thời điểm ra mắt của công ty khởi nghiệp cũng bị ảnh hƣởng bởi thời điểm đƣa ra các sản phẩm của công ty khác. Một số công ty tiên phong cố gắng đánh bại khách hàng trên thị trƣờng để thu hút đƣợc nhiều khách hàng tiềm năng. Một số công ty khác lựa chọn là ngƣời đến sau hoặc họ sẽ chờ cho tới khi thị trƣờng trở nên quen thuộc với các tính năng của sản phẩm, dịch vụ và nhu cầu bắt đầu tăng. Chiến lƣợc này có thể giúp các công ty đến sau tránh đƣợc các rủi ro hay phản ánh tiêu cực có thể xảy ra từ sản phẩm đƣợc cung cấp bởi các công ty tiên phong.
Thời điểm đóng vai trò quan trọng trong khởi nghiệp nhƣng không phải doanh nghiệp khởi nghiệp nào cũng tìm đƣợc đúng thời điểm cho mình do không có bất cứ quy trình, quy tắc rõ ràng nào để xác định chính xác thời điểm khởi nghiệp. Các công ty phải tìm ra phƣơng pháp và cách thức để tìm ra thời điểm thuận lợi cho công ty của họ.
Tóm lại, trong vô vàn những yếu tố tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp khởi sự, năm yếu tố chính có thể đƣợc kể tên bao gồm ý tƣởng, nhóm làm việc, mô hình kinh doanh, vốn đầu tƣ và thời điểm. Hầu hết các công ty khởi nghiệp không thể thành công chỉ dựa vào một yếu tố mà cần phải có sự kết hợp khéo léo và hài hòa giữa năm yếu tố này. Tùy từng trƣờng hợp, thứ tự quan trọng của năm yếu tố này có thể thay đổi đối với khởi nghiệp khác nhau.
1.4 Kinh nghiệm tạo dựng môi trƣờng kinh doanh cho khởi nghiệp thành công ở một số nƣớc Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ở một số nƣớc Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Khái nhiệm Khởi nghiệp tuy khá mới mẻ ở Việt Nam, nhƣng nó đã và đang trở thành xu hƣớng của nhiều nƣớc trên thế giới và trong khu vực trong nhiều năm. Các nƣớc với xu hƣớng khởi nghiệp phát triển luôn tìm cách cải thiện môi trƣờng kinh doanh, đặc biệt là về yếu tố tài chính - một trong năm yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự thành công của khởi nghiệp, để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khởi sự đi đến thành công. Phần này tập trung vào một số chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở các nƣớc Châu Á nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore và Thái Lan.
1.4.1 Chính sách tín dụng
Tại Singapore, Nhà nƣớc hỗ trợ giai đoạn đầu hình thành doanh nghiệp khởi sự thông qua quỹ đầu tƣ mạo hiểm giai đoạn đầu (EVFS – Early -Stage Venture Funding Scheme) đƣợc quản lý bởi Quỹ nghiên cứu quốc gia. Quỹ là sự kết hợp tài trợ giữa nhà nƣớc và các nhà đầu tƣ mạo hiểm, trong đó các nhà đầu tƣ mạo hiểm đầu tƣ ít nhất 10 triệu USD vào doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ ; bên cạnh đó, quỹ đầu tƣ thiên thần do một công ty thuộc Chính phủ Singapore và một nhóm nhà đầu tƣ thiên thần theo hƣớng vốn đối ứng vào các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển theo quy định hƣớng, sáng tạo với vốn tối đa lên tới 1,5 triệu USD; Seeds Spring là một công ty đại diện cho Chính phủ Singapore cùng với bên thứ 3 độc lập, sẽ đầu tƣ vào doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực thƣơng mại với số vốn đầu tƣ tƣơng xứng, tối đa lên tới 1 triệu USD và vòng đầu tiên của vốn đầu tƣ thƣờng giới hạn ở mức 300.000 USD.
Đối với Thái Lan, hiện đang có quỹ cạnh tranh để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở năm ngành nghề nhƣ sau: chăm sóc sức khỏe, công nghệ tài chính, công nghệ nông nghiệp, du lịch và công nghệ kỹ thuật số. Ngoài ra, Chính phủ đang xúc tiến thành lập quỹ hỗ trợ khởi nghiệp với số tiền 20 tỷ Bath tƣơng đƣơng khoảng 571 triệu USD và sẽ phân bổ 10 tỷ Bath trong năm 2016. Quỹ dự kiến tìa trợ cho
2.500 doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm chuyển đổi chiến lƣợc phát triển truyền thống sang mô hình mới hơn để thúc đẩy đổi mới.
1.4.2 Chính sách mô hình “vườn ươm”
Mô hình vƣờn ƣơm ngày càng phổ biến và đƣợc chú trọng phát triển tại các nƣớc trên thế giới. Hoa Kỳ là quốc gia có số vƣờn ƣơm lớn nhất thế giới với 1.250 cơ sở ƣơm cho 41.000 doanh nghiệp khởi nghiệp năm 2012. Thái Lan có 90 vƣờn ƣơm và Malaysia có 85 vƣờn ƣơm. Nhà nƣớc có vai trò chủ chốt trong việc hình thành và phát triển của các vƣờn ƣơm thông qua điều tiết ngân sách trung ƣơng và địa phƣơng cho vƣờn ƣơm nhằm hỗ trợ các chi phí trong quá trình hoạt động hoặc kết hợp giữa vốn ngân sách và vốn vay ƣu đãi từ ngân hàng theo tỷ lệ khác nhau, điển hình là Trung Quốc 60%-40%, Đài Loan 50% - 50%. Bên cạnh việc hỗ trợ các vƣờn ƣơm, Nhà nƣớc còn có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động trong vƣờn ƣơm. Ở Trung Quốc, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể thuê mặt bằng thấp hơn 10-20% nếu mặt bằng đó năm trong vƣờn ƣơm, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đào tạo thƣờng xuyên, các dịch vụ tƣ vấn kế hoạch kinh doanh và tìm kiếm thị trƣờng cũng thuận lợi hơn trong các khu vực vƣờn ƣơm.
1.4.3 Chính sách ưu đãi thuế
Chính sách ƣu đãi thuế đƣợc áp dụng trên 3 cấp độ: các doanh nhân, các doanh nghiệp khởi nghiệp và các nhà đầu tƣ. Cụ thể, ƣu đãi thuế đối với doanh nhân bao gồm giảm thuế thu nhập cá nhân hoặc giảm các khoản đóng góp an sinh xã hội. Ƣu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp bao gồm các ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc các quy định về khấu hao, lao động trong các doanh nghiệp này đƣợc miễn một số khoản đóng góp an sinh xã hội. Ƣu đãi đối với các nhà đầu tƣ bao gồm miễn thuế một phần lợi nhuận từ các khoản đầu tƣ vào doanh nghiệp khởi nghiệp, cho phép bù lỗ đối với các khoản lỗ phát sinh từ việc đầu tƣ vào doanh nghiệp khởi nghiệp. Các chính sách ƣu đãi thuế giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm bớt phụ thuộc vào nguồn vốn vay, tiết kiệm đƣợc chi phí kinh doanh, dẫn đến giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và thu hút vốn đầu tƣ.
Tại Singapore, trong ba năm đầu các doanh nghiệp khởi nghiệp có doanh thu dƣới 100.000 đô la Sing sẽ đƣợc miễn thuế TNDN; doanh thu từ 100.000 đến 300.000 đô la Sing áp dụng mức thuế suất TNDN là 8,5%; và doanh thu trên 300.000 đô la Sing thì áp dụng mức thuế suất 17%. Các doanh nghiệp khởi nghiệp từ năm thứ tƣ trở đi có doanh thu dƣới 300.000 đô la Sing áp dụng mức thuế suất TNDN là 17%.
Tại Thái Lan, Chính phủ ƣu đãi không đánh thuế thu nhập cá nhân trong vòng 10 năm đối với nhà đầu tƣ vào 10 lĩnh vực công nghiệp chủ chốt về công nghệ và sáng tạo bao gồm ô tô thế hệ kế tiếp, điện tử thông minh, du lịch trải nghiệm đa dạng phong phú và du lịch chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp và công nghệ sinh học, thực phẩm, rô bốt công nghiệp, vận chuyển và hàng không, chất đốt sinh học…Ngoài ra, các công ty đầu tƣ mạo hiểm cũng đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng năm năm đầu.
Tại Ấn Độ, những doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua đổi mới sáng tạo, đáp ứng các điều kiện là một Startup trong Chƣơng trình hành động của Ấn Độ sẽ đƣợc miễn thuế TNDN trong vòng ba năm đầu; miễn thuế với thặng dƣ vốn đầu tƣ vào các quỹ đƣợc Chính phủ công nhận, áp dụng đối với các Startup là doanh nghiệp nhỏ và vừa mới đƣợc thành lập và đang có ý định mở rộng hoạt động; miễn thuế đối với các khoản đầu tƣ cao hơn giá trị thị trƣờng trong trƣờng hợp các quỹ đầy tƣ mạo hiểm đầu tƣ vào các Startup cao hơn giá trị thị trƣờng.
Tại Trung Quốc, nếu doanh nghiệp khởi nghiệp do sinh viên tốt nghiệp làm chủ trong lĩnh vực tƣ vấn, thông tin, dịch vụ kỹ thuật, sau khi đƣợc cơ quan thuế phê chuẩn thì đƣợc miễn thuế TNDN trong hai năm; trong lĩnh vực giao thông vận tải, thông tấn điện tử đƣợc miễn thuế TNDN năm đầu và giảm ½ thuế suất TNDN trong năm thứ hai; trong lĩnh vực sự nghiệp công cộng, thƣơng nghiệp, vật tƣ, thƣơng mại quốc tế, du lịch, kho bãi, dịch vụ lƣu trú, ăn uống, sự nghiệp văn hóa giáo dục, vệ sinh đƣợc miễn thuế TNDN trong một năm.
1.4.4 Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Từ các thực tế trên của các quốc gia trên thế giới, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam nhƣ sau:
Về chính sách tín dụng: thành lập các quỹ hỗ trợ cho giai đoạn đầu khởi