Thực trạng khởi nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi nghiệp thành công ở việt nam các yếu tố của môi trường kinh doanh và hàm ý với các doanh nghiệp khởi sự (Trang 61 - 66)

2.2 Thực tiễn hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam

2.2.1 Thực trạng khởi nghiệp

Tại Việt Nam hiện nay, khởi nghiệp đƣợc hiểu là hoạt động nhằm tạo ra giá trị có lợi cho ngƣời hoặc nhóm ngƣời khởi nghiệp, cho cổ đông của công ty, cho ngƣời lao động, cho cộng đồng và cho Nhà nƣớc. Có nhiều hình thức của khởi nghiệp nhƣ khởi nghiệp qua thành lập doanh nghiệp, khởi nghiệp bằng việc phối hợp với các doanh nghiệp khác để cùng nhau phát triển ý tƣởng sáng tạo của mình, khởi nghiệp bằng cách tự bắt đầu sự nghiệp của mình để tạo ra các giá trị cho bản thân, doanh nghiệp và cộng đồng.

Theo báo cáo đánh giá chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam năm 2015-2016 do phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện đã làm rõ thực trạng hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam thời gian qua và chỉ ra sự cần thiết phải đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, cụ thể:

 Nhận thức về cơ hội khởi nghiệp đối với ngƣời trƣởng thành năm 2015 đã tăng mạnh so với năm 2014 và 2013. Có 56,8% ngƣời trƣởng thành ở Việt Nam nhận thức cơ hội khởi sự kinh doanh năm 2015, xếp thứ 9/60 nƣớc cũng tiến hành đánh giá chỉ số khởi nghiệp quốc gia, so với 39,4% năm 2014 và 36,8% năm 2013. Tỷ lệ này trung bình ở các nƣớc có cùng trình độ với Việt Nam là 53,8%. Điều này cho thấy sự cần thiết của giáo dục về kinh doanh và khởi nghiệp kinh doanh ở Việt Nam cần đƣợc chú trọng và phát triển để tạo ra nguồn nhân lực đảm bảo.

 Xét về khả năng kinh doanh, năm 2015 có 56,8% số ngƣời trƣởng thành đƣợc hỏi ở Việt Nam tự đánh giá có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết

để bắt đầu kinh doanh, thấp hơn mức 58,2% của năm 2014 nhƣng cao hơn mức 48,7% của năm 2013. Việc tỷ lệ này giảm đi trong năm 2015 trong khi tỷ lệ ngƣời nhận thấy cơ hội kinh doanh tăng lên cho thấy những lo ngại về sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong kinh doanh trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

 Chỉ số lo sợ thất bại khi kinh doanh ở Việt Nam năm 2015 là 45,6%, giảm so với 50,1% năm 2014 và 56,7% năm 2013. Tuy giảm nhƣng chỉ số này của Việt Nam vẫn ở mức cao, xếp thứ 8/60 nƣớc tham gia điều tra năm 2015. Lo sợ thất bại là một trong những rào cản quan trọng khiến nhiều ngƣời chƣa bắt tay vào khởi sự kinh doanh dù có thể nhận thức đƣợc cơ hội kinh doanh. Điều này cho thấy Việt Nam phải có các giải pháp để nâng cao khả năng kinh doanh của ngƣời dân.

 Tỷ lệ ngƣời có ý định khởi sự kinh doanh ở Việt Nam trong năm 2015 là 22,3% xếp thứ 23/60, cao hơn mức 18,2% năm 2014 và gần bằng mức 24,1% năm 2013. Tuy vậy, tỷ lệ này vẫn kém xa so với mức trung bình của các nƣớc cùng trình độ với Việt Nam (36,5%). Điều này cho thấy tỷ lệ ngƣời có ý định khởi nghiệp ở Việt Nam cịn thấp và cần có các chính sách khuyến khích khởi nghiệp, đặc biệt là cải thiện môi trƣờng kinh doanh, hệ sinh thái khởi nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời khởi sự kinh doanh.

 Ở Việt Nam và các nƣớc trên thế giới, sự tự tin về năng lực kinh doanh thƣờng tỷ lệ thuận với độ tuổi. Tỷ lệ thanh niên (18-34 tuổi) nhận thức có khả năng kinh doanh ở Việt Nam là 55% trong khi tỷ lệ này ở trung niên (35-64%) là 68,6%. Trong khi đó dƣờng nhƣ thanh niên lại là nhóm nhạy bén và nhìn nhận cơ hội kinh doanh tốt hơn, khi mà 58,7% thanh niên nhận thấy có cơ hội kinh doanh trong khi ở trung niên tỷ lệ này là 54,9%. Đây là điểm khác biệt đầu tiên so với kết quả khảo sát năm 2014 khi khơng có sự khác biệt về nhận thức cơ hội kinh doanh giữa trung niên và thanh niên. Điểm khác biệt thứ hai là về tỷ lệ ngƣời lo sợ thất bại trong kinh doanh. Nếu năm 2014 tỷ lệ thanh niên lo sợ thất bại trong kinh doanh cao hơn so với trung niên thì năm 2015 lại hồn tồn ngƣợc lại. Tỷ lệ thanh niên lo sợ thất bại trong kinh doanh là 43,8% thấp hơn mức 47,4% của trung niên. Điều này cho thấy Việt Nam cần chú trọng hơn đến đối tƣợng thanh niên để xây dựng các chƣơng

trình hỗ trợ khởi nghiệp. Họ là những ngƣời nhạy bén trong nhìn nhận và nắm bắt cơ hội kinh doanh, dám chấp nhận rủi ro để khởi nghiệp. Điều duy nhất còn hạn chế của thanh niên so với trung niên là khả năng kinh doanh. Chính vì vậy, ngồi việc tiếp tục tăng cƣờng trang bị các kiến thức cơ bản về kinh doanh trong các hệ thống giáo dục, cần có các chƣơng trình đào tạo về các nghiệp vụ và kỹ năng khởi sự kinh doanh và hỗ trợ khởi nghiệp để trang bị năng lực kinh doanh cho đối tƣợng thanh niên.

Hình 8: Ý định khởi sự kinh doanh tại Việt Nam năm 2015

Nguồn: Khởi nghiệp: Từ ý tưởng đến thành công

Trong năm 2015 ở Việt Nam, tỷ lệ các hoạt động kinh doanh đang khởi sự là 1% và tỷ lệ kinh doanh mới khởi sự thành cơng là 12,7%. Điều này có thể hiểu rằng trong năm 2015, cứ 100 ngƣời trƣởng thành thì có 14 ngƣời đang trong giai đoạn khởi sự kinh doanh, thấp hơn so với 15 ngƣời trong năm 2013 và 2014. Việt Nam xếp thứ 20 trong tổng số 60 nền kinh tế và tỷ lệ ngƣời trong giai đoạn khởi sự kinh doanh năm 2015. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ hơn Malaysia (xếp hạng 60/60) về tỷ lệ ngƣời tham gia khởi sự kinh doanh năm 2015, còn lại kém hơn

Philippines (16/60) và Indonesia (13/60). Kết quả này cho thấy cần phải tiếp tục thúc đẩy tinh thần doanh nhân khởi nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Hình 9: Phát triển kinh doanh ở Việt Nam năm 2015

Năm 2015 tỷ lệ thanh niên tham gia vào các hoạt động khởi sự kinh doanh là 15,5%, trong khi tỷ lệ này ở ngƣời trung niên là 11,9%. Cụ thể hơn, những ngƣời trong độ tuổi 25-34 là nhóm có tỷ lệ khởi nghiệp cao nhất, chiếm gần 18%, tiếp đến là nhóm ngƣời có độ tuổi từ 35-44 chiếm 16% và đứng thứ ba là nhóm 18-25 trong giai đoạn đại học chiếm 13%.

 Ở Việt Nam, tỷ lệ các hoạt động khởi nghiệp kinh doanh hƣớng tới phục vụ ngƣời tiêu dùng chiếm tới 74,5%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nƣớc thuộc cùng giai đoạn phát triển hoạt động khởi sự trên thế giới. Tỷ trọng các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực còn lại đều thấp hơn mức trung bình của các nƣớc có cùng trình độ phát triển: lĩnh vực chế biến 14,4% (so với 22,4%), lĩnh vực phục vụ doanh nghiệp 3,3% (so với 5,8%).

Theo phân chia theo các ngành kinh tế, tỷ lệ khởi nghiệp trong ngành bán buôn bán lẻ ở Việt Nam chiếm đến 71,2%, trong khi tỷ lệ này ở các ngành dịch vụ là 9,6% so với mức trung bình 15% của các nƣớc cùng trình độ phát triển với Việt Nam.

 Tỷ lệ ngƣời từ bỏ kinh doanh ở Việt Nam năm 2015 là 3,7%, trong đó 2,7% hoạt động kinh doanh phải chấm dứt. Nhìn chung, tỷ lệ từ bỏ kinh doanh ở Việt Nam trong giai đoạn 2013-2015 là tƣơng đối ổn định và thấp hơn nhiều mặt bằng chung của các nƣớc có cùng trình độ phát triển, tuy nhiên so với các nƣớc tham gia khảo sát thì tỷ lệ này của Việt Nam đƣợc xếp vào mức trung bình, vị trí 27/60. So sánh tỷ lệ từ bỏ kinh doanh với tỷ lệ khởi nghiệp, tỷ lệ từ bỏ kinh doanh ở Việt Nam vẫn ở mức khá cao là 27%, tăng lên so với mức 24% trong năm 2014.

Lý do chính đƣợc nêu ra là gặp vấn đề về tài chính (29,2%), kinh doanh khơng có lợi nhuận (22,2%), có cơ hội việc làm hay cơ hội kinh doanh khác (19,4%), lý do cá nhân (11,1%) và việc từ bỏ kinh doanh đã đƣợc lên kế hoạch trƣớc (9,7%). Đáng chú ý là những năm trƣớc tỷ lệ ngƣời từ bỏ kinh doanh vì có cơ hội bán doanh nghiệp hầu nhƣ khơng có thì năm 2015 đã có 4,2%. Điều này cho thấy những tín hiệu tích cực về thị trƣờng khởi nghiệp ở Việt Nam, nhất là sự tham gia của các quỹ đầu tƣ mạo hiểm, quỹ khởi nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài trong thời gian gần đây.

 Theo thống kê của Việt Nam, các công ty khởi nghiệp thành công ở Việt Nam đều học hỏi và xây dựng những mơ hình tƣơng tự đã thành cơng ở nƣớc ngồi. Điều này dẫn đến hiện tƣợng nhầm lẫn phổ biến giữa công ty khởi nghiệp và cá nhân lập nghiệp

 Tỷ lệ công ty khởi nghiệp thấp do nhận thức cơ hội khởi nghiệp ở ngƣời trƣởng thành của Việt Nam thấp. Bên cạnh đó, kiến thức và kinh nghiệm tìm kiếm các ý tƣởng kinh doanhh độc đáo, khác biệt của nhà khởi nghiệp còn hạn chế.

 Những điểm mạnh của công ty khởi nghiệp tại Việt Nam: số lƣợng công ty khởi nghiệp tăng nhanh; tâm lý hăng hái và khao khát vƣợt qua gian khổ, nghèo đói; có đƣợc cơ hội từ tồn cầu mạnh mẽ; khởi nghiệp là xu hƣớng đƣợc giới trẻ Việt Nam lựa chọn trong hiện tại và tƣơng lai.

 Điểm yếu của nhà khởi nghiệp tại Việt Nam: có quá nhiều ý tƣởng; thiếu và yếu các kiến thức nền tảng; tiếng anh giao tiếp kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi nghiệp thành công ở việt nam các yếu tố của môi trường kinh doanh và hàm ý với các doanh nghiệp khởi sự (Trang 61 - 66)