2.1. Tổng quan về môi trƣờng kinhdoanh tại Việt Nam
2.1.3 Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam
+) Văn hóa, chính sách, nhân sự và thị trường
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nghiên cứu “Báo cáo đánh giá chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam năm 2015-2016”, hệ sinh thái của Việt Nam năm 2015 hầu nhƣ khơng có thay đổi nhiều so với năm 2014 và 2013 cả về mức độ và thứ tự xếp hạng của các chỉ số. Cơ sở hạ tầng tiếp tục là yếu tố đƣợc đánh giá cao nhất trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam, đạt 4,07 /5 điểm. Hai yếu tố tiếp theo đƣợc chuyên gia đánh giá cao là sự năng động của thị trƣờng nội địa (3,59 điểm) và Văn hóa và chuẩn mực xã hội (3,23 điểm). Trong số mƣời hai chỉ số về hệ sinh thái khởi nghiệp, chỉ có ba chỉ số này ở trên mức trung bình (3 điểm).
Khi so sánh hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam với 61 nƣớc khác trên thế giới, bốn chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp có thứ hạng thấp nhất của Việt Nam năm 2015 là giáo dục về kinh doanh bậc phổ thông (xếp thứ 47/62), giáo dục về kinh doanh sau phổ thơng (47/62), chƣơng trình hỗ trợ của Chính phủ (50/62) và tài chính kinh doanh (50/62. Đây cũng đƣợc coi là yếu tố kém thuận lợi cho khởi sự kinh doanh ở Việt Nam so với các nƣớc khác trên thế giới.
Nếu so sánh với các nƣớc ASEAN, trong số mƣời hai chỉ số của hệ sinh thái khởi nghiệp, khơng có chỉ số nào của Việt Nam đƣợc đánh giá tốt hơn bốn nƣớc là Philippines, Indonesia, Thái Lan và Malaysia; trong khi đó có tới tám chỉ số của Việt Nam kém hơn tất cả 4 nƣớc ASEAN tham gia khảo sát, các chỉ số đó là tài chính cho kinh doanh, Chƣơng trình hỗ trợ của Chính phủ, Giáo dục về kinh doanh bậc phổ thông, Giáo dục về kinh doanh sau phổ thông, Chuyển giao công nghệ, Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, Năng động của thị trƣờng nội địa, Văn hóa và chuẩn mực xã hội. Rõ ràng đây là những vấn đề mà Việt Nam cần phải có những giải pháp cải thiện để thúc đẩy hoạt động khởi sự và kinh doanh, theo kịp với sự phát triển của các nƣớc ASEAN.
Bảng 1: Điều kiện khởi sự kinh doanh tại Việt Nam và các nƣớc ASEAN năm 2015
+) Các hỗ trợ và thể chế:
Năm 2016 đƣợc Chính phủ Việt Nam lựa chọn làm năm “quốc gia khởi nghiệp” với mục tiêu tạo ra làn sóng đầu tƣ thứ hai dƣới đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” của Bộ Khoa học và Cơng nghệ, chính vì vậy hoạt động khởi nghiệp diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và có nhiều điểm sáng hơn hẳn so với các năm trƣớc đây.
Hình 7: Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam năm 2016
Trong năm 2016, đề án Vietnam Silicon Valley (VSV) của Bộ Khoa học và Cơng nghệ mới chính thức đƣợc biết đến rộng rãi và ghi nhận nhiều hoạt động đáng kể nhƣ không gian làm việc chung cho startup VSV corner, chƣơng trình huấn luyện, kết nối startup với giới đầu tƣ và hoạch định chính sách VSV Angel Camp, ngày hội Demo Day 2016 giúp 11 startup mới thuyết trình về sản phẩm tới các quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhƣ IDG Ventures, Cathay Financial Holdings, FPT Ventures,…và đặc biệt là chƣơng trình ƣơm mầm và cấp vốn khởi nghiệp VSVA Bootcamp. Sau khi tạo bệ phóng thành cơng cho Lozi (ứng dụng khám phá địa điểm
ăn uống) và TechElite (phần mềm quản lý sự kiện BigTime và giao tiếp doanh nghiệp Worktime), năm qua, VSV tiếp tục cấp vốn mồi cho hàng loạt các startup mới nhƣ Jobwise (nền tảng tuyển dụng), PiiShip (ứng dụng ship hàng), Hachi (thiết bị nông nghiệp thông minh), EKID Studio (đồ chơi giáo dục cho trẻ em), Schoolbus.vn (học trực tuyến qua live - streaming), EZ4Home (showroom nội thất 3D online).
Sự xuất hiện của các co-working space với không gian rộng cho tổ chuwccs sự kiện nhƣ Toong, Up, Dreamplex, Circo, Hatch! Nest, Hub.IT…rõ ràng đã tạo đà để hàng loạt chƣơng trình, hội thảo hữu ích cho cộng đồng khởi nghiệp diễn ra.
Năm 2016 vừa qua cũng chứng kiến một số lƣợng khơng nhỏ các sân chơi, chƣơng trình cơng phu cho startup. Ngồi những chƣơng trình thƣờng niên nhƣ Hatch! Fair, Khởi nghiệp cùng Kawai, VYE Startup Bootcamp, VSVA Bootcamp, Topica Founder Institute, Angelhack…rất nhiều sự kiện mới nhƣ Vietnam Ricebowl Startup Award, Echelon, Facebook Hackathon, Google DayX, Startup Insider…cũng chọn năm 2016 làm năm khởi động. Có thể nói cứ vài tuần một lần, dân startup lại có cơ hội đƣợc tham gia thử sức ở một đấu trƣờng khởi nghiệp hoặc công nghệ.
Nếu nhƣ các công ty công nghệ đời đầu của Việt Nam chủ yếu thƣờng làm outsourcing dự án nƣớc ngoài hoặc tập trung vào thị trƣờng nội địa thì nay nhiều startup đã bắt đầu làm sản phẩm hƣớng tới thị trƣờng quốc tế, thậm chí từ ngay khi mới thành lập. Tiêu chuẩn cho xu hƣớng “vƣơn ra thế giới” có thể kể đến Designbold (công cụ thiết kế), Money Lover (ứng dụng quản lý tài chính cá nhân), Beeketing (nền tảng marketing tự động), GotIt! (nền tảng hỏi đáp), AZStack (Messaging API cho ứng dụng), Triip.me (nền tảng kết nối tour guide bản địa với du khách nƣớc ngoài), Umbala (ứng dụng quay video tự hủy), ELSA (ứng dụng học tiếng anh), Arimo (nền tảng AI phân tích dữ liệu lớn)…
+) Nguồn tài chính
Vốn mạo hiểm chính mạng sống của một hệ sinh thái khởi nghiệp và nhân tố khác đóng góp quan trọng trong sự bùng nổ của khởi nghiệp Việt Nam năm nay
chính là các nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngồi. Con đƣờng gọi vốn quỹ ngoại trƣớc giờ luôn vô cùng gian nan, nhƣng làn sóng đầu tƣ mạnh mẽ từ nƣớc ngoài vào các startup Việt vẫn chƣa hề có dấu hiệu chững lại với số thƣơng vụ rót vốn và sáp nhập liên tục tăng nhanh qua các năm. Những startup nhận đầu tƣ trong năm có thể kể đến nhƣ Momo (28 triệu USD), GotIt! (9 triệu USD), VnTrip (3 triệu USD), Kyna.vn, batdongsan.com, Triip.me, Beeketing, OnOnPay, iMap, Fundy, Meete, MimosaTek, Vooy…