Chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi nghiệp thành công ở việt nam các yếu tố của môi trường kinh doanh và hàm ý với các doanh nghiệp khởi sự (Trang 39)

Tại Singapore, Nhà nƣớc hỗ trợ giai đoạn đầu hình thành doanh nghiệp khởi sự thông qua quỹ đầu tƣ mạo hiểm giai đoạn đầu (EVFS – Early -Stage Venture Funding Scheme) đƣợc quản lý bởi Quỹ nghiên cứu quốc gia. Quỹ là sự kết hợp tài trợ giữa nhà nƣớc và các nhà đầu tƣ mạo hiểm, trong đó các nhà đầu tƣ mạo hiểm đầu tƣ ít nhất 10 triệu USD vào doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ ; bên cạnh đó, quỹ đầu tƣ thiên thần do một công ty thuộc Chính phủ Singapore và một nhóm nhà đầu tƣ thiên thần theo hƣớng vốn đối ứng vào các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển theo quy định hƣớng, sáng tạo với vốn tối đa lên tới 1,5 triệu USD; Seeds Spring là một công ty đại diện cho Chính phủ Singapore cùng với bên thứ 3 độc lập, sẽ đầu tƣ vào doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực thƣơng mại với số vốn đầu tƣ tƣơng xứng, tối đa lên tới 1 triệu USD và vòng đầu tiên của vốn đầu tƣ thƣờng giới hạn ở mức 300.000 USD.

Đối với Thái Lan, hiện đang có quỹ cạnh tranh để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở năm ngành nghề nhƣ sau: chăm sóc sức khỏe, công nghệ tài chính, công nghệ nông nghiệp, du lịch và công nghệ kỹ thuật số. Ngoài ra, Chính phủ đang xúc tiến thành lập quỹ hỗ trợ khởi nghiệp với số tiền 20 tỷ Bath tƣơng đƣơng khoảng 571 triệu USD và sẽ phân bổ 10 tỷ Bath trong năm 2016. Quỹ dự kiến tìa trợ cho

2.500 doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm chuyển đổi chiến lƣợc phát triển truyền thống sang mô hình mới hơn để thúc đẩy đổi mới.

1.4.2 Chính sách mô hình “vườn ươm”

Mô hình vƣờn ƣơm ngày càng phổ biến và đƣợc chú trọng phát triển tại các nƣớc trên thế giới. Hoa Kỳ là quốc gia có số vƣờn ƣơm lớn nhất thế giới với 1.250 cơ sở ƣơm cho 41.000 doanh nghiệp khởi nghiệp năm 2012. Thái Lan có 90 vƣờn ƣơm và Malaysia có 85 vƣờn ƣơm. Nhà nƣớc có vai trò chủ chốt trong việc hình thành và phát triển của các vƣờn ƣơm thông qua điều tiết ngân sách trung ƣơng và địa phƣơng cho vƣờn ƣơm nhằm hỗ trợ các chi phí trong quá trình hoạt động hoặc kết hợp giữa vốn ngân sách và vốn vay ƣu đãi từ ngân hàng theo tỷ lệ khác nhau, điển hình là Trung Quốc 60%-40%, Đài Loan 50% - 50%. Bên cạnh việc hỗ trợ các vƣờn ƣơm, Nhà nƣớc còn có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động trong vƣờn ƣơm. Ở Trung Quốc, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể thuê mặt bằng thấp hơn 10-20% nếu mặt bằng đó năm trong vƣờn ƣơm, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đào tạo thƣờng xuyên, các dịch vụ tƣ vấn kế hoạch kinh doanh và tìm kiếm thị trƣờng cũng thuận lợi hơn trong các khu vực vƣờn ƣơm.

1.4.3 Chính sách ưu đãi thuế

Chính sách ƣu đãi thuế đƣợc áp dụng trên 3 cấp độ: các doanh nhân, các doanh nghiệp khởi nghiệp và các nhà đầu tƣ. Cụ thể, ƣu đãi thuế đối với doanh nhân bao gồm giảm thuế thu nhập cá nhân hoặc giảm các khoản đóng góp an sinh xã hội. Ƣu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp bao gồm các ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc các quy định về khấu hao, lao động trong các doanh nghiệp này đƣợc miễn một số khoản đóng góp an sinh xã hội. Ƣu đãi đối với các nhà đầu tƣ bao gồm miễn thuế một phần lợi nhuận từ các khoản đầu tƣ vào doanh nghiệp khởi nghiệp, cho phép bù lỗ đối với các khoản lỗ phát sinh từ việc đầu tƣ vào doanh nghiệp khởi nghiệp. Các chính sách ƣu đãi thuế giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm bớt phụ thuộc vào nguồn vốn vay, tiết kiệm đƣợc chi phí kinh doanh, dẫn đến giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và thu hút vốn đầu tƣ.

Tại Singapore, trong ba năm đầu các doanh nghiệp khởi nghiệp có doanh thu dƣới 100.000 đô la Sing sẽ đƣợc miễn thuế TNDN; doanh thu từ 100.000 đến 300.000 đô la Sing áp dụng mức thuế suất TNDN là 8,5%; và doanh thu trên 300.000 đô la Sing thì áp dụng mức thuế suất 17%. Các doanh nghiệp khởi nghiệp từ năm thứ tƣ trở đi có doanh thu dƣới 300.000 đô la Sing áp dụng mức thuế suất TNDN là 17%.

Tại Thái Lan, Chính phủ ƣu đãi không đánh thuế thu nhập cá nhân trong vòng 10 năm đối với nhà đầu tƣ vào 10 lĩnh vực công nghiệp chủ chốt về công nghệ và sáng tạo bao gồm ô tô thế hệ kế tiếp, điện tử thông minh, du lịch trải nghiệm đa dạng phong phú và du lịch chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp và công nghệ sinh học, thực phẩm, rô bốt công nghiệp, vận chuyển và hàng không, chất đốt sinh học…Ngoài ra, các công ty đầu tƣ mạo hiểm cũng đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng năm năm đầu.

Tại Ấn Độ, những doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua đổi mới sáng tạo, đáp ứng các điều kiện là một Startup trong Chƣơng trình hành động của Ấn Độ sẽ đƣợc miễn thuế TNDN trong vòng ba năm đầu; miễn thuế với thặng dƣ vốn đầu tƣ vào các quỹ đƣợc Chính phủ công nhận, áp dụng đối với các Startup là doanh nghiệp nhỏ và vừa mới đƣợc thành lập và đang có ý định mở rộng hoạt động; miễn thuế đối với các khoản đầu tƣ cao hơn giá trị thị trƣờng trong trƣờng hợp các quỹ đầy tƣ mạo hiểm đầu tƣ vào các Startup cao hơn giá trị thị trƣờng.

Tại Trung Quốc, nếu doanh nghiệp khởi nghiệp do sinh viên tốt nghiệp làm chủ trong lĩnh vực tƣ vấn, thông tin, dịch vụ kỹ thuật, sau khi đƣợc cơ quan thuế phê chuẩn thì đƣợc miễn thuế TNDN trong hai năm; trong lĩnh vực giao thông vận tải, thông tấn điện tử đƣợc miễn thuế TNDN năm đầu và giảm ½ thuế suất TNDN trong năm thứ hai; trong lĩnh vực sự nghiệp công cộng, thƣơng nghiệp, vật tƣ, thƣơng mại quốc tế, du lịch, kho bãi, dịch vụ lƣu trú, ăn uống, sự nghiệp văn hóa giáo dục, vệ sinh đƣợc miễn thuế TNDN trong một năm.

1.4.4 Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ các thực tế trên của các quốc gia trên thế giới, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam nhƣ sau:

Về chính sách tín dụng: thành lập các quỹ hỗ trợ cho giai đoạn đầu khởi nghiệp vì theo kinh nghiệm của Singapore, trong giai đoạn đầu khởi nghiệp có nhiều rủi ro nên các nhà đầu tƣ ít đầu tƣ vào. Học tập các nƣớc Hà Lan, Hàn Quốc, Canada…thành lập quỹ đầu tƣ cho doanh nghiệp khởi nghiệp (quỹ đầu tƣ khởi nghiệp, quỹ đầu tƣ mạo hiểm) theo mô hình hợp tác công tƣ. Cụ thể, Nhà nƣớc sẽ bỏ một khoản vốn nhất định hoặc đầu tƣ vào doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các quỹ này theo tỷ lệ vốn đối ứng.

Về vƣờn ƣơm doanh nghiệp: để vƣờn ƣơm công lập hoạt động có hiệu quả thì Nhà nƣớc sẽ thực hiện các hỗ trợ nhƣ cấp đất, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và kinh phí vận hành, sau đó để vƣờn ƣơm hoạt động theo cơ chế tự chủ. Các nguồn thu của vƣờn ƣơm có thể là tiền cho thuê mặt bằng, cơ sở vật chất, tiền tƣ vấn, tiền đầu tƣ tại các doanh nghiệp ƣơm tạo…Cơ chế này giúp tạo động lực thúc đẩy vƣờn ƣơm tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối ƣu để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra, Nhà nƣớc có thể ban hành các cơ chế chính sách cho sự ra đời và phát triển của các vƣờn ƣơm tƣ nhân, có thể khuyến khích nghiên cứu và triển khai sàn giao dịch chứng khoán giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể huy động vốn trực tiếp từ xã hội, góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Về chính sách thuế: học tập các nƣớc khác về miễn hoặc giảm thuế suất cho không chỉ doanh nghiệp khởi nghiệp mà cả doanh nhân khởi nghiệp, ngƣời lao động trong doanh nghiệp khởi nghiệp và các nhà đầu tƣ vào doanh nghiệp khởi nghiệp.

Trong thực trạng hoạt động khởi nghiệp trên thế giới đang rất sôi động, Việt Nam là quốc gia đi sau có thể học tập kinh nghiệm của các quốc gia đi trƣớc và thành công để có thể tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp của mình.

Trong Chƣơng 1 của bài viết, sau khi phân tích tổng quan của môi trƣờng kinh doanh; hoạt động khởi nghiệp và tác động của môi trƣờng kinh doanh đến thành công của hoạt động khởi nghiệp ta có thể thấy rằng để khởi nghiệp thành công không thể thiếu các yếu tố thúc đẩy, hỗ trợ từ môi trƣờng kinh doanh. Trong chƣơng 2, tình hình chi tiết của các yếu tố này đƣợc đi sâu phân tích trong môi trƣờng Việt Nam.

CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƢỜNG KINH DOANH ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam

2.1.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô

2.1.1.1 Kinh tế

Việt Nam là một nƣớc đang phát triển với dân số đông đƣợc chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp tập trung, cứng nhắc, lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp thị trƣờng từ năm 1986. Mặc dù trong hai năm 2016 và 2017, Việt Nam không đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng 6,7% đề ra do các vấn đề về môi trƣờng nhƣ hạn hán, ngập mặn ảnh hƣởng đến nền nông nghiệp và giá dầu giảm tác động đến ngành khai khoáng; mức tăng trƣởng hàng năm 6,3% vẫn phản ánh nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu sản phầm tăng mạnh.

Việt Nam có dân số trẻ, hệ thống chính trị ổn định, tăng trƣởng bền vững, tỷ lệ lạm phát tƣơng đối thấp, tiền tệ ổn định, dòng vốn FDI và nền sản xuất mạnh. Ngoài ra, Việt Nam đã và đang tiếp tục hội nhập kinh tế toàn cầu. Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007 và ký kết một số hiệp định thƣơng mại tự do vào năm 2015-2016 nhƣ Hiệp định Thƣơng mại Tự do EU-Việt Nam, Hiệp định Thƣơng mại Tự do của Hàn Quốc và Hiệp định Thƣơng mại Tự do Kinh tế Eurasian. Năm 2017, Việt Nam đã đăng cai thành công Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) với bốn ƣu tiền của năm hợp tác APEC 2017 bao gồm thúc đẩy tăng trƣởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cƣờng an ninh lƣơng thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Để mở rộng và đa dạng hóa các cơ hội, Việt Nam cũng tiếp tục theo đuổi các mối quan hệ đa phƣơng khác, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).

Để tiếp tục vòng quay tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ, chính phủ hiểu đƣợc nhu cầu phải tạo ra làn sóng cải cách lần thứ hai, bao gồm cải tổ các doanh nghiệp nhà nƣớc, tăng sự minh bạch cho các doanh nghiệp, giảm mức nợ xấu ngành ngân hàng, và tăng sự minh bạch của khu vực tài chính. Tỷ lệ nợ công của Việt Nam so với GDP đã gần sát với mức trần quy định của Chính phủ là 65%.

Năm 2016, Việt Nam hủy bỏ chƣơng trình phát triển năng lƣợng hạt nhân dân sự, do các mối quan tâm của công chúng về an toàn và chi phí cao của chƣơng trình; nó phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng lên cơ sở hạ tầng năng lƣợng. Nói chung, cơ sở hạ tầng của đất nƣớc không đáp ứng đƣợc nhu cầu của tầng lớp trung lƣu mở rộng. Việt Nam đã chứng tỏ cam kết tăng trƣởng bền vững trong vài năm gần đây, nhƣng sự suy giảm tăng trƣởng kinh tế gần đây có thể kiểm chứng đƣợc quyết tâm của Chính phủ.

a, Tăng trƣởng kinh tế

Hình 3: Tỷ lệ tăng trƣởng GDP qua các năm từ 2010-2017

Nguồn: Tổng cục Thống kê 6.78 5.89 5.03 5.42 5.98 6.68 6.61 6.81 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 % Năm Tỷ lệ tăng trƣởng GDP %

Từ số liệu trong Hình có thể thấy tốc độ tăng trƣởng kinh tế qua các năm tƣơng đối ổn định. Sau 4 năm khủng hoảng kinh tế GDP giảm xuống đáy với mức 5,03% vào năm 2012, đến nay GDP luôn giữ ở mức độ ổn định khoảng 6%. Nền kinh tế với tốc độ tăng trƣởng GDP ổn định có thể mang lại những cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động và gặt hái thành công.

b, Mức lãi suất:

Hình 4: Mức lãi suất tại Việt Nam qua các năm từ 2008-2016

Nguồn: https://tradingeconomics.com/vietnam/lending-interest-rate-percent- wb-data.html

Mức lãi suất giảm dần qua các năm gần đây cho thấy nỗ lực ổn định lãi suất của Chính phủ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp khởi sự.

c, Tỷ lệ lạm phát

Hình 5: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam qua các năm từ 2008 - 2018

Nguồn: https://tradingeconomics.com/vietnam/inflation-cpi

Từ năm 2014 đến nay, tỷ lệ lạm phát luôn đƣợc giữ ở mức ổn định dƣới 5% cũng đóng góp vào tình hình tăng trƣởng kinh tế và ổn định lãi suất cho các doanh nghiệp.

2.1.1.2 Chính trị - pháp luật

Về mặt chính trị, Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có độ ổn định về chính trị cao. Theo báo cáo của Viện Kinh tế và hòa bình (IEP) công bố đánh giá về mức độ hòa bình, bạo lực trên toàn thế giới, năm 2016 Việt Nam xếp thứ 59 toàn cầu và thứ 12 ở Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Sự ổn định về chính trị - xã hội góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo thực thi các chính sách kinh tế nhất quán. Điều này có ảnh hƣởng rất lớn đến đầu tƣ của các CEO cũng nhƣ hoạt động kinh doanh ổn định liên tục của doanh nghiệp.

Về mặt pháp lý, các yếu tố về thủ tục hành chính và quản lý là các yếu tố mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm từ khi bắt đầu ý định về khởi nghiệp kinh doanh cho tới quá trình vận hành doanh nghiệp và thậm chí xa hơn nữa. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, bên cạnh các biện pháp cải cách thủ tục hành chính trong thành

lập doanh nghiệp, các quy định pháp lý của Luật Doanh nghiệp năm 2014 (LDN năm 2014) và Luật Đầu tƣ năm 2014 đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và phát huy quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc thành lập doanh nghiệp vẫn còn có rất nhiều bất cập nhƣ thủ tục xét duyệt cho các đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi vẫn phức tạp, rƣờm rà khiến các doanh nghiệp không hào hứng tham gia; các thủ tục hành chính chƣa gọn lẹ, gây phiền toái và mất thời gian của doanh nghiệp; thời gian thực hiện các trình tự thủ tục đầu tƣ còn kéo dài và quản lý tài chính khá phức tạp làm cản trở việc triển khai nhanh các dự án cũng nhƣ mở rộng quy mô của nó cho phù hợp với sự chuyển biến năng động và liên tục của thị trƣờng và của doanh nghiệp.

a, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2005 và hiện tại là Luật Doanh nghiệp năm 2014 đều có quy định ngoại trừ áp dụng đối với lĩnh vực chuyên ngành. Vì thế, việc cải thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, giúp nhà đầu tƣ giảm chi phí, thời gian gia nhập thị trƣờng cũng nhƣ những đột phá trong cải cách thủ tục hành chính tại LDN năm 2014, Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp (Nghị định 78/2015/NĐ-CP) không phải DN nào cũng đƣợc hƣởng.

Bên cạnh đó, các quy định về đặt tên doanh nghiệp còn cản trở quyền tự do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi nghiệp thành công ở việt nam các yếu tố của môi trường kinh doanh và hàm ý với các doanh nghiệp khởi sự (Trang 39)