Tổng quan về môi trƣờng kinhdoanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi nghiệp thành công ở việt nam các yếu tố của môi trường kinh doanh và hàm ý với các doanh nghiệp khởi sự (Trang 44)

2.1.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô

2.1.1.1 Kinh tế

Việt Nam là một nƣớc đang phát triển với dân số đông đƣợc chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp tập trung, cứng nhắc, lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp thị trƣờng từ năm 1986. Mặc dù trong hai năm 2016 và 2017, Việt Nam không đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng 6,7% đề ra do các vấn đề về môi trƣờng nhƣ hạn hán, ngập mặn ảnh hƣởng đến nền nông nghiệp và giá dầu giảm tác động đến ngành khai khoáng; mức tăng trƣởng hàng năm 6,3% vẫn phản ánh nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu sản phầm tăng mạnh.

Việt Nam có dân số trẻ, hệ thống chính trị ổn định, tăng trƣởng bền vững, tỷ lệ lạm phát tƣơng đối thấp, tiền tệ ổn định, dòng vốn FDI và nền sản xuất mạnh. Ngoài ra, Việt Nam đã và đang tiếp tục hội nhập kinh tế toàn cầu. Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007 và ký kết một số hiệp định thƣơng mại tự do vào năm 2015-2016 nhƣ Hiệp định Thƣơng mại Tự do EU-Việt Nam, Hiệp định Thƣơng mại Tự do của Hàn Quốc và Hiệp định Thƣơng mại Tự do Kinh tế Eurasian. Năm 2017, Việt Nam đã đăng cai thành công Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) với bốn ƣu tiền của năm hợp tác APEC 2017 bao gồm thúc đẩy tăng trƣởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cƣờng an ninh lƣơng thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Để mở rộng và đa dạng hóa các cơ hội, Việt Nam cũng tiếp tục theo đuổi các mối quan hệ đa phƣơng khác, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).

Để tiếp tục vòng quay tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ, chính phủ hiểu đƣợc nhu cầu phải tạo ra làn sóng cải cách lần thứ hai, bao gồm cải tổ các doanh nghiệp nhà nƣớc, tăng sự minh bạch cho các doanh nghiệp, giảm mức nợ xấu ngành ngân hàng, và tăng sự minh bạch của khu vực tài chính. Tỷ lệ nợ công của Việt Nam so với GDP đã gần sát với mức trần quy định của Chính phủ là 65%.

Năm 2016, Việt Nam hủy bỏ chƣơng trình phát triển năng lƣợng hạt nhân dân sự, do các mối quan tâm của công chúng về an toàn và chi phí cao của chƣơng trình; nó phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng lên cơ sở hạ tầng năng lƣợng. Nói chung, cơ sở hạ tầng của đất nƣớc không đáp ứng đƣợc nhu cầu của tầng lớp trung lƣu mở rộng. Việt Nam đã chứng tỏ cam kết tăng trƣởng bền vững trong vài năm gần đây, nhƣng sự suy giảm tăng trƣởng kinh tế gần đây có thể kiểm chứng đƣợc quyết tâm của Chính phủ.

a, Tăng trƣởng kinh tế

Hình 3: Tỷ lệ tăng trƣởng GDP qua các năm từ 2010-2017

Nguồn: Tổng cục Thống kê 6.78 5.89 5.03 5.42 5.98 6.68 6.61 6.81 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 % Năm Tỷ lệ tăng trƣởng GDP %

Từ số liệu trong Hình có thể thấy tốc độ tăng trƣởng kinh tế qua các năm tƣơng đối ổn định. Sau 4 năm khủng hoảng kinh tế GDP giảm xuống đáy với mức 5,03% vào năm 2012, đến nay GDP luôn giữ ở mức độ ổn định khoảng 6%. Nền kinh tế với tốc độ tăng trƣởng GDP ổn định có thể mang lại những cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động và gặt hái thành công.

b, Mức lãi suất:

Hình 4: Mức lãi suất tại Việt Nam qua các năm từ 2008-2016

Nguồn: https://tradingeconomics.com/vietnam/lending-interest-rate-percent- wb-data.html

Mức lãi suất giảm dần qua các năm gần đây cho thấy nỗ lực ổn định lãi suất của Chính phủ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp khởi sự.

c, Tỷ lệ lạm phát

Hình 5: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam qua các năm từ 2008 - 2018

Nguồn: https://tradingeconomics.com/vietnam/inflation-cpi

Từ năm 2014 đến nay, tỷ lệ lạm phát luôn đƣợc giữ ở mức ổn định dƣới 5% cũng đóng góp vào tình hình tăng trƣởng kinh tế và ổn định lãi suất cho các doanh nghiệp.

2.1.1.2 Chính trị - pháp luật

Về mặt chính trị, Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có độ ổn định về chính trị cao. Theo báo cáo của Viện Kinh tế và hòa bình (IEP) công bố đánh giá về mức độ hòa bình, bạo lực trên toàn thế giới, năm 2016 Việt Nam xếp thứ 59 toàn cầu và thứ 12 ở Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Sự ổn định về chính trị - xã hội góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo thực thi các chính sách kinh tế nhất quán. Điều này có ảnh hƣởng rất lớn đến đầu tƣ của các CEO cũng nhƣ hoạt động kinh doanh ổn định liên tục của doanh nghiệp.

Về mặt pháp lý, các yếu tố về thủ tục hành chính và quản lý là các yếu tố mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm từ khi bắt đầu ý định về khởi nghiệp kinh doanh cho tới quá trình vận hành doanh nghiệp và thậm chí xa hơn nữa. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, bên cạnh các biện pháp cải cách thủ tục hành chính trong thành

lập doanh nghiệp, các quy định pháp lý của Luật Doanh nghiệp năm 2014 (LDN năm 2014) và Luật Đầu tƣ năm 2014 đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và phát huy quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc thành lập doanh nghiệp vẫn còn có rất nhiều bất cập nhƣ thủ tục xét duyệt cho các đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi vẫn phức tạp, rƣờm rà khiến các doanh nghiệp không hào hứng tham gia; các thủ tục hành chính chƣa gọn lẹ, gây phiền toái và mất thời gian của doanh nghiệp; thời gian thực hiện các trình tự thủ tục đầu tƣ còn kéo dài và quản lý tài chính khá phức tạp làm cản trở việc triển khai nhanh các dự án cũng nhƣ mở rộng quy mô của nó cho phù hợp với sự chuyển biến năng động và liên tục của thị trƣờng và của doanh nghiệp.

a, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2005 và hiện tại là Luật Doanh nghiệp năm 2014 đều có quy định ngoại trừ áp dụng đối với lĩnh vực chuyên ngành. Vì thế, việc cải thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, giúp nhà đầu tƣ giảm chi phí, thời gian gia nhập thị trƣờng cũng nhƣ những đột phá trong cải cách thủ tục hành chính tại LDN năm 2014, Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp (Nghị định 78/2015/NĐ-CP) không phải DN nào cũng đƣợc hƣởng.

Bên cạnh đó, các quy định về đặt tên doanh nghiệp còn cản trở quyền tự do thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tƣ. Những quy định ngặt nghèo về đặt tên doanh nghiệp nhƣ không đƣợc đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký; sử dụng tên cơ quan nhà nƣớc, đơn vị lực lƣợng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trƣờng hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc…gây trở ngại đến tâm lý của ngƣời thành lập doanh nghiệp mới trong khi tìm kiếm tên gọi cho doanh nghiệp riêng của họ khi đăng ký với Nhà nƣớc.

b, Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Những bất cập còn tồn tại trong thủ thục giải thể doanh nghiệp là yếu tố khiến cho Việt Nam bị đánh giá thấp khi đánh giá môi trƣờng kinh doanh. Hiện tại, khi làm thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải thực hiện một loạt các thủ tục hồ sơ rƣờm ra cả trong nội bộ lẫn với cơ quan Nhà nƣớc, trong khi đó thành phần hồ sơ còn yêu cầu trùng lặp hồ sơ giữa các thủ tục thực hiện tại các cơ quan nhà nƣớc khác nhau. Từ đó dẫn đến sự tùy tiện, thiếu thống nhất trong yêu cầu hồ sơ từ phía các cơ quan nhà nƣớc trong quá trình giải quyết thủ tục và khiến doanh nghiệp phải mất nhiều công sức để chuẩn bị. Quy trình giải quyết các thủ tục "con" có liên quan đến giải thể doanh nghiệp cũng còn chƣa hợp lý. Theo quy định hiện hành, thủ tục hủy con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu phải thực hiện trƣớc khi gửi bộ hồ sơ đến cơ quan đăng ký doanh nghiệp để xin giải thể. Do vậy, trƣờng hợp doanh nghiệp phát sinh việc phải sử dụng con dấu thì sẽ là khó khăn cho doanh nghiệp vì lúc này doanh nghiệp vẫn chƣa chính thức đƣợc giải thể nhƣng con dấu đã bị hủy. Những thủ tục hành chính rƣờm rà, tốn thời gian và chi phí tiền bạc là vật ngáng chân các doanh nhân.

c, Quyền sở hữu trí tuệ

Hiểu đƣợc tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi sự, Chính phủ Việt Nam đã ra Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực năm 2005 để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nhân và các doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, Luật Sở hữu trí tuệ vẫn chƣa thực hiện hiệu quả các nội dung trong đó. Vì vậy, các nhà sáng chế thận trọng trong việc nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế vì các ý tƣởng có thể bị đánh cắp. Nhƣ vậy, văn phòng sáng chế lẽ ra phải bảo đảm quyền sở hữu đối với nhà sáng chế thì hiện nay họ đang làm điều ngƣợc lại với những gì đƣợc kỳ vọng, đó là phổ biến các tri thức mới của nhà sáng chế. Một khi Văn phòng sáng chế hoạt động tốt, thì cũng cần phải có cơ quan tƣ pháp độc lập hoạt động tốt để giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ.

d, Thủ tục và thời gian dành cho các thủ tục hành chính

Những quy định và thủ tục hành chính rƣờm rà, phức tạp tiêu tốn của doanh nghiệp nhiều thời gian để xử lý. Theo Rand và Tarp (2007), trung bình 29,1% thời gian của chủ doanh nghiệp chỉ để giải quyết các thủ tục hành chính, nhƣ vậy họ chỉ còn lại 2/3 thời gian để quản lý và điều hành doanh nghiệp. Những doanh nghiệp lớn hoặc ở các thành phố lớn thì thời gian dài hơn một cách đáng ngạc nhiên - 44,5% và 38,7% đối với chủ doanh nghiệp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hoặc trên 50% đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và quy mô lớn.

Tenev và đồng nghiệp (2003) cho rằng hệ quả của sự kiểm soát quá mức cùng với những thủ tục hành chính phức tạp của chính quyền địa phƣơng đã dẫn đến mức độ phi chính thức cao ở Việt Nam. Do thiếu tính bình đẳng và công bằng, các doanh nghiệp thuộc sở hữu và quy mô khác nhau thƣờng bị đối xử không công bằng, các DNTN quy mô nhỏ thƣờng có xu hƣớng hoạt động không chính thức cho dù các hoạt động này không giúp giảm gánh nặng chi phí hành chính cho doanh nghiệp. e, Đóng thuế

Theo báo cáo môi trƣờng kinh doanh của WB, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn nhiều thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế do những thủ tục thuế phức tạp nhiêu khê. Bình quân một doanh nghiệp phải nộp 32 lần và mất 1.050 giờ làm việc trong một năm, trong khi ở Indonesia là 266 giờ làm việc (WB/IFC, 2008). Báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam (2009) cũng cho thấy 39% doanh nghiệp đƣợc hỏi cho rằng thủ tục thuế hiện nay là phức tạp trong khi chỉ có 16% cho là đơn giản. Hơn 40% doanh nghiệp đánh giá chính sách thuế thiếu minh bạch và thiếu ổn định, chỉ có 13% cho là minh bạch và 5% cho là ổn định.

Không những thế, tình trạng trốn thuế ở các DNTN khá trầm trọng (Toàn và các đồng nghiệp, 2004). Có cùng quan điểm, Rand và Tarp (2007) thấy gắng nặng thuế khóa của các doanh nghiệp trong diện điều tra tƣơng đối thấp. Năm 2004, thuế chỉ chiếm trung bình 2,63% tổng doanh thu của các doanh nghiệp. Có đến 14% doanh nghiệp không trả đồng thuế nào, trong đó 91% là những doanh nghiệp không

đăng ký chính thức. Theo các tác giả, bên cạnh năng lực thu thuế có vấn đề - khi có đến 90% thuế đƣợc thu hồi bởi những quan chức cấp xã và huyện với khả năng hạn chế, thì vấn đề còn bị trầm trọng hơn bởi tìn trạng tham nhũng và hối lộ của những nhân viên và quan chức ngành thuế.

f, Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ

Để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam, Chính phủ đã có một số chính sách nhằm cải tạo và nâng cao hệ sinh thái khởi nghiệp, một số chính sách tiêu biểu có thể kể đến nhƣ:

+ Cục phát triển thị trƣờng và doanh nghiệp khoa học và công nghệ: là một cục trực thuộc Bộ khoa học và công nghệ với chức năng đào tạo, hƣớng dẫn và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

+ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia: trong tổng số 1000 tỷ đồng vốn điều lệ, một nửa đƣợc giành để hỗ trợ cho các nghiên cứu khoa học và công nghệ, một nửa còn lại dùng để cho vay ƣu đãi, hỗ trợ lãi xuất vay, bảo lãnh để vay vốn.

+ Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam - Vietnam startup Foundation - VSF: đƣợc thành lập tháng 1/2015 với vốn điều lệ là 5,2 tỷ đồng là một quỹ xã hội phi lợi nhuận nhằm mục đích khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức, công dân, nhà khoa học Việt Nam có nguyện vọng, ý tƣởng, phƣơng án khởi nghiệp doanh nghiệp, đầu tƣ phát triển kinh tế, sản xuất - kinh doanh dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất các sản phẩm, hàng hoá phục vụ đời sống.

+ Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp - BSSC: đƣợc quản lý bởi Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và đƣợc điều hành bởi Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp. Mục đích chính của Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp khuyến khích tinh thần kinh doanh, cổ vũ khát vọng làm giàu chân chính cho những ngƣời trẻ. Tổng nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp là 100 tỷ đồng. Với nguồn vốn này, BSSC mong muốn sẽ là nguồn lực để tăng cƣờng các giải pháp về vốn cho thanh niên làm kinh tế.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có hệ thống ƣu đãi thuế xuất đặc biệt cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong những điều kiện nhất định. Nhiều ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nhƣ:

+ Miễn thuế 4 năm và giảm mức thuế xuất 50% trong 9 năm (tƣơng đƣơng mức thuế xuất 10% so với mức 20% thông thƣờng)

+ Miễn thuế 4 năm và giảm 50% mức thuế xuất trong 5 năm cho doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực cụ thể

+ Miễn thuế 2 năm và giảm 50% mức thuế xuất trong 4 năm cho doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực cụ thể hoặc hoạt động trong một số khu công nghiệp

+ Với các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) 10% lợi nhuận hàng năm đƣợc miễn giảm khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.1.1.3 Công nghệ

Nhƣ đã biết, trong bối cảnh đất nƣớc hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố công nghệ. Do đó, Chính phủ và Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng, chính sách phù hợp, kịp thời để thúc đẩy phát triển khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi nghiệp thành công ở việt nam các yếu tố của môi trường kinh doanh và hàm ý với các doanh nghiệp khởi sự (Trang 44)