Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế giữa công ty TNHH unitech hà nội và công ty TNHH worldi hàn quốc (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

2.3 Nhận xét chung

2.3.1 Nhận xét chung về Hợp đồng

a. Các điều khoản chung đã có trong Hợp đồng.

Nhìn chung, các điều khoản chung được quy định trong Bản hợp đồng chính của giao dịch tương đối ít gồm có 8 điều khoản cơ bản nhất của một bản hợp đồng giao dịch. Ngoài ra các điều khoản được quy định đơn giản và ngắn gọn, trong đó nhiều điều khoản còn lỏng lẻo và chưa chi tiết, chặt chẽ, một số điều khoản quan trọng cũng được lược qua. Tuy nhiên 2 bên là đối tác tin cậy và đã giao dịch mua bán một vài lần trước đó, vì vậy Hợp đồng chưa có nhiều giá trị ràng buộc và những quy định không được cụ thể nhưng giao dịch vẫn diễn ra chính thống, hợp pháp, thuận lợi cho đôi bên dựa trên thông lệ những lần giao dịch trước, và căn cứ vào các chứng từ liên quan.

b. Các điều khoản kiến nghị bổ sung.

Với tính chất là bản Hợp đồng giao dịch Thương mại quốc tế mua bán hàng hóa cơng nghệ, một số điều khoản dưới đây có thể cân nhắc bổ sung vào Hợp đồng để có thể đảm bảo được quyền lợi và lợi ích đơi bên.

- Điều khoản giá trị pháp lý của hợp đồng

Do đây là Hợp đồng song ngữ, để tránh những sai khác và tranh chấp về sự khác biệt ngôn ngữ, nên quy định thêm trong hợp đồng về giá trị pháp lý của 2 bản, hai bản Hợp đồng bằng tiếng Anh và tiếng Hàn đều có giá trị như nhau, trong trường hợp có sự sai lệch giữa 2 bản, thì ưu tiên sử dụng bản tiếng Anh.

- Điều khoản chất lượng

Việc xác định chất lượng hàng hóa phải được quy định cụ thể thơng qua việc mơ tả theo hình dạng, màu sắc, kích thước, hoặc xác định bởi đặc tính lí hóa của nó, hoặc theo theo một tiêu chuẩn nhất định, hoặc theo một mẫu nhất định đối với hàng hóa đó. Đây là một điều hết sức quan trọng vì cùng một loại hàng hóa nhưng nếu theo tiêu chuẩn ở khu vực này thì đáp ứng yêu cầu nhưng ở khu vực khác thì lại khơng đáp ứng. Chính vì vậy các bên cần phải thỏa thuận rõ chất lượng của hàng hóa sẽ được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn nào, nhằm tránh những hiểu lầm tai hại.

Rõ ràng việc đánh giá chất lượng của hàng hóa có phù hợp với hợp đồng hay không là không hề đơn giản khi các bên không thỏa thuận quy định về phương pháp

đánh giá chất lượng của hàng hóa. Sự thiếu cận trọng của các bên, chính xác hơn là mối quan hệ qua lại giữa quyền được cung cấp thông tin và nghĩa vụ phải tự hỏi thông tin một cách cụ thể chính là vấn dề cơ bản của tranh chấp trên. Và suy cho cùng đó là do sự khơng rõ ràng trong các điều khoản quy định của hợp đồng.

- Điều khoản về đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu.

 Quy định các loại bao bì : bao đay, thùng gỗ, thùng carton, chai thuỷ tinh, nhựa.

 Chất lượng bao bì . kích thước, trọng lượng bao bì , số lớp bao bì…

 Tỷ lệ % bao khơng thay thế cho những bao bì bị rách vỡ trên đường đi.

 Ký mã hiệu trên bao bì được dùng cho khách hàng phân biệt khi nhận hàng, bao gồm các ký hiệu thông dụng quốc tế như hàng dễ vỡ, khơng để mưa, khơng dùng móc, và các thông tin riêng về lô hàng như tên hàng, xuất xứ, công ty nhập khẩu….

 Tất cả thơng tin in trên bao bì phải được in bằng mực khơng phai, in bằng màu đen, xanh, tím, khơng nên in bằng màu đỏ, màu da cam.

- Điều khoản phương thức giao hàng:

Đây là một điều khoản cực kì quan trọng vì nó liên quan đến các vấn đề như: thuê phương tiện vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa, đặc biệt liên quan đến việc xác định thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu và rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua. Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế khi thỏa thuận về phương thức giao hàng các bên thường sử dụng các điều kiện giao hàng được quy định trong tập quán thương mại INCOTERMS.

- Điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng:

Như những phần trước đã phân tích, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được điều chỉnh bởi điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, tập quán quốc tế hoặc/và bởi các đạo luật mẫu. Về mặt nguyên tắc các bên có quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận lựa chọn thì các quy tắc của tư pháp quốc tế được áp dụng để chọn ra hệ thống pháp luật điều chỉnh nội dung của hợp đồng khi cần thiết. Điều này sẽ dẫn tới hệ quả có thể luật được áp dụng là luật mà một trong các bên hoặc các bên chưa biết hoặc chưa nắm kĩ, như vậy nếu cuộc chiến pháp lí xảy ra bất lợi là đã rõ. Hơn nữa cùng một nội dung hợp đồng nhưng nếu áp dụng các hệ

thống pháp luật khác nhau để điều chỉnh thì sẽ cho ra những hệ quả không giống nhau. Do vậy đề tránh những tranh chấp khơng đáng có, tốt hơn hết và an tồn hơn hết là khi các bên kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần thỏa thuận chọn hệ thống pháp luật mà mình đã biết rõ về nó.

- Điều khoản về Trách nhiệm pháp lý về sản phẩm, bằng sáng chế, nhãn hiệu đăng kí. Bên bán sẽ đảm bảo sự vơ hại cho bên mua từ mọi trách nhiệm pháp lý về sản phẩm tại đất nước của bên mua, và trách nhiệm pháp lý cho sự vi phạm về bằng sáng chế, nhãn hiệu đăng kí, thương hiệu, thiết kế, hình dáng, quyền in ấn và các quyền về sở hữu trí tuệ khác tại đất nước của bên mua, tuy nhiên bên mua sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm cho những sự vi phạm trên nếu bằng sáng chế, nhãn hiệu đăng kí, thương hiệu, thiết kế, hình dáng, quyền in ấn và các quyền sở hữu trí tuệ khác được chỉ định và lựa chọn bởi bên mua. Không kể điều thứ 10 bên dưới, mọi yêu cầu sẽ được thực hiện ngay sau giao dịch hàng hóa.

Trong trường hợp có những tranh luận và địi hỏi liên quan đến trách nhiệm pháp lý về sản phẩm hoặc những quyền nêu trên, và/hoặc các quyền khác, bên mua giành được quyền chấm dứt hợp đồng vô điều kiện hoặc một phần hợp đồng tùy vào sự quyết định của bên mua, và bên bán sẽ chịu mọi tổn thất và hậu quả.

- Yêu cầu và giới hạn về trách nhiệm pháp lý

Mọi yêu cầu bởi bên mua ngoại trừ những sai sót gây chậm trễ sẽ được đề ra sớm nhất có thể sau khi hàng hóa đến được điểm cuối cùng, gỡ bọc và kiểm tra tại đó, dù là bởi bên mua hay bất cứ khách hàng nào của bên mua. Bên bán sẽ chịu trách nhiệm về sự cố thời gian của hàng hóa tại mọi thời điểm ngay sau khi vận chuyển, ngoại trừ sự kiểm tra và chấp nhận hàng hóa của bên mua hay khách hàng của bên mua, mặc dù thông báo về yêu cầu được làm sau khi phát hiện ra sai sót. Bên bán sẽ trả cho bên mua số tiền và các chi phí bên mua đã phải chịu để bảo vệ quyền của bên mua. Trong trường hợp bên mua vi phạm hợp đồng, giải pháp của bên bán và sự hạn chế trong trách nhiệm pháp lý của bên mua sẽ là do thiệt mà mà bên bán phải chịu, điều đó sẽ khơng có trường hợp nào vượt quá mức giá được nêu ra ở đây. Khơng có trường hợp nào bên mua sẽ chịu trách nhiệm cho thiệt hại gián tiếp, không quan trọng, bao gồm nhưng không giới hạn ở tổn thất lợi nhuận.

- Điều khoản khiếu nại

Trong điều khoản này các bên quy định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn có thể nộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc phát đơn khiếu nại, các phương pháp điều chỉnh khiếu nại.

- Điều khoản về giải quyết tranh chấp:

Trong quan hệ thương mại quốc tế do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự khác biệt về pháp luật, ngôn ngữ, tập quán…và nhất là sự thay đổi về điều kiện thực hiện hợp đồng nên các tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan nhiều khi là điều khó tránh khỏi. Khi phải đương đầu với các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng thương mại quốc tế các bên luôn mong muốn làm thế nào để giải quyết các tranh chấp đó một cách nhanh chóng, sn sẻ, đạt được hiệu quả cao nhất mà vẫn giữ được uy tín và bí mật kinh doanh. Muốn đạt được điều đó khi các bên kí kết hợp đồng cần nghiên cứu và thỏa thuận trước về cơ chế giải quyết tranh chấp như là thủ tục giải quyết tranh chấp, phương pháp giải quyết tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp. Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế thì các bên thường thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và thủ tục tố tụng trọng tài.

2.3.2 Nhận xét chung về Các quy định và điều kiện đặc biệt của Hợp đồng

Khác với những điều khoản chung được quy định ở Hợp đồng cung cấp hàng hóa chính thì, trong giao dịch giữa hai cơng ty trên dựa theo những tính chất của giao dịch và tính chất hàng hóa bản hợp đồng cịn có những điều kiện đặc biệt khác. Các điều kiện đặc biệt được sử dụng nhằm ràng buộc quyền và nghĩa vụ của đôi bên một cách cụ thể và sâu hơn đối với hàng hóa trong giao dịch. Ngồi ra, tính cam kết thực hiện và nghĩa vụ pháp lý của các điều kiện đặc biệt thì kém hơn so với các điều khoản chung được quy định trong bản Hợp đồng cung cấp chính.

Trong các đặc điểm của các điều kiện trong văn bản “Special Terms” đã đưa ra được một cách cụ thể hơn về: Nghĩa vụ thực hiện, kiểm tra, và giao nhận hàng hóa, bảo hành và sửa chữa hàng hóa lỗi, điều chỉnh giá, thanh tốn giá hợp đồng, chi phí phát sinh, thông báo thiệt hại, trách nhiệm tai nạn, quyền và chuyển giao quyền, thực hiện đúng thời hạn, cung cấp thiết bị, thay đổi số lượng. Tuy nhiên trong từng điều kiện đặc

biệt được quy định lại có những điểm chưa cụ thể, hợp lý, cần được bổ sung hoặc cân nhắc sửa đổi vì chưa rõ ràng hoặc tăng lợi ích của một bên hơn so với bên cịn lại.

Nhưng nhìn chung, các điều kiện đặc biệt được quy định trong hợp đồng tương đối cụ thể hơn so với những điều khoản chung làm tăng tính ràng buộc nghĩa vụ đơi bên, tuy nhiên để có thể làm chi tiết hơn, dưới đây là một số những điều kiện khác có thể bổ sung vào khoản mục “ Các điều kiện đặc biệt” như:

 Văn bản ưu tiên.

 Cơ sở giá và biến đổi số lượng.

 Biện pháp khắc phục lỗi từ nhà cung cấp.

 Bảo hiểm.

 Ngày có hiệu lực.

 Mã và tiêu chuẩn.

 Tiêu chuẩn, quy cách đánh giá chất lượng.

 Tỷ lệ hàng thừa thiếu.

 Ngân hàng bảo lãnh.

 Thơng báo q trình.

 Đóng hợp đồng.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế giữa công ty TNHH unitech hà nội và công ty TNHH worldi hàn quốc (Trang 31 - 36)