Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế giữa công ty TNHH unitech hà nội và công ty TNHH worldi hàn quốc (Trang 58 - 60)

CHƯƠNG IV :QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG SAU KÍ KẾT

4.1 Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

4.1.1 Thuê phương tiện vận tải

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu – cũng giống như quá trình thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương khác, việc thuê phương tiện vận tải chở hàng được tiến hành dựa vào ba căn cứ: Những điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu, đặc điểm hàng hóa mua bán và điều kiện vận tải.

Hợp đồng mua bán quy định điều kiện giao nhận hàng là EXW KOREA BY AIR, do đó người bán giao hàng tại cơ sở sản xuất của người bán, người bán không cần xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận cũng như không cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu, người bán chuyển giao rủi ro cho người mua ngay khi chuẩn bị hàng sẵn sàng được bốc và đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở sản xuất của mình. Người nhập khẩu sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí từ khi bốc hàng lên phương tiện ở cơ sở sản xuất của người bán. Cụ thể trong trường hợp này, bên công ty nhập khẩu UNI TECH Hà Nội đã kí kết hợp đồng th một bên Forwarder, là cơng ty Panalpina world transport – có chi nhánh ở cả Hàn quốc (nước xuất khẩu) và Việt Nam (nước xuất khẩu), chịu trách nhiệm bốc hàng từ cơ sở sản xuất của người bán và làm thủ tục xuất khẩu cũng như thuê phương tiện vận tải ở trạm vận tải quốc tế.

Khi công ty xuất khẩu đã chuẩn bị xong hàng tại cơ sở sản xuất của mình, Cơng ty Panalpina world transport đến kiểm tra hàng xem hàng hóa có đáp ứng đúng như hợp đồng mua bán hàng hóa hay khơng, nhận hàng, bốc hàng lên phương tiện (ô tô) để chở hàng ra sân bay. Khi đó, cơng ty Panalpina soạn và cấp cho công ty xuất khẩu vận đơn

hàng không của người gom hàng (House Air Waybill) để chứng minh rằng công ty xuất khẩu đã giao hàng cho bên Forwarder, sau khi hàng được vận chuyển ra sân bay và làm thủ tục xuất khẩu, công ty Forwarder đặt vé máy bay của hãng hàng không Hong Kong Airlines tại sân bay Incheon, Hàn Quốc. Nhân viên hãng hàng không soạn và gửi cho công ty Panalpina vận đơn chủ (Master Air waybill) để chứng minh rằng bên Forwarder (công ty Panalpina) đã giao hàng cho hãng hàng không (người chuyên chở). Công ty Panalpina giữ vận đơn chủ và có trách nhiệm gửi lại bản scan vận đơn chủ do hãng hàng không cấp cho bên công ty xuất khẩu.

Nhận xét:

Phương thức EXW giúp cơng ty nhập khẩu có thể chủ động trong tất cả các khâu từ khâu người bán giao hàng tại kho, nắm rõ tình hình vận chuyển, chủ động về chi phí sao cho hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Từ đó đưa ra được kế hoạch bán hàng và giao hàng cho khách hàng hợp lý nhất.

Và để khắc phục nhược điểm của EXW do doanh nghiệp không thể lo hết toàn bộ các khâu, chịu nhiều rủi ro và mất rất nhiều thời gian, chi phí cũng như nhân lực, thì cơng ty nhập khẩu đã sử dụng phương thức “Out Sourcing”. Đó là th ngồi, trong đó có khâu hậu cần Logistics, một khâu mà doanh nghiệp hết sức quan tâm. Việc hàng hóa có giao hàng đúng thời gian với chi phí vận chuyển hiệu quả hay khơng, có đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hay khơng chính là ở các đơn vị đảm nhận khâu hậu cần này. Với phương thức nhập EXW, Forwarding sẽ thực hiện các bước:

- Kiểm tra và cung cấp chi phí vận chuyển, lịch tàu phù hợp với chi phí hiệu quả nhất. - Đến kho nhận hàng, kiểm tra hàng hóa tại kho người bán.

- Vận chuyển hàng ra cảng và thực hiện thủ tục hải quan thông quan xuất khẩu hàng. - Đưa hàng lên tàu, theo dõi hành trình vận chuyển cho đến khi hàng về tới cảng đích - Thu xếp việc lưu kho, quá cảnh (nếu chặng đường vận chuyển yêu cầu) - Chuẩn bị chứng từ và tiến hành làm thủ tục thơng quan hàng hóa nhập khẩu (nếu được ủy thác).

Và trong trường hợp cụ thể này, Forwarder chịu trách nhiệm đến lúc hàng đến sân bay đích.

4.1.2 Mua bảo hiểm cho hàng hóa

Vì điều kiện được áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa là EXW nên rủi ro xảy ra đối với hàng hóa kể từ nơi sản xuất của công ty người xuất khẩu là do bên nhập khẩu chịu, do đó bảo hiểm cho hàng hóa sẽ do bên xuất khẩu thực hiện và chi trả chi phí. Bên nhập khẩu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình từ xưởng của người bán đến sân bay đích, tránh các tổn thất do thiên tai hoặc sự cố bất ngờ gây nên.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế giữa công ty TNHH unitech hà nội và công ty TNHH worldi hàn quốc (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)