Nguồn tài chính

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) KÊNH tìm KIẾM và ĐÁNH GIÁ KHÓA học STUDENT TALK (Trang 51 - 56)

III. MƠ HÌNH KINH DOANH CANVAS

6. Nguồn lực chính (KEY RESOURCES)

6.2. Nguồn tài chính

6.2.1. Vay vốn ngân hàng

Theo trang TheBank, 5 trong số những cái tên tiêu biểu được khách hàng doanh nghiệp lựa chọn và tin tưởng để vay vốn đầu tư:

Sacombank

• Đối với khách hàng doanh nghiệp mới: Hạn mức cho vay là 1.600 tỷ với lãi suất chỉ từ 7,8%/năm.

• Đối với khách hàng doanh nghiệp VIP (theo chính sách hạng VIP Silver): Hạn mức cho vay là 4.000 tỷ với lãi suất chỉ từ 7,3%/năm.

BIDV

• Áp dụng mức lãi suất trần là 6,5%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn thuộc lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước.

• Doanh nghiệp thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên đáp ứng được điều kiện vay của BIDV sẽ hưởng mức lãi suất còn 6%/năm.

VPBank

• Điều chỉnh mức giảm lãi suất từ 0.5 - 1%/năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề và quan hệ tín dụng của VPBank.

• Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn mà khơng cần tài sản tín chấp.

Vietcombank

Vietcombank cũng có chính sách giảm lãi suất cho một số doanh nghiệp. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế được điều chỉnh giảm 0,5%/năm. Trong các lĩnh vực được điều chỉnh giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp Vietcombank có bao gồm:

• Phục vụ kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa;

=> Tạo cơ hội cho Student Talk cơ hội vay vốn với lãi suất thấp

(Nguồn: theo thebank.vn, Vietcomabank giảm lãi suất vay cơ hội cho doang nghiệp) • Về mức độ uy tín của các ngân hàng

Danh sách Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2018:

Hình 1: Điểm quy đổi của Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2018

Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2018, tháng 6/2018

Như vậy có thể thấy, trong các ngân hàng kể trên, uy tín đứng đầu là ngân hàng Vietcombank, tiếp đến là BIDV, VPBank, và cuối cùng là Sacombank.

Với tất cả các tiêu chí về lãi suất và các chính sách hỗ trợ cũng như về uy tín, trường hợp huy động vốn từ việc vay ngân hàng sẽ lựa chọn ngân hàng Vietcombank và BIDV vì lãi suất tương đối thấp hơn mà lại có độ uy tín, tin cậy cao.

6.2.2. Các chương trình khởi nghiệp

Các chương trình khởi nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp hay doanh nghiệp hỗ trợ khởi nghiệp:

Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp thường là hình thức hỗ trợ khởi nghiệp được thành lập bởi các tổ chức chính phủ, các trường đại học, các doanh nghiệp lớn,… Các mơ hình này cung cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi, vốn tài trợ cho các dự án tham gia; đồng thời, cung cấp cơ sở vật chất, hạ tầng sản xuất, cơng nghệ, kỹ thuật, các khóa học về kinh doanh hoặc hệ thống tư vấn pháp luật miễn phí với chi phí ưu đãi. Trong đó có thể kể đến các cuộc thi về khởi nghiệp với quy mơ lớn, uy tín và được biết đến rộng rãi như:

− Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia: do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp khởi xướng và tổ chức thường niên từ năm 2003, dưới sự chỉ đạo của VCCI và sự phối hợp triển khai của nhiều bộ, ngành, địa phương trên cả nước.

− “Khởi nghiệp trẻ”: là cuộc thi về sáng tạo ý tưởng kinh doanh do CLB Kỹ năng Kinh doanh tổ chức dưới sự cho phép và hỗ trợ giúp đỡ từ Liên chi đồn khoa Tài chính doanh nghiệp và Đồn thanh niên Học viện Tài chính. “Khởi nghiệp trẻ” là cuộc thi uy tín nhằm tìm kiếm và phát triển những sinh viên có niềm đam mê với kinh doanh, khởi nghiệp, giỏi kiến thức chuyên môn. Với tổng giá trị giải thưởng cuộc thi lên tới 100.000.000 VNĐ, cuộc thi hứa hẹn sẽ đem đến những hạt giống tiềm năng hội tủ đủ tài năng và bản lĩnh để trở thành những doanh nhân thành đạt trong tương lai.

− “Khởi nghiệp cùng Kawai”: La cuộc thi lấy ý tưởng kinh doanh trên quy mơ tồn quốc, được tổ chức thường niên bởi CLB Nhà Doanh nghiệp tương lai từ năm 2006 đến nay với sự tài trợ của quỹ học bôc Kwai, Nhật Bản và sự bảo trợ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, với tổng giá trị tiền mặt là 200.000.000 VNĐ, cuộc thi tự hào là bệ phóng chắp cánh cho nhiều thương hiệu.

Có thể nói các cuộc thi về khởi nghiệp là cơ hội tốt để dự án có thể kêu gọi vốn với cơ cấu giải thưởng lớn thông qua việc tham gia cuộc thi, đồng thời cịn là cơ hội để truyền thơng, giới thiệu về dự án tới các nhà đầu tư cũng như những người dùng tiềm năng mà dự án hướng tới.

6.2.3. Nhà đầu tư thiên thần (angel investors)

Các “nhà đầu tư thiên thần” thường tham gia vào dự án theo hình thức cấp vốn một lần nhằm giúp doanh nghiệp khởi nghiệp vượt qua những khó khăn trong giai đoạn đầu. Số tiền nhà đầu tư thiên thần tài trợ thường nhiều hơn số vốn tự có, vốn vay mượn ít hơn của các cơng ty đầu tư mạo hiểm.

Nói về thị trường gọi vốn cho startup Việt Nam, theo anh Trịnh Anh Đức, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư thiên thần VIC Partners, hiện tại ở Việt Nam, các startup mới hình thành từ 3-4 năm trước, mới là nơi để các quỹ đầu tư rót vốn ở “khúc giữa" với mức đầu tư từ vài trăm triệu đến 1-2 tỷ đồng. Theo anh Đức, giai đoạn đầu của dự án, các start-up có thể tiết kiệm, vay mượn bạn bè người thân hoặc dựa vào một số vườn ươm khởi nghiệp. “Khúc trên” là cách gọi vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, với số vốn đầu tư lớn, thường từ 4 tỷ trở lên. Khúc giữa là các khoản đầu tư vài trăm triệu

đến 1-2 tỷ đồng thì rất ít, hầu hết là đến từ các nhà đầu tư thiên thần, mà nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam thì đếm trên đầu ngón tay. Student Talk đang trong giai đoạn hồn thiện định hình sản phẩm, và hồn tồn có thể nghĩ đến việc gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần thơng qua các mơ hình thử nghiệm của sản phẩm, thu hút nhà đầu tư bằng tính ứng dụng thực tiễn và hữu ích của dự án đối với cộng đồng. Một hình thức kêu gọi vốn từ nhà đầu tư thiên thần đang thu hút hiện nay tại Việt Nam là chương trình Shark tank Vietnam - Thương vụ bạc tỷ, đã giúp rất nhiều start-up gọi vốn thành công để tiếp tục phát triển ý tưởng của mình.

6.2.4. Gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding)

Gọi vốn cộng đồng là hình thức tài trợ vốn cho dự án thơng qua sự đóng góp của một số lượng lớn những người tham gia thông qua một website hoặc các mạng xã hội. Crowdfunding nổi lên trong những năm gần đây như một hình thức kêu gọi vốn thay thế, nằm ngồi hệ thống tài chính truyền thống.

Mơ hình crowdfunding dựa trên 3 nhân tố chính: người khởi tạo dự án, tức là doanh nhân trẻ đang tìm kiếm kêu gọi vốn cho dự án kinh doanh; các cá nhân hay nhóm ủng hộ dự án trong cộng đồng; và một tổ chức trung gian, thường là một website, giúp cho hai bên tìm đến nhau để cùng đưa ý tưởng thành hiện thực.

Cách thức để gọi vốn cộng đồng: Người khởi xướng sẽ nêu ra ý tưởng/dự án

của mình trên các diễn đàn và kêu gọi góp vốn. Tuy số tiền của mỗi nhà đầu tư nhỏ nhưng đổi lại số lượng rất lớn nhà đầu tư tham gia. Điều này đồng nghĩa với việc chủ dự án sẽ có cơ hội huy động được số tiền cần thiết để sản xuất sản phẩm mẫu đầu tiên hay dùng để trang trải các chi phí ban đầu.

Gọi vốn cộng đồng khơng cịn xa lạ trên thế giới nhưng chưa phát triển mạnh tại Việt Nam. Các website dành cho crowdfunding hiện nay hầu như là các trang web nước ngoài, như Kickstarter, Indiegogo,… Còn ở Việt Nam, mới chỉ có một số ít website được lập ra cho mục đích crowdfunding, ví dụ như Fundstart, Fundingvn.com, Betado,… Tuy nhiên, rất nhiều dự án đã gọi vốn thành công thơng qua hình thức này, tiêu biểu là thương hiệu Loa điện động handmade đầu tiên của người Việt, Maybelle, là startup Việt đầu tiên gọi vốn cộng đồng thành công trên nền tảng fundstart.vn với số vốn huy động được hơn 116 triệu đồng trong vòng 45 ngày. Một số start-up Việt thậm chí cịn thành cơng trong việc gọi vốn cộng đồng toàn cầu từ trang Kickstater như Code4Startup, HidrateMe, Jelly Galaxy.

Hiện nay trên thế giới crownfunding tồn tại theo 4 hình thức chính: Ủng hộ dự án từ thiện (Donate), Nhận quà tri ân (Reward-based), Góp cổ phần (Equity), Góp vốn cho vay (Lending). Nhưng ở Việt Nam chỉ có 2 hình thức hoạt động là Ủng hộ dự án từ thiện, và Nhận q tri ân. Nếu khơng tính tới các hoạt động từ thiện, thì các dự án crownfunding hiện nay tại Việt Nam đều dưới dạng Nhận quà tri ân. Các dự án sẽ trình bày kế hoạch, số tiền cần huy động và cam kết thời gian gửi lại sản phẩm cho người quyên góp. Đồng thời, tất cả các sàn gọi vốn đều cam kết hoàn lại tiền nếu dự án không gọi đủ vốn như mục tiêu ban đầu cơng bố.

Đây có lẽ là một hình thức chưa phổ biến nhưng cũng có thể là một cơ hội mới cho Student Talk. Chưa kể đến việc có gọi vốn được hay khơng, nhưng thơng qua việc gọi vốn cộng đồng, start-up có thể xác định được mức độ quan tâm của cộng đồng đối với dự án của mình và có thể nhận được những lời bình luận góp ý để liên tục hồn thiện, cải tiến dịch vụ.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) KÊNH tìm KIẾM và ĐÁNH GIÁ KHÓA học STUDENT TALK (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)