Thực trạng thị trường sách điện tử tại một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thị trường sách điện tử tại việt nam (Trang 25 - 30)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SÁCH ĐIỆN TỬ

1.4. Thực trạng thị trƣờng sách điện tử trên thế giới

1.4.2. Thực trạng thị trường sách điện tử tại một số quốc gia trên thế giới

1.4.2.1. Hoa Kỳ:

Với thế mạnh của một cƣờng quốc hàng đầu về công nghệ trên thế giới, Hoa Kỳ có một thị trƣờng sách điện tử rộng lớn và đang trên đà phát triển nhanh chóng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 1.2. Doanh thu thị trƣờng sách điện tử tại Hoa Kỳ giai đoạn 2008 – 2013 và dự báo đến 2018

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: PwC, 2014, Global entertainment and media outlook

Doanh thu sách điện tử tại thị trƣờng Hoa Kỳ tăng nhanh qua các năm. Năm 2008, tổng số tiền thu về của các nhà xuất bản điện tử chỉ là con số khiêm tốn 274 triệu USD. Tuy nhiên đến 2013, con số này đã tăng lên gấp gần 17 lần, đạt mức 4,52 tỷ USD, chiếm 75% tổng doanh thu đến từ khu vực Bắc Mỹ, và 52% tổng doanh thu toàn thế giới. Nếu vẫn theo xu hƣớng hiện tại, mức doanh thu đến từ các cuốn sách điện tử đƣợc dự báo sẽ còn tiếp tục tăng đều và đạt gần 9 tỷ USD vào cuối năm 2018. Trên một hƣớng ngƣợc lại, PwC dự đoán doanh thu đến từ thị trƣờng sách in truyền thống tại Hoa Kỳ sẽ giảm mạnh trong giai đoạn 2011 – 2018, từ 13,1 tỷ USD xuống chỉ cịn 7,94 tỷ USD.

Ngồi ra, nếu tính theo doanh số, chỉ có 10,03 triệu cuốn sách điện tử đƣợc bán ra vào năm 2008, trái ngƣợc hẳn với con số 512,7 triệu cuốn vào năm 2013. Những con số nhảy vọt này đã cho thấy Hoa Kỳ thực sự là một thị trƣờng tiềm năng lớn, nếu biết khai thác một cách hiệu quả, các nhà xuất bản điện tử có thể mang về cho mình một nguồn doanh thu khổng lồ.

Mức độ phổ biến của việc tiêu dùng sách điện tử tại Hoa Kỳ cũng đƣợc thể

0,27 0,82 1,52 2,31 3,35 4,52 5,69 6,74 7,59 8,23 8,69 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014* 2015* 2016* 2017* 2018*

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ dân số Hoa Kỳ sở hữu thiết bị đọc sách điện tử giai đoạn từ tháng 3/2009 đến tháng 1/2014

Nguồn: Pew Research Center, 2014, E-Reading Rises as Device Ownership Jumps

Biểu đồ 2.3 thể hiện tỷ lệ thâm nhập của các sản phẩm thiết bị số đọc sách điện tử tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 5 năm qua. Tuy có những giai đoạn ngắn giảm nhẹ, các số liệu vẫn cho thấy một xu hƣớng tăng trƣởng rõ rệt: đến tháng 12/2013, cứ 3 ngƣời thì có 1 ngƣời dân Mỹ sở hữu cho mình một thiết bị đọc sách, so sánh với tỷ lệ chỉ 2% vào đầu năm 2009. Tỷ lệ này có sự thay đổi rõ rệt vào giai đoạn cuối các năm, do ảnh hƣởng của mùa mua sắm và lễ hội tại Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, hệ thống các thƣ viện công cộng của Hoa Kỳ cũng góp phần khơng nhỏ trong việc thúc đẩy sách điện tử phát triển ở nƣớc này, với một độ phủ rộng lớn. Có đến 89,5% số thƣ viện công cộng cung cấp các sản phẩm sách điện tử đến với ngƣời đọc. Nhờ đó, sự tiếp cận của ngƣời dân Mỹ đối với một sản phẩm của công nghệ nhƣ sách điện tử cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

1.4.2.2. Trung Quốc:

Trung Quốc là một thị trƣờng màu mỡ đối với bất cứ sản phẩm nào, trong đó có sách điện tử. Đất nƣớc này có 1,5 tỷ dân, trong đó gần 42% dân số đƣợc tiếp cận

2% 3% 4% 4% 5% 12% 12% 9% 10% 18% 19% 26% 24% 24% 32% 32% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

số lƣợng điện thoại thơng minh và máy tính bảng số 1 thế giới, với gần 225 triệu thiết bị. Những số liệu này, cùng với việc có một hệ thống thƣơng mại điện tử khổng lồ và thị trƣờng sách mang lại 20 tỷ USD mỗi năm, đã chứng minh đƣợc tiềm năng phát triển vô cùng lớn của sách điện tử tại đất nƣớc đông dân nhất thế giới này.

Thực tế cũng đã cho thấy sự vƣơn lên mạnh mẽ của thị trƣờng sách điện tử nói riêng, và thị trƣờng sách nói chung tại Trung Quốc. Với mức tăng trƣởng 31% chỉ tính riêng trong năm 2011, sách điện tử đã mang lại cho Trung Quốc mức doanh thu 137,8 tỷ JPY (tƣơng đƣơng 1,79 tỷ USD theo tỷ giá lúc đó). Các nhà phân tích dự đốn Trung Quốc sẽ sớm vƣợt qua Nhật Bản và Đức vào năm 2017 để vƣơn lên trở thành thị trƣờng sách điện tử lớn thứ 2 trên thế giới. Đến 2018, Trung Quốc sẽ mang lại 35% tổng doanh thu của thị trƣờng châu Á. Nguyên nhân một phần đến từ truyền thống đọc sách của ngƣời Trung Quốc, cùng với việc hệ thống phân phối sách in gặp nhiều khó khăn do chi phí chun chở cao tại các vùng nông thôn rộng lớn tại đất nƣớc này.

Điểm khác biệt đến từ thị trƣờng Trung Quốc đến từ cách đọc của ngƣời tiêu dùng. Thay vì sử dụng máy tính bảng và các thiết bị điện tử chuyên dụng, ngƣời Trung Quốc lại ƣa thích sử dụng điện thoại nhằm phục vụ nhu cầu đọc của mình, nhờ sự tiện lợi để mang theo và sử dụng trên những phƣơng tiện công cộng đông đúc. Điều này giúp cho 3 nhà mạng viễn thông lớn nhất tại Trung Quốc dễ dàng thống trị thị trƣờng màu mỡ này. Các công ty internet lớn nhƣ Baidu, Alibaba, Tencent cũng đang góp phần khơng nhỏ trong việc cung cấp nền tảng và nội dung cho các thiết bị di động. Ngoài ra vào tháng 7 năm 2013, thị trƣờng Trung Quốc chứng kiến sự thâm nhập của Amazon cùng thiết bị đọc sách Kindle Paperwhite và máy tính bảng Kindle Fire của mình. Khi đó, các nền tảng phục vụ việc đọc sách điện tử phổ biến nhất ở Trung Quốc bao gồm China Mobile và Cina Unicom, theo sau bởi Amazon và 360. Các thiết bị sách điện tử sản xuất tại đây đều có giá thành thấp, phù hợp với kinh tế của ngƣời dân, khiến cho số lƣợng ngƣời sử dụng tăng rất nhanh.

Tuy nhiên theo báo cáo của Viện Xuất bản và Báo chí Trung Quốc, mặc dù doanh số tăng nhanh một cách chóng mặt, giá trung bình cho một đầu sách điện tử

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

vào năm 2013 chỉ ở mức 1,28 Nhân dân tệ (tƣơng đƣơng 0,21USD), thấp hơn rất nhiều so với giá sách tại Hoa Kỳ và châu Âu, đồng thời cũng giảm mạnh so với mức giá 3,27 Nhân dân tệ (tƣơng đƣơng 0,55USD) vào năm 2012. Đây sẽ là một rào cản lớn cho sự phát triển bền vững của các nhà xuất bản điện tử trong nƣớc.

1.4.2.3. Ấn Độ:

Ngƣợc lại với sự phát triển tại Hoa Kỳ và Trung Quốc, thị trƣờng sách điện tử tại Ấn Độ vẫn còn chƣa thực sự phát triển, mặc dù đã có sự đầu tƣ mạnh của chính phủ. Nguyên nhân đến từ tỷ lệ dân số đƣợc tiếp cận với máy tính và internet vẫn còn ở mức thấp.

Mặc dù cả Amazon Kindle và Kobo đều đã thâm nhập vào thị trƣờng Ấn Độ từ lâu, nhƣng do điều kiện kinh tế chƣa cao, số lƣợng ngƣời dân có cơ hội tiếp cận với các thiết bị điện tử vẫn rất thấp. Mặc dù chính phủ Ấn Độ cũng đã nhận ra vấn đề này và xây dựng dự án “máy tính bảng rẻ nhất thế giới” Aakash, với mức giá chỉ 38USD/chiếc, tình hình vẫn chƣa đƣợc cải thiện nhiều. Cùng với việc tỉ lệ ngƣời dân có cơ hội sử dụng internet chỉ ở mức khiêm tốn 12,5%, số lƣợng đầu sách điện tử đƣợc xuất bản tại quốc gia này vẫn chƣa thực sự đáng kể. Chợ điện tử Flipkart.com hiện là công ty dẫn đầu thị trƣờng bán lẻ sách điện tử với 75% thị phần.

Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý tại Ấn Độ là môi trƣờng giao dục điện tử đang bắt đầu bùng nổ. Các mơ hình trƣờng học hiện đại đang đƣợc hồn thiện tại hầu khắp các thành phố lớn. Thị trƣờng giáo dục điện tử tại đây hiện đang đƣợc định giá lên tới 20 tỷ USD, và có thể sẽ tăng lên 40 tỷ USD trong vài năm tới. Nhằm phục vụ cho mục đích này, một trong những nhà xuất bản lớn nhất, Repro, đã cho ra đời máy tính bảng Rapples, một giải pháp hàng đầu cho giáo dục điện tử. Mỗi chiếc máy tính bảng Rapples lƣu trữ sẵn các nội dung học tập đƣợc quyết định bởi mỗi trƣờng, bao gồm sách giáo khoa và các công cụ đa phƣơng tiện tƣơng tác khác nhau. Tất cả các nội dung đều có thể đƣợc tải về từ các nền tảng lƣu trữ đám mây. Bên cạnh đó, Repro cũng hỗ trợ cung cấp cho các trƣờng hệ thống mạng nội bộ và khả năng kết nối internet, bao gồm mạng khơng dây wi-fi. Nhờ đó, học sinh và sinh viên Ấn Độ sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận với các nguồn tài liệu

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG SÁCH ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng phát triển của thị trƣờng sách điện tử Việt Nam

Sau giai đoạn phát triển sôi động vào giai đoạn những năm 2011 – 2012, thị trƣờng sách điện tử Việt Nam đang chững lại khá lâu. Nguyên nhân đến từ việc các doanh nghiệp không đạt đƣợc doanh thu nhƣ kì vọng, chi phí đầu tƣ phục vụ cho việc số hóa một số lƣợng lớn sách lại cao. Hiện nay, doanh số sách điện tử tại Việt Nam vẫn chƣa đạt đƣợc 1% so với tổng doanh số của sách giấy. Con số này vừa thể hiện sự kém phát triển của thị trƣờng, lại vừa hứa hẹn một “mảnh đất màu mỡ” cho các doanh nghiệp muốn bƣớc chân vào cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thị trường sách điện tử tại việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)