1.1.1 .Dịch vụ
2.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch Việt Nam
2.1.1. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam
Trong suốt hơn 2 thập kỷ qua (1995-2015), số lượng khách quốc tế đến du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình trên 12% mỗi năm. Nếu lấy dấu mốc lần đầu tiên phát động Năm Du lịch Việt Nam 1990 (khởi đầu thời kỳ đổi mới) với 250.000 lượt khách quốc tế thì đến nay với 7,87 triệu lượt năm 2014, số khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trên 30 lần trong 23 năm và tăng gấp 2 lần sau 4 năm phục hồi khủng hoảng năm 2009.
Biểu đồ 2.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 2006-2014
Đơn vị tính: triệu người
Nguồn: Tổng cục thống kê
Thị phần khách quốc tế đến Việt Nam trong khu vực và trên thế giới không ngừng tăng lên từ chỗ chiếm 4,6% thị phần khu vực Đông Nam Á, 1,7 % thị phần khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và 0,2 thị phần tồn cầu vào năm 1995 đến năm 2014 Du lịch Việt Nam đã chiếm 8,2 % thị phần vào khu vực ASEAN, 2,4% khu vực Châu Á – Thái Bình Dươngvà 0,68% thị phần tồn cầu. Vị trí của du lịch Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trên bản đồ du lịch thế giới. Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút mạnh dòng khách du lịch.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Trong năm 2014 với tốc độ tăng trưởng 4% cho thấy lượng khách quốc tế đến với Việt Nam có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại so với những năm trước. Trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng trong năm ước tính đạt 4762,5 nghìn lượt người, tăng 2,6%; đến vì cơng việc 1321,9 nghìn lượt người, tăng 4,3%; thăm thân nhân đạt 1347,1 nghìn lượt người, tăng 6,9%. Khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng khơng là 6220,2 nghìn lượt người, tăng 4% so với năm 2013; đến bằng đường biển 47,6 nghìn lượt người, giảm 75,4%; đến bằng đường bộ 1606,6 nghìn lượt người, tăng 14,8%.
Về một số thị trường khách quốc tế đến nước ta trong năm 2014, khách đến từ châu Á ước tính đạt 5341,9 nghìn lượt người, tăng 4,5%, trong đó khách đến từ một số quốc gia tăng mạnh: Hàn Quốc đạt 848 nghìn lượt người, tăng 13,3%; Nhật Bản đạt 648 nghìn lượt người, tăng 7,3%; Cam-pu-chia 404,2 nghìn lượt người, tăng 18,1%; Lào đạt 136,6 nghìn lượt người, tăng 11,2%. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có khách đến nước ta tăng thấp hoặc giảm: Trung Quốc đạt 1947,2 nghìn lượt người, tăng 2,1%; Xin-ga-po đạt 202,4 nghìn lượt người, tăng 3,4%; Đài Loan 389 nghìn lượt người, giảm 2,5%; Ma-lai-xi-a 333 nghìn lượt người, giảm 1,9%; Thái Lan 246,9 nghìn lượt người, giảm 8,2%. Khách đến từ châu Âu ước tính đạt 1198,5 nghìn lượt người, tăng cao ở mức 14,6% so với năm trước, trong đó một số quốc gia có lượng khách đến nước ta lớn có mức tăng cao so với năm 2013: Nga đạt 364,9 nghìn lượt người, tăng 22,4%; Anh đạt 202,3 nghìn lượt người, tăng 9,5%; Đức đạt 142,3 nghìn lượt người, tăng 45,7%.
Điều này có thể lí giải bởi nhiều ngun nhân, nhưng đầu tiên là những căng thẳng trên Biển Đông diễn ra vào tháng 5/2014. Đây là nguyên nhân chính gây sụt giảm đáng kể lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam – một thị trường chiếm 33% tổng lượng khách.Bên cạnh đó, đồng Rúp Nga mất giá, đồng EUR giảm giá so với USD khiến chi phí du lịch của các du khách Châu Âu bị đội lên. Đặc biệt là lượng khách đến từ thị trường Nga sụt giảm nhanh. Trước những khó khăn đã được dự báo trước, ngành du lịch vẫn là ngành kinh tế duy nhất duy trì tốc độ tăng trưởng cao và là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU