Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU DỊCH vụ DU LỊCH SANG THỊ TRƢỜNG NGA (Trang 67)

1.1.1 .Dịch vụ

2.4. Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động xuất khẩu dịch

2.4.2. Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong những năm qua, cùng với chính sách thúc đẩy phát triển du lịch trong nước và quốc tế, đặc biệt là với thị trường đầy tiềm năng là khách du lịch từ Nga, số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh chóng.

Trên cả nước các cơ sở lưu trú đã có sự gia tăng đáng kể nhờ vào sự tăng tưởng khách du lịch quốc tế. Cụ thể đến tháng 12/2014 cả nước hiện có trên 14.200 cơ sở lưu trú với 320.000 buồng lưu trú, trong đó số buồng khách sạn 3-5 sao đạt 21% . Đặc biệt trong năm 2013 với sự ra đời hàng loạt các cơ sở lưu trú (khách sạn và tổ hợp resort) cao cấp 4-5 sao với qui mô lớn như Grand Plaza Hà Nội, Novotel, Havana, Intercontinental…đã góp phần làm cho diện mạo ngành du lịch Việt Nam thay đổi căn bản với những tín hiệu tích cực.

Bên cạnh đó, nhà nghỉ là cơ sở lưu trú du lịch có số lượng lớn thứ hai sau khách sạn, nhưng hầu hết đều có nhỏ, phân bố rải rác ở khắp các địa phương. Căn hộ du lịch đang phát triển khá mạnh mẽ. Qui mô các căn hộ này khá đa dạng, từ vài phòng cho đến hàng trăm phòng. Nhiều khách sạn 4, 5 sao cũng đưa vào khai thác thêm loại hình dịch vụ này nhằm đối phó với tình hình chi tiêu thực tế của du khách Nga.Hiện nay họ có xu hướng lựa chọn những dịch vụ hợp với khả năng thanh toán

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

của mình hơn, tiết kiêm tối đa chi phí đối phó với khủng hoảng. Căn hộ du lịch là lựa chọn hoàn hảo, với giá cạnh tranh và thời gian thuê cũng dài hơn so với khách sạn và có thể ở ghép để giảm giá thuê phòng.

Một số hãng hàng không Việt Nam và quốc tế đã có đường bay trực tiếp và nối chuyến từ các trung tâm du lịch của Việt Nam đến các thành phố của Liên bang Nga cũng là một thuận lợi nữa cho việc thu hút du khách Nga

Cơ sở hạ tầng giao thông bằng đường sắt và đường bộ ở Việt Nam còn nhiều yếu kém làm ảnh hưởng tới quyết định của du khách Nga khi lựa chọn phương tiện di chuyển nội địa. Tỉ lệ du khách Nga sử dụng phương di chuyển này chiếm một phần không đáng kể, do du lịch đường sắt còn nhiều bất cập. Tốc độ di chuyển chậm hơn so với các phương tiện khác và khơng có nhiều tiện nghi. Đối với đường bộ vẫn còn nhiều tuyến đường chưa được nâng cấp, cải tạo khiến tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra.

Hạ tầng thông tin liên lạc đã được cải thiện đáng kể. Du khách Nga đến Việt Nam có thể sử dụng dịch vụ viễn thông của nhiều nhà mạng, với mức phí đa dạng.Tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán cafe du khách có thể truy cập Internet miễn phí. Tuy nhiên mức cước phí cịn bị coi là cao so với một số nước trong khu vực. Điều này có thể làm giảm sức hấp dẫn đối với du khách khi sử dụng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.

Đối với hệ thống cửa hàng phục vụ hoạt động mua sắm của du khách, có thể nói trong các khu du lịch chúng ta chưa có khơng gian riêng được qui hoạch cụ thể danh cho khu vực mua sắm mà thường mang tính chất tự phát. Chúng ta thiếu các trung tâm thương mại lớn, khu phố chuyên dành cho mua sắm cho khách du lịch nước ngồi. Mặc dù hệ thống bán bn, bán lẻ xuất hiện với tần suất khá dày song còn lộn xộn và thiếu tổ chức.

2.4.3. Chính sách phát triển du lịch và xuất khẩu dịch vụ du lịch sang thị trường Nga

Chính sách phát triển du lịch được coi là lợi thế động bên cạnh lợi thế tĩnh là những ưu đãi của thiên nhiên và những di sản do tổ tiên để lại.

Xác định du lịch là ngành mũi nhọn, và khách du lịch Nga là thị trường đầy tiềm năng, mặc dù trong giai đoạn đầy khó khăn hiện tại đối với nền kinh tế Nga.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách phát triển du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng gồm các chính sách qui hoạch khu du lịch, chính sách đề xuất nhập cảnh, cư trú của khách du lịch Nga vào Việt Nam, các chính sách quảng bá, xúc tiến du lịch, chính sách thuế, chính sách phát triển nhân lực…Chúng đã phát huy tác dụng và thể hiện sự thay đổi đáng kể bộ mặt ngành du lịch, nâng cao khả năng xuất khẩu dịch vụ du lịch của nước ta với thị trường Nga nói riêng.

- Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào du lịch: cho đến nay, đầu tư nước ngoài chủ yếu vào lĩnh vực khách sạn mà chưa hướng tới khuyến khích vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm phục vụ du lịch, đầu tư vào kinh doanh dịch vụ vui chơi giải tri.

- Chính sách ưu đãi thuế cho khách du lịch khi mua hàng hóa mang ra tiêu dùng ngoài biên giới:

Theo đó từ ngày 1/7/2012 nước ta đã ban hành chính sách ưu đãi hồn thuế giá trị gia tăng đối với khách du lịch nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đến tháng 2/2015 năm sân bay quốc tế gồm: Tân Sơn Nhất (TP.HCM), Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng (TP.Đà Nẵng), Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc và ba cảng biển: Khánh Hội (TP HCM), Đà Nẵng (TP Đà Nẵng), Nha Trang (tỉnh Khánh Hịa) được tổ chức các điểm hồn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài khi họ xuất cảnh qua các cửa khẩu này. Theo đó cơ quan hải quan, cơ quan thuế khơng trực tiếp hồn trả trực tiếp tiền thuế cho khách mà chỉ quản lý cơ chế hoàn thuế Giá trị gia tăng này; việc hoàn thuế giao cho chính các cửa hàng hoặc giao cho một vài đại lý hoàn thuế tập trung thực hiện. Cụ thể như sau:

+ Mơ hình giao cho các cửa hàng thực hiện: các cửa hàng sẽ tự ứng trước tiền thuế trả cho khách bằng tài khoản sau khi nhận được tờ khai hồn thuế đã được Hải quan đóng dấu xác nhận do người nước ngoài gửi qua đường bưu điện. Cửa hàng bán lẻ lấy lại tiền thuế đã hoàn cho khách nước ngoài từ cơ quan thuế trên cơ sở các chứng từ đã có.

+ Mơ hình hồn thuế thơng qua đại lý hồn thuế tập trung: đại lý sẽ bố trí nhân viên tại quầy hoàn thuế đặt trong khu cách ly của sân bay. Việc hoàn thuế thực hiện bằng tiền mặt, séc hoặc thẻ tín dụng. Đại lý lấy lại tiền thuế đã hoàn cho khách nước ngoài từ cơ quan thuế trên cơ sở các chứng từ đã có.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Chính sách này được du khách nước ngoài đánh giá cao những lợi ích nó mang lại: tạo tâm lý thoải mái cho khách du lịch, giúp họ tiết kiệm được chi phí mua hàng cũng như khuyến khích họ tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước. Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến về thực thi chính sách này cịn hạn chế nên số lượng du khách biết về chương trình này cịn ít, dẫn đến chi phí thu về chưa đủ bù đắp chi phí lắp đặt các quầy hồn thuế và phí giao dịch tại các ngân hàng.

.- Chính sách bãi bỏ thị thực: chính sách thị thực thơng thống là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ du lịch. Theo báo cáo của UNWTO khách du lịch coi thị thực chủ yếu như một thủ tục áp đặt chi phí, bao gồm chi phí trực tiếp là lệ phí thị thực và các chi phí gián tiếp như khoảng cách, thời gian chờ đợi và mức độ phức tạp của qui trình cấp thị thực. Nếu những chi phí này vượt ngưỡng thì khách du lịch tiềm năng khơng muốn thực hiện chuyến đi nữa hoặc sẽ chọn một điểm thay thế. Việt Nam hiện nay đang áp dụng hệ thống miễn thị thực trong thời hạn 30 ngày cho khách du lịch đến từ các nước ASEAN (trừ Brunei trong thời hạn 14 ngày) và trong thời hạn 15 ngày đối với 7 quốc gia khác trong đó có Nga. Trước thực trạng lượng Khách du lịch Nga đến Việt Nam tăng cao trong những năm gần đây, chúng ta nên có chính sách gia tăng thời hạn miễn thị thực nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn khách này.

- Chính sách xúc tiến du lịch:

Trong những năm qua, cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch cũng như các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã có những hoạt động quảng bá, xúc tiến tích cực và chủ động tiếp cận thị trường. Du lịch Việt Nam đã tham dự các sự kiện, hội chợ du lịch ở Nga nhằm quảng bá, thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch giữa 2 nước như Hội chợ quốc tế IntourMarket, hội chợ du lịch quốc tế MITT, Hội chợ du lịch quốc tế mùa thu, tổ chức “Ngày Việt Nam” với nhiều hoạt động phong phú, giới thiệu tiềm năng du lịch Việt Nam cũng như văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Sau những hoạt động xúc tiến Du lịch đầu tiên, chúng ta đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Đầu năm 2010, Việt Nam và Nga đã ký hiệp định hợp tác phát triển văn hóa giữa 2 nước với những sự kiện như “Tuần lễ văn hóa Nga tại Việt Nam” và “Tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Nga”. Theo đó, Việt Nam đã tranh thủ xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu cho du lịch Việt Nam, góp phần khơng nhỏ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đến việc thu hút thị trường du khách Nga. Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam (Roadshow) tại Matxcova và Saint Petersburg năm 2011, 2012 đã gây được ấn tượng mạnh với du khách Nga. Bên cạnh đó chúng ta cũng tham gia Hội chợ - Triển lãm du lịch quốc tế Mátxcơva 2014 (MITT 2014), diễn ra từ ngày 19 đến 22/3 tại Nga. Chương trình thu hút sự tham gia của 2000 cơng ty/ tổ chức đến từ 198 điểm đến trên thế giới, thu hút hơn 100.000 khách tham dự. Thơng qua đó.có khơng ít doanh nghiệp trong và ngoài nước (chủ yếu từ Nga) đã đề nghị hợp tác với Việt Nam nhằm đưa khách Nga sang du lịch, đồng thời mở các trung tâm mua sắm cao cấp cho nhóm khách này ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, các hoạt động này được triển khai gấp rút, dẫn đến thiếu sự chuẩn bị chu đáo khi tham gia.

Trước khi quyết định đi du lịch, khách Nga thường tìm hiểu về nơi du lịch, sản phẩm du lịch thông qua các cơng ty. Nắm bắt được điều đó các nhà điều hành tour của cả 2 bên Nga và Việt Nam đã có những hoạt động để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách. Các công ty dịch vụ lữ hành lớn ở Việt Nam thường xuyên tổ chức các chuyến Famtrip với đối tác Nga, đặt đại điện doanh nghiệp mình tại Nga để làm cầu nối. Hai bên trao đổi khảo sát 2 thị trường để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch cũng như xác định khả năng đáp ứng nhu cầu du khách. Đại diện các công ty, các hãng du lịch hướng tới thị trường Nga đều cho rằng việc xúc tiến, quảng bá đơn lẻ tại thị trường này rất tốn kém. Do vậy mà Tổng cục du lịch cùng với doanh nghiệp lữ hành trên cả nước cần phải có một chiến lược quảng bá dài hạn tại thị trường Nga.

Việc xúc tiến quảng bá trực tiếp đến thị trường rộng lớn này vẫn còn rất hạn chế.Các sản phẩm quảng cáo chủ yếu là của các công ty lữ hành chuyên về thị trường Nga hoặc của các công ty du lịch Nga chuyên về thị trường Việt Nam. Các ấn phẩm quảng cáo trên báo đài, tạp chí…vẫn cịn khiêm tốn và hiệu quả khong ca. Các clip giới thiệu về Việt Nam còn kém chuyên nghiệp, chất lượng không bằng các doanh nghiệp du lịch Nga quảng bá về chính Việt Nam. Chúng ta chưa có các sản phẩm quảng cáo có sức hút lớn, kể từ sau Đặc biệt trong thời gian vừa qua, trên các trang mạng xã hội nổi lên hiện tượng clip “The road story VietNam - Câu chuyện trên đường Việt Nam” của hai du khách Nga ghi lại cảnh đẹp đất nước, con người Việt Nam một cách bình dị mà đầy sức hút. Clip đã nhận được sự quan tâm

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khơng chỉ của người dân Việt Nam mà cịn nhận được sự khen ngợi của khách Nga cũng như nhiều người xem khác trên tồn thế giới. Ví dụ đơn cử như vậy, cho thấy chúng ta cần thực sự nghiêm túc trong việc sử dụng ngân sách hợp li để có những sản phẩm quảng cáo có chất lượng.

2.4.4. Nguồn nhân lực du lịch

Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch, lực lượng lao động trong ngành du lịch tăng lên 30-40 vạn người mỗi năm. Hiện nay có khoảng 50 vạn lao động trực tiếp và trên 1 triệu lao động gián tiếp trong ngành này.

Cũng theo đó, cả nước hiện có khoảng 12.000 hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ với khoảng 7000 thẻ cho hướng dẫn viên quốc tế. Trong đó, chủ yếu là hướng dẫn viên nói tiếng Anh chiếm 53%, sau đó là tiếng Pháp chiếm gần 15% và hướng dẫn viên sử dụng tiếng Nga chiếm khoảng 5% - con số quá khiêm tốn so với lượng khách Nga trong giai đoạn hiện nay.

Nhìn chung, số lượng hướng dẫn viên nói những ngơn ngữ hiếm như Nga, Tây Ban Nha, Nhật…có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng cịn khá thấp. Nguồn nhân lực chất lượng cao thơng thạo ngoại ngữ, được đào một cách bài bản chiếm số lượng ít, chủ yếu là khơng chun do có thời gian sinh sống tại nước ngồi như du học sinh hoặc xuất khẩu lao động. Có thể về ngoại ngữ, lực lượng không chuyên này rất giỏi nhưng lại hạn chế về mặt kiến thức lịch sử, văn hóa gây ảnh hưởng tới hình ảnh du lịch Việt Nam.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này do chúng ta chưa có sẵn kế hoạch và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực từ trước nên khi du lịch phát triển nhanhm chúng ta rơi và thế bị động về nhân lực. Điều này hồn tồn chính xác với trường hợp du khách Nga. Bên cạnh đó cơ sở vật chất kỹ thuật đào tạo về du lịch nghèo nàn, thiếu vốn đầu tư, chương trình đào tạo cịn chưa phát triển, thiếu tính thực tiễn. Chưa chú trọng đào tạo thái độ, ý thức tôn trọng du khách cho người làm du lịch. Đồng thời thiếu các cơ chế chính sách ưu đãi đối với các cơ sở đào tạo về du lịch, đặc biệt chưa chú trọng đào tạo các ngôn ngữ hiếm, đặc biệt là tiếng Nga.

Trong bối cảnh mở cửa thị trường dịch vụ du lịch theo cam kết WTO và hay gần nhất là tiến tới kí kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh thuế quan Nga- Belarus – Kazakhstan, trước tình trạng thiếu nhân lực du lịch chất lượng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cao, nguy cơ chúng ta để mất cơ hội việc làm trong ngành du lịch trước lao động nước ngồi là điều hồn tồn có thể xảy ra.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH SANG THỊ TRƢỜNG NGA

3.1. Định hƣớng hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch sang thị trƣờng Nga.

Tình hình nền kinh tế khó khăn ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc quyết định chọn địa điểm du lịch của du khách Nga. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ vẫn lựa chọn an toàn,

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU DỊCH vụ DU LỊCH SANG THỊ TRƢỜNG NGA (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)