Trường hợp viện dẫn thành công Điều XX GATT 1994

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TIỄN vận DỤNG các NGOẠI lệ CHUNG của NGUYÊN tắc KHÔNG PHÂN BIỆT đối xử vào GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO và một số hàm ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 54 - 61)

Trong lịch sử các vụ tranh chấp thuộc khuôn khổ WTO, tính đến nay vụ việc mà bên bị đơn viện dẫn thành công Điều XX để biện minh cho chính sách thương mại vi phạm các nghĩa vụ theo GATT 1994 là vụ tranh chấp giữa Canada (nguyên

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đơn) và EC (bị đơn) về biện pháp ảnh hưởng tới nhập khẩu a-mi-ăng và các sản phẩm có chứa a-mi-ăng của EC.

DS135

Cộng đồng Châu Âu – Các biện pháp ảnh hưởng đến a-mi-ăng và các sản phẩm có chứa a-mi-ăng

Các bên trong vụ tranh chấp

Nguyên đơn: Canada

Bị đơn: Cộng đồng Châu Âu Bên thứ ba: Brazil, Mỹ, Zimbabwe

Quá trình giải quyết tranh chấp

Đề nghị thành lập Ban Hội thẩm: 8/10/1998 Thành lập Ban Hội thẩm: 25/11/1998 Ban hành báo cáo của Ban Hội thẩm:

18/09/2000

Thông báo kháng cáo: 23/10/2000 Ban hành báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm:

12/03/2001

Thông qua: 05/04/2001

Ngày 28 tháng 5 năm 1998, Canada yêu cầu tham vấn với EC về những biện pháp mà Pháp ban hành trong Nghị định số 96­1133 (ngày 24 tháng 12 năm 1996) cấm việc sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, đưa vào thị trường nội địa,… dưới bất cứ hình thức nào các loại sợi a-mi-ăng44, kể cả được tích hợp trong các chất liệu, sản phẩm hay thiết bị. Canada cáo buộc những biện pháp này đã vi phạm các điều 2, 3 và 5 của Hiệp định SPS, điều 2 Hiệp định TBT, điều III, XI và XIII của GATT 1994.

Ở cấp sơ thẩm, Ban Hội thẩm đã xem xét và đưa ra một số kết luận quan trọng: (1) bởi các sản phẩm được kết luận là sản phẩm tương tự theo định nghĩa trong Điều III:4, Nghị định của Pháp đã vi phạm Điều III:4 của GATT 1994 về nguyên tắc NT; và (2) Nghị định này là hợp lý theo điều khoản tại đoạn XX(b) và đoạn mở đầu Điều XX GATT 1994.

Ở cấp phúc thẩm, Cơ quan Phúc thẩm đã phán quyết ngược lại với kết luận (1) nói trên, bên cạnh đó giữ nguyên kết luận của Ban Hội thẩm rằng Nghị định là ‘cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người’ theo Khoản XX(b) của GATT 1994. Tuy nhiên do đã kết luận việc áp dụng các biện pháp gây tranh chấp không vi phạm nghĩa vụ của EC theo GATT 1994, do đó khơng tiếp tục xem xét chúng với đoạn mở đầu Điều XX GATT 1994.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Xem xét mục tiêu bảo vệ sức khỏe và đời sống con người

Đầu tiên, Ban Hội thẩm lưu ý lập luận của EC rằng với việc cấm mua bán, sử dụng a-mi-ăng và các sản phẩm có chứa a-mi-ăng, Nghị định hướng tới mục tiêu chấm dứt khả năng lây lan các nguy cơ từ a-mi-ăng, đặc biệt với những người tiếp xúc thường xuyên và thường không chú ý đến tác hại của a-mi-ăng khi làm việc với các sản phẩm có chứa chất này. Pháp cho rằng nhờ đó có thể giảm thiểu số lượng người dân Pháp chết do tiếp xúc với sợi a-mi-ăng (khi hít vào cơ thể có thể gây ra ung thư và một số bệnh về phổi như u trung bướu mô).

Nghị định của Pháp cấm tất cả các loại a-mi-ăng45, nhưng trong kháng cáo Canada chỉ tranh cãi về phần cấm sử dụng các sản phẩm có chứa a-mi-ăng trắng. Theo Canada, a-mi-ăng trắng không nguy hiểm như các loại a-mi-ăng thuộc nhóm amphibol do cấu tạo hóa học khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia tư vấn cho Ban Hội thẩm cùng một số tổ chức quốc tế trước đó đã xác nhận tồn tại khả năng gây bệnh ung thư phổi và u trung bướu mô của a-mi-ăng trắng46, mặc dù khả năng này ở a-mi-ăng trắng thấp hơn nhóm amphibol. Hơn nữa, các bệnh ung thư được nhắc tới ở đây đều gây ra tỷ lệ tử vong gần 100%. Ngoài ra, các chuyên gia cũng đưa ra thêm các dẫn chứng về tác hại của ma-mi-ăng.47 Sau khi cân nhắc các dữ kiện và tư vấn từ phía các chuyên gia, Ban Hội thẩm bác bỏ lập luận của Canada và nhận định các sản phẩm xi măng a-mi-ăng trắng có hại cho sức khỏe, do đó Nghị định của Pháp thuộc phạm vi các chính sách nhằm bảo vệ đời sống và sức khỏe con người. Cơ quan Phúc thẩm cũng đồng tình với phán quyết này của Ban Hội thẩm.

Xem xét sự ‘cần thiết’ của biện pháp

Trong kháng cáo của mình, Canada cho rằng Ban Hội thẩm đã sai lầm trong việc xem xét tính ‘cần thiết’ theo Khoản XX(b) GATT 1994 dựa trên các luận điểm sau: (1) Ban Hội thẩm có trách nhiệm định lượng mối nguy hại từ a-mi-ăng chứ không được chỉ dựa trên giả thuyết của các cơ quan có thẩm quyền của Pháp; (2) Ban Hội thẩm đã không quan tâm những mối nguy hại khác từ các sản phẩm thay

45

A-mi-ăng có sáu loại được chia thành hai nhóm chính: nhóm serpentin và nhóm amphibol, trong đó a-mi-ăng trắng (chrysotil) thuộc nhóm serpentin và năm loại cịn lại thuộc nhóm amphibol.

46 EC đưa ra chứng cứ là từ năm 1977, Tổ chức Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư (IARC) đã xếp loại a- mi-ăng trắng vào các chất gây ung thư đã được kiểm chứng. (Đoạn 8.186, DS135/P/R)

47

Các chuyên gia cũng nhận định làm việc với các sản phẩm cứng khó bị mủn có chứa a-mi-ăng trắng có thể gây phân tán một lượng lớn sợi a-mi-ăng đe dọa thực sự đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, việc sử dụng các cơng cụ khơng được thiết kế chuyên biệt nhằm ngăn ngừa sự phát tán sợi a-mi-ăng, đặc biệt các dụng cụ tự chế hay đối với những người thường xuyên làm việc trong mơi trường có chứa a-mi-ăng có thể dẫn tới tỷ lệ tiếp xúc vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn ISO 7337 – cao hơn giới hạn cho phép của WHO (0.2 fibre/ml) và giới hạn cho phép của Pháp trước khi có lệnh cấm (0.1 fibre/ml). (Đoạn 8.189-191,

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

thế cho a-mi-ăng trên thị trường; và (3) Ban Hội thẩm đã sai lầm khi kết luận ‘kiểm sốt việc sử dụng’ khơng phải là biện pháp thay thế hợp lý sẵn có của Nghị định.48

Với luận điểm (1), Cơ quan Phúc thẩm lưu ý một mối nguy hại có thể được xác định nhờ định lượng hoặc định tính. Trong vụ việc này, Ban Hội thẩm đã xem xét bản chất, tính chất của các nguy cơ từ các sản phẩm chứa a-mi-ăng trắng; đồng thời dựa trên các chứng cứ khoa học về mức độ nguy hiểm của chất này. Do đó, Cơ quan Phúc thẩm bác bỏ lập luận của Canada cho rằng Ban Hội thẩm chỉ dựa trên ‘giả thuyết’ của các cơ quan có thẩm quyền Pháp để nhận định mối nguy hại này.49

Với luận điểm (2) liên quan đến nguy cơ gây hại của các sản phẩm thay thế cho a-mi-ăng, các bằng chứng khoa học được trình tới Ban Hội thẩm cho thấy trong nhiều trường hợp, nguy cơ gây hại của sợi PCG50 là thấp hơn so với sợi a-mi-ăng trắng, dù rằng điều đó khơng có nghĩa nguy cơ đến từ sợi PCG khơng tồn tại. Thực tế, các sợi PCG có thể gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên Cơ quan Phúc thẩm cho rằng việc áp dụng một biện pháp để chấm dứt sự lây lan của một sản phẩm nguy hiểm trong khi vẫn cho phép sử dụng một sản phẩm thay thế khác ít nguy hiểm hơn là hoàn toàn hợp pháp. Cơ quan Phúc thẩm bác bỏ luận điểm này của Canada.51

Về luận điểm (3), trước hết Cơ quan Phúc thẩm lưu ý một điều không thể tranh cãi là các thành viên WTO có quyền đặt ra mức độ bảo vệ sức khỏe cộng đồng mong muốn đạt được mà họ cho là phù hợp. Ban Hội thẩm đã chấp nhận mức độ bảo vệ mà Pháp chọn là ‘chấm dứt’ sự lan rộng các mối nguy hại sức khỏe gây ra bởi a-mi-ăng. Bằng việc cấm tất cả các loại a-mi-ăng, Nghị định của Pháp rõ ràng được thiết kế để giúp Pháp đạt được mục tiêu này.52 Bên cạnh đó, các chứng cứ khoa học trước đó cho thấy, nhìn chung, hiệu quả của biện pháp ‘kiểm sốt việc sử dụng’ khơng rõ ràng, đặc biệt với ngành công nghiệp xây dựng và với các thợ sửa chữa – những người thường xuyên sử dụng các sản phẩm có chứa a-mi-ăng – vẫn phải chịu mức độ tiếp xúc cao có thể gây ra các bệnh ung thư. Do đó, Cơ quan Phúc thẩm cho rằng biện pháp ‘kiểm sốt việc sử dụng’ khơng thể giúp Pháp đạt đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe đề ra như lệnh cấm (có thể chấm dứt nguy cơ lây lan các mối

48 Đoạn 165, DS135/AB/R

49 Đoạn 167, DS135/AB/R

50 Sợi PVA (polyvinyl alcohol), sợi xen-lu-lô sợi thủy tinh được gọi chung là sợi PCG (PVA, Cellulose, Glass). (Đoạn 30, DS135/AB/R) Các sợi này là sản phẩm thay thế cho sợi a-mi-ăng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nguy hại từ a-mi-ăng), vì thế biện pháp này không được coi là biện pháp thay thế hợp lý sẵn có.53

Căn cứ vào các lý do trên, Cơ quan Phúc thẩm đồng tình với kết luận của Ban Hội thẩm rằng Nghị định của Pháp là ‘cần thiết để bảo vệ đời sống và sức khỏe của con người’ theo nghĩa của Khoản XX(b) GATT 1994.

Xem xét liệu biện pháp có thỏa mãn đoạn mở đầu Điều XX GATT 1994

Bước xét xử này chỉ được thực hiện ở cấp sơ thẩm. Ban Hội thẩm xem xét biện pháp với đoạn mở đầu Điều XX GATT 1994 trên hai yếu tố: (1) liệu biện pháp có tạo nên sự phân biệt đối xử vơ lý hoặc tùy tiện giữa các quốc gia có cùng điều kiện; và (2) biện pháp có tạo nên hạn chế thương mại quốc tế trá hình hay khơng.

Với yếu tố thứ nhất, trước hết Ban Hội thẩm xem xét việc áp dụng biện pháp có gây ra sự ‘phân biệt đối xử’ hay khơng. Sự phân biệt đối xử trong q trình xem xét này khác với sự phân biệt đối xử theo Điều III:4 của GATT mà trước đó Ban Hội thẩm đã kết luận biện pháp này vi phạm. Điều đó có nghĩa sự đối xử ưu đãi hơn mà Pháp dành cho các sản phẩm có chứa a-mi-ăng so với các loại sợi thay thế khác mà Canada đưa ra trong kháng cáo khơng liên quan đến việc xác định có hay khơng sự phân biệt đối xử theo đoạn mở đầu Điều XX. Ban Hội thẩm bác bỏ các lập luận của Canada về vấn đề này và kết luận khơng có sự phân biệt đối xử trong quá trình áp dụng Nghị định bởi biện pháp này cấm nhập khẩu mọi sản phẩm chứa a-mi-ăng, đồng thời cấm cả các sản phẩm a-mi-ăng trong nước. Do đó, Ban Hội thẩm cho rằng khơng cần thiết phải xem xét về tính ‘vơ lý’ hay ‘tùy tiện’ nữa.54

Về vấn đề ‘hạn chế thương mại quốc tế trá hình’, đầu tiên, Ban Hội thẩm lưu ý về việc công bố Nghị định. Một biện pháp nếu không được công bố công khai sẽ không thỏa mãn điều kiện thứ hai của đoạn mở đầu Điều XX. Tuy nhiên trong vụ việc này, Nghị định đã được công khai trên cơng báo của Cộng hịa Pháp vào ngày 26 tháng 12 năm 1996, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. Hơn nữa, nó cấm cả việc nhập khẩu lẫn xuất khẩu a-mi-ăng và các sản phẩm có chứa a-mi-ăng.

Điểm thứ hai mà Ban Hội thẩm lưu ý là sự phân biệt đối xử trá hình. Ban Hội thẩm cho rằng mấu chốt trong việc xem xét ‘hạn chế thương mại quốc tế trá hình’ khơng phải từ ‘hạn chế’, bởi về bản chất bất cứ biện pháp nào rơi vào Điều XX GATT đều gây ra hạn chế thương mại quốc tế cả, mà là từ ‘trá hình’. Ban Hội thẩm lưu ý hàm ý của từ ‘trá hình’ là nói về mục đích ‘che giấu dưới vẻ ngồi lừa đảo, giả

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

dối’, có nghĩa biện pháp được áp dụng nhằm một mục đích khác vẻ bề ngồi của nó hướng tới. Về điểm này, Ban Hội thẩm nhắc lại kết luận ở phía trên rằng Nghị định khơng tạo ra sự phân biệt đối xử trá hình, vì thế khơng hạn chế thương mại quốc tế trá hình.55

Xem xét về việc liệu Nghị định có tạo ra nhiều ưu đãi hơn cho các ngành công nghiệp nội địa Pháp sản xuất các sản phẩm thay thế a-mi-ăng, Ban Hội thẩm nhắc lại kết luận rằng biện pháp này là ‘cần thiết’ để đạt được mục tiêu bảo vệ sức khỏe cơng cộng và trong q trình áp dụng không tạo ra sự phân biệt đối xử vô lý hay tùy tiện. Cấu trúc và thiết kế mục tiêu của Nghị định cũng khơng có bất cứ điểm nào để quy kết Nghị định này nhằm mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước, mặc dù hệ quả tự nhiên của việc cấm một sản phẩm nào đó là có thể đem lại lợi ích nhất định cho các ngành sản xuất các sản phẩm thay thế. Bên cạnh đó cũng khơng có bằng chứng nào về việc các ngành công nghiệp sản xuất các loại sợi thay thế của Pháp được lợi từ lệnh cấm này.

Với các lập luận trên, Ban Hội thẩm kết luận Nghị định ngày 24 tháng 12 năm 1996 thỏa mãn các điều kiện của đoạn mở đầu Điều XX GATT 1994. Vì thế, phán quyết cuối cùng của Ban Hội thẩm là biện pháp này vi phạm Điều III:4 của GATT 1994 nhưng được coi là ngoại lệ theo Khoản XX(b) GATT 1994.

Bình luận

Trong vụ việc Cộng đồng Châu Âu – Các biện pháp ảnh hưởng đến a-mi-ăng

và các sản phẩm có chứa a-mi-ăng, ta thấy nổi bật vai trò của các chuyên gia trong

việc tư vấn cho Ban Hội thẩm về rất nhiều vấn đề khoa học. Điều này không mới lạ, bởi Ban Hội thẩm không cần thiết và cũng khơng thể có đầy đủ mọi kiến thức chuyên ngành liên quan đến các vụ việc cần xử lý. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là trong vụ việc này, Cơ quan Phúc thẩm cho rằng Ban Hội thẩm đã không đánh giá khách quan các dữ kiện ở điểm họ đã quá tin tưởng câu trả lời của các chuyên gia khơng có kiến thức chun mơn về ‘kiểm sốt việc sử dụng’ a-mi-ăng để đi đến kết luận rằng biện pháp ‘kiểm sốt việc sử dụng’ khơng phải là một biện pháp thay thế ‘hợp lý sẵn có’. Tuy nhiên, Cơ quan Phúc thẩm xét thấy Ban Hội thẩm đã rất khách quan và khoa học trong quá trình lựa chọn, hướng dẫn chuyên gia, đồng thời cho rằng nếu có ý kiến phản biện về vấn đề này, lẽ ra Canada đã phải lên tiếng trong cuộc họp có sự tham gia của các chuyên gia hoặc nói với Ban Hội thẩm vào một lúc

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khác. Do đó Cơ quan Phúc thẩm kết luận nhìn chung chi tiết đó khơng làm thay đổi các kết luận của Cơ quan Phúc thẩm, và Ban Hội thẩm đã không vi phạm Điều 11 DSU. Qua sự việc này có thể thấy rằng, không phải khi nào các quyết định của Ban Hội thẩm cũng khách quan và những lúc đó, các bên tham gia tranh chấp nên ý kiến ngay để bảo vệ quyền lợi của mình.

Việc xác định nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động thực vật có

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TIỄN vận DỤNG các NGOẠI lệ CHUNG của NGUYÊN tắc KHÔNG PHÂN BIỆT đối xử vào GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO và một số hàm ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)