Trường hợp viện dẫn không thành công Điều XX GATT 1994

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TIỄN vận DỤNG các NGOẠI lệ CHUNG của NGUYÊN tắc KHÔNG PHÂN BIỆT đối xử vào GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO và một số hàm ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 37)

2.1. Tổng quan về việc vận dụng các ngoại lệ chung của nguyên tắc

2.2.1. Trường hợp viện dẫn không thành công Điều XX GATT 1994

2.2.1.1. Trường hợp ngay từ đầu không thỏa mãn một trong số các

khoản của Điều XX GATT 1994

Trong số các vụ việc liên quan đến việc vận dụng các điều khoản về ngoại lệ chung của nguyên tắc không phân biệt đối xử trong giải quyết tranh chấp, số vụ việc mà ngay từ đầu biện pháp gây tranh chấp đã không thỏa mãn một trong các đoạn từ (a) đến (j) của Điều XX chiếm đa số. Sau đây người viết sẽ trình bày hai trong số các vụ việc đó. Hai vụ tranh chấp này đều là các vụ điển hình mà trong đó, các biện pháp được xem xét vi phạm nghĩa vụ đối xử MFN hoặc NT theo GATT 1994 và đều không đáp ứng các điều kiện mà Khoản XX(d) GATT 1994 đặt ra.

a) Vụ việc Hàn Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu sản phẩm thịt bị tươi sống, sấy khơ và đơng lạnh

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

DS161 và DS169

Hàn Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu sản phẩm thịt bị tươi sống, sấy khơ và đơng lạnh

Các bên trong vụ DS161

Nguyên đơn: Mỹ Bị đơn: Hàn Quốc

Bên thứ ba: Canada, Australia, New Zealand

Các bên trong vụ DS169

Nguyên đơn: Australia Bị đơn: Hàn Quốc

Bên thứ ba: Canada, Mỹ,

New Zealand

Quá trình giải quyết tranh chấp

Đề nghị thành lập Ban Hội thẩm (Mỹ): 15/04/1999 Thành lập Ban Hội thẩm (Mỹ): 26/05/1999 Thành lập Ban Hội thẩm (Australia): 26/07/1999 Quyết định thành phần Ban Hội thẩm chung: 04/08/1999 Ban hành báo cáo của Ban Hội thẩm: 31/07/2000 Thông báo kháng cáo: 11/09/2000 Ban hành báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm:

11/12/2000

Thông qua: 10/01/2001

Ngày 01/02/1999, Mỹ yêu cầu tham vấn với Hàn Quốc về việc nước này đối xử phân biệt với thịt bò nhập khẩu khi hạn chế việc bán thịt bò nhập khẩu tại các cửa hàng chuyên biệt bằng hệ thống bán lẻ kép12 và một số biện pháp khác. Mỹ cáo buộc những động thái này của Hàn Quốc đã hạn chế quyền nhập khẩu đối với một số nhóm nhất định, đồng thời bảo hộ ngành cơng nghiệp chăn nuôi trong nước. Mỹ cho rằng Hàn Quốc đã vi phạm Hiệp định về Nông nghiệp, Hiệp định nhượng quyền nhập khẩu và Điều II, III, XI và XVII GATT 1994. Ngày 13/04/1999, Australia yêu cầu tham vấn với Hàn Quốc về vấn đề tương tự trên của Mỹ. Sau khi xem xét vụ việc, một trong những kết luận mà Ban Hội thẩm đưa ra là các biện pháp của Hàn Quốc đã vi phạm điều III:4 của GATT 1994 về nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), và không được biện minh theo Khoản XX(d) của GATT 1994. Cơ quan Phúc thẩm đồng tình với kết luận này.

Để đi đến kết luận trên, trước hết Ban Hội thẩm xem xét mục tiêu của biện pháp. Về vấn đề này, Cơ quan Phúc thẩm thấy rằng hệ thống này đã được thiết lập vào thời điểm mà hiện tượng gian lận về xuất xứ sản phẩm rất phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh thịt bò. Hệ thống bán lẻ kép ‘xuất hiện nhằm giảm thiểu các cơ hội và cám dỗ khiến những người giết mổ cố ý gây hiểu nhầm thịt bò nước ngồi (rẻ hơn) thành thịt bị trong nước (đắt hơn)’. Cơ quan Phúc thẩm đồng tình với kết luận

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

rằng hệ thống bán lẻ kép của Hàn Quốc được thiết kế nhằm 'đảm bảo tuân thủ' với

Luật Cạnh tranh không lành mạnh vốn là một luật không trái với các quy định của

WTO trên bề mặt văn bản pháp luật.13

Cơ quan Phúc thẩm sau đó tập trung vào việc liệu hệ thống bán lẻ kép có 'cần thiết' để đảm bảo sự tuân thủ với Luật Cạnh tranh không lành mạnh. Theo Cơ quan Phúc thẩm, khái niệm 'cần thiết' trong Khoản XX(d) nói đến một khoảng dao động các mức độ cần thiết mà tại mức độ cao nhất có nghĩa là 'khơng thể thiếu' và tại mức độ thấp nhất, từ 'cần thiết' được hiểu là 'có đóng góp vào'. Tuy nhiên trong thang đo này, một biện pháp 'cần thiết' nghiêng về phía 'khơng thể thiếu' nhiều hơn đáng kể so với phía đối lập cịn lại. Để thỏa mãn điều kiện của Khoản XX(d), biện pháp gây tranh chấp phải là 'cần thiết' để đảm bảo tuân thủ các quy định..., bao gồm những quy định liên quan đến hải quan, bảo vệ bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại và bản quyền, và ngăn ngừa các hành vi lừa đảo'.

Trong mọi vụ tranh chấp, việc xem xét một biện pháp có cần thiết hay không theo Khoản XX(d) sẽ địi hỏi một q trình cân nhắc và cân bằng một loạt các yếu tố: (1) tầm quan trọng tương đối của các giá trị và lợi ích mà các quy định được áp dụng hướng đến; (2) mức độ đóng góp của biện pháp vào việc đạt được mục tiêu đó; và (3) tác động của biện pháp đến hạn chế thương mại quốc tế. Những giá trị và lợi ích mà biện pháp hướng đến càng quan trọng, biện pháp càng đóng góp nhiều vào việc đạt mục tiêu và càng ít gây hạn chế thì càng dễ được coi là 'cần thiết'. 14

Tuy nhiên, Cơ quan Phúc thẩm cũng lưu ý rằng quá trình cân nhắc và cân bằng nói trên được thực hiện đồng thời với việc xem xét liệu có một biện pháp thay thế ‘hợp lý sẵn có’ mà tn thủ hoặc ít vi phạm luật WTO hơn.

Về các biện pháp thay thế có thể áp dụng, trước tiên Ban Hội thẩm nhận thấy rằng Hàn Quốc đã không áp dụng hệ thống bán lẻ kép với nhiều trường hợp khác cũng có xảy ra sự lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm. Chẳng hạn, khơng có u cầu nào về việc áp dụng hệ thống này để phân biệt thịt bò Hanwoo với thịt của bị ni lấy sữa nội địa. Hàn Quốc cũng không áp dụng hệ thống bán lẻ kép với bất cứ loại thịt hay thực phẩm nào khác tương tự như thịt lợn, hải sản. Cuối cùng, mặc dù khoảng 45% thịt bò nhập khẩu vào Hàn Quốc được bán trong các nhà hàng nhưng khơng có u cầu nào về hệ thống phân loại các nhà hàng dựa trên việc

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

họ phục vụ thịt bò trong nước hay nhập khẩu.15 Các chứng cứ cho thấy một tỷ lệ lớn các trường hợp này có xảy ra gian lận về nguồn gốc thực phẩm. Theo Ban Hội thẩm, hiện tượng gian lận về nguồn gốc sản phẩm như vậy về nguyên tắc nên được xử lý 'trên cơ sở các biện pháp cơ bản... chẳng hạn sử dụng cảnh sát theo Luật Cạnh

tranh không lành mạnh của Hàn Quốc'. Thực tế, sử dụng hệ thống bán lẻ kép hay

các biện pháp cơ bản đều nhằm thực thi cùng một đạo luật hình sự về các biện pháp trừng phạt những hành vi 'cạnh tranh không lành mạnh'. Việc sử dụng các biện pháp khác nhau để cùng thực thi một đạo luật, đối với các sản phẩm gần như tương tự, để chống lại cùng một kiểu hành vi phạm pháp cho thấy dường như tồn tại một biện pháp thay thế hợp lý sẵn có cho hệ thống bán lẻ kép. Cơ quan Phúc thẩm đồng tình với Ban Hội thẩm rằng 'các ví dụ… cho thấy việc gian lận xuất xứ thực sự có thể

giải quyết nhờ các biện pháp cơ bản tuân thủ các Hiệp định của WTO, ít hạn chế thương mại và ít xâm phạm thị trường, chẳng hạn sử dụng cảnh sát theo Luật Cạnh tranh không lành mạnh của Hàn Quốc'.16

Trong kháng cáo của mình, Hàn Quốc tranh luận rằng các biện pháp thay thế khơng chỉ cần hợp lý và sẵn có, mà cịn phải đảm bảo mức độ thực thi nhất định, ở đây là sự xóa bỏ hồn tồn gian lận trong thị trường bán lẻ thịt bò. Theo Cơ quan Phúc thẩm, dù các thành viên WTO có quyền xác định cho mình mức độ thực thi mà các biện pháp hướng tới đạt được, nhưng trong trường hợp này, dường như Hàn Quốc khơng hướng tới mức xóa bỏ hồn tồn gian lận về xuất xứ của thịt bò, bởi thực tế, hệ thống bán lẻ kép khơng kiểm sốt được hết các trường hợp đó. Để làm được điều này có thể sẽ địi hỏi một lệnh cấm tồn bộ việc nhập khẩu.

Vì các lý do trên, Cơ quan Phúc thẩm nhất trí với kết luận của Ban Hội thẩm rằng hệ thống bán lẻ kép là một 'biện pháp không tương xứng và không cần thiết để đảm bảo tuân thủ với luật của Hàn Quốc chống lại các hành vi gian lận', do đó nó khơng thuộc phạm vi Khoản XX(d) GATT 1994.

Bình luận

Điểm nổi bật trong vụ tranh chấp Hàn Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng đến

nhập khẩu sản phẩm thịt bị tươi sống, sấy khơ và đơng lạnh là Cơ quan Phúc thẩm

đã định ra một tiêu chuẩn mới cho thuật ngữ ‘cần thiết’ trong ngữ cảnh của Khoản XX(d) GATT 1994 (sau này được áp dụng cho các thuật ngữ ‘cần thiết’ ở các đoạn

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khác của Điều XX). Theo đó, một biện pháp vi phạm nghĩa vụ của GATT 1994 để được coi là ‘cần thiết’ theo Khoản XX(d) không nhất thiết phải là ‘khơng thể thiếu’, mà cịn tùy thuộc một quá trình cân nhắc và cân bằng bao gồm ba yếu tố: (1) tầm quan trọng tương đối của các giá trị và lợi ích mà các quy định được áp dụng hướng đến; (2) mức độ đóng góp của biện pháp vào việc đạt được mục tiêu đang theo đuổi; và (3) tác động của biện pháp đến hạn chế thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, việc có tồn tại hay khơng một biện pháp thay thế hợp lý sẵn có cũng được lưu ý cân nhắc.

Trong vụ việc này, Cơ quan Phúc thẩm kết luận biện pháp của Hàn Quốc không thuộc Khoản XX(d) bởi lý do Hàn Quốc đã sử dụng các biện pháp khác nhau để cùng thực thi Luật Cạnh tranh không lành mạnh của nước này đối với các sản phẩm gần như tương tự, để chống lại cùng một kiểu hành vi phạm pháp. Chính sự khơng nhất qn này đã cho thấy, để đảm bảo tuân thủ luật đó, Hàn Quốc hồn tồn có thể sử dụng các biện pháp thay thế cho hệ thống bán lẻ kép, chẳng hạn những biện pháp cơ bản mà nước này đang áp dụng (ví dụ sử dụng cảnh sát). Điều này cho thấy việc xem xét các biện pháp thay thế ‘hợp lý sẵn có’ theo Khoản XX(d) GATT 1994 không nhất thiết đề cập đến các biện pháp mới do bên nguyên đơn đề xuất, mà có thể chủ yếu tập trung vào các biện pháp bên bị đơn hiện đang áp dụng nhưng không nhất quán và thiếu hợp lý với các biện pháp gây tranh chấp.

b) Vụ việc Colombia – Giá ấn định và những hạn chế về cảng đến

DS366

Colombia – Giá ấn định và những hạn chế về cảng đến

Các bên trong vụ tranh chấp

Nguyên đơn: Panama Bị đơn: Colombia

Bên thứ ba: Trung Quốc, Đài

Loan, EC, Ấn Độ, Ecuador, Guatemala, Honduras, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ

Quá trình giải quyết tranh chấp

Đề nghị thành lập Ban Hội thẩm: 14/08/2007 Thành lập Ban Hội thẩm: 22/10/2007 Ban hành báo cáo của Ban Hội thẩm: 27/04/2009 Thông qua: 20/05/2009

Tranh chấp này liên quan đến một số biện pháp về hải quan của Colombia có ảnh hưởng đến một số hàng dệt, may mặc và giày dép được phân loại theo chương 50-64 của Danh mục thuế quan của Colombia theo Hệ thống hài hịa mơ tả và mã

hóa hàng hóa. Các yếu tố chính của biện pháp là (1) việc sử dụng giá ấn định trong

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Panama cho rằng ‘việc sử dụng giá ấn định để làm căn cứ tính thuế đối với các mặt hàng dệt, may mặc và các sản phẩm nhập khẩu khác, trong khi dùng giá trị giao dịch để làm căn cứ tính thuế đối với các sản phẩm nội địa tương tự với cùng mục đích là khơng phù hợp với câu đầu tiên Điều III:2 hoặc với Điều III:4’ (về nguyên tắc NT). Đối với các hạn chế về cảng đến, Panama cáo buộc có vi phạm Điều I:1 GATT 1994 về nguyên tắc đối xử MFN. Panama cũng cho rằng việc nộp trước tờ khai nhập khẩu và việc nộp thuế hải quan là vi phạm Điều I:1 GATT 1994.

Sau khi xem xét vụ việc, Ban Hội thẩm kết luận rằng các yêu cầu về hợp pháp hóa (về chứng nhận) cũng như việc nộp trước tờ khai nhập khẩu trong biện pháp về cảng đến là không phù hợp với Điều I:1 của GATT 1994. Ban Hội thẩm cũng nhận định biện pháp này không thể lý giải theo Khoản XX(d) của GATT 1994 bởi Colombia đã khơng chứng minh được tính ‘cần thiết’ của biện pháp theo nghĩa của khoản này. Ban Hội thẩm đã tiến hành hai bước như thông thường để xem xét biện pháp theo Điều XX GATT 1994 đó là xem xét biện pháp có thuộc Khoản XX(d) khơng, nếu có mới tiếp tục phân tích biện pháp theo đoạn mở đầu Điều XX.

Xem xét về mục tiêu thiết kế của các biện pháp gây tranh chấp

Khi xem xét theo đoạn (d) Điều XX, Ban Hội thẩm trước tiên đánh giá ‘liệu biện pháp về cảng có được thiết kế để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và các quy định của Colombia mà không trái với các quy định của WTO’. Ban Hội thẩm xem xét tổng thể biện pháp của Colombia chứ không xem xét từng phần riêng lẻ vi phạm các quy định GATT 1994. Ban Hội thẩm cho rằng thành viên viện dẫn Khoản XX(d) ‘nên xác định các luật hoặc các quy định mà thành viên đó phải tuân thủ, chứng tỏ rằng đó là những luật hoặc quy định phù hợp với quy định của WTO, đồng thời chứng minh rằng biện pháp gây tranh chấp được thiết kế nhằm đảm bảo tuân thủ các luật và quy định liên quan’.17

Đối với việc xác định các biện pháp, Ban Hội thẩm lưu ý Colombia lập luận rằng ‘biện pháp cảng đến áp dụng với một số sản phẩm từ Panama đã được triển khai… để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật hải quan Colombia và chống nạn buôn lậu và rửa tiền’. Ban Hội thẩm nhận định Colombia đã xác định các luật và quy định mà các biện pháp gây tranh chấp hướng đến đảm bảo tuân thủ, cụ thể các quy định tại Nghị định số 2685, bao gồm Điều 41 và 87, và Nghị quyết số 4.240.18

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Đối với vấn đề liệu ‘luật hoặc quy định’ có phù hợp với quy định của GATT/WTO, đầu tiên Ban Hội thẩm cho rằng Colombia chỉ cần chứng minh ít nhất một trong các quy định mà các biện pháp của nước này hướng đến đảm bảo tuân thủ là phù hợp với luật pháp WTO. Tiếp theo, Ban Hội thẩm lưu ý rằng luật của một thành viên sẽ được mặc định là phù hợp với quy định của WTO cho đến khi bị chứng minh ngược lại. Ban Hội thẩm đã kết luận rằng ‘với mục đích phân tích sự tự vệ của Colombia theo Khoản XX(d)’, các biện pháp của Colombia là ‘phù hợp với mọi điều khoản của GATT 1994’.19

Cuối cùng, đối với vấn đề liệu biện pháp về cảng đến có ‘được thiết kế nhằm đảm bảo tuân thủ’ với luật và các quy định về hải quan của Colombia, Ban Hội thẩm lưu ý rằng thực tế các bằng chứng cho thấy Colombia đã đặt ra biện pháp về

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TIỄN vận DỤNG các NGOẠI lệ CHUNG của NGUYÊN tắc KHÔNG PHÂN BIỆT đối xử vào GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO và một số hàm ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 37)