3.3. Một số hàm ý chính sách về việc vận dụng các ngoại lệ chung của
3.3.4. Một số hàm ý khác
3.3.4.1. Hàm ý về vai trò của các hiệp hội và các tổ chức, cá nhân có chun mơn
Trong vụ tranh chấp duy nhất viện dẫn thành công Điều XX GATT 1994 – vụ việc Cộng đồng Châu Âu – Các biện pháp ảnh hưởng đến a-mi-ăng và các sản phẩm có chứa a-mi-ăng, có thể thấy nổi bật vai trò của các chuyên gia trong các
lĩnh vực chuyên môn. Các chuyên gia này được Ban Hội thẩm lựa chọn qua một q trình cơng khai và cẩn trọng, có nhiệm vụ tham vấn cho Ban Hội thẩm các ý kiến về chuyên mơn khoa học, ví dụ về cấu trúc hóa học của a-mi-ăng, hay tác hại của nó đối với sức khỏe con người. Với những vụ tranh chấp có nhiều tình tiết mang tính kỹ thuật như vụ việc này thì ý kiến chun mơn của các chuyên gia góp phần quan trọng vào các quyết định của cơ quan xét xử. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, các chuyên gia và hiệp hội chưa thực sự phát huy hết vai trị chun mơn của mình trong việc tư vấn cho chính phủ để thiết kế và áp dụng các biện pháp thương mại. Điều này cần thay đổi trong tương lai để chính phủ có thể sử dụng tối đa nguồn nhân lực có chun mơn trong việc thiết kế chính sách thương mại cũng như tư vấn giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế liên quan đến ngoại lệ chung.
Trước tiên trong việc thiết kế chính sách, các cơ quan chức năng Việt Nam cần chủ động hơn trong việc tham khảo ý kiến các chun gia về chun mơn khoa học để có thể thiết kế được những chính sách bảo vệ hiệu quả các giá trị này. Việc này có thể được thực hiện bằng cách triển khai các hội thảo, hội nghị lấy ý kiến tham vấn hoặc trực tiếp mời tham vấn từ các tổ chức, cá nhân có chuyên mơn và uy tín trong lĩnh vực xem xét. Về phía các hiệp hội, chuyên gia trong ngành, họ cũng cần chủ động nghiên cứu, nâng cao năng lực chuyên mơn để có thể đưa ra các tư vấn chính xác, khoa học thơng qua việc tăng cường sinh hoạt chun mơn, tích cực học hỏi ở trong nước và nước ngoài... Sự phối hợp giữa các chuyên gia, hiệp hội và chính phủ trong việc thiết kế chính sách cần phải được thực hiện nhịp nhàng trên tinh thần dân chủ và tôn trọng khoa học. Thứ hai, trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến ngoại lệ chung, các chuyên gia và hiệp hội cần tư vấn, cung cấp cho các cơ quan chức năng những số liệu, kết quả khảo sát, nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, tin cậy và khách quan để giúp Việt Nam trong việc đưa ra các bằng chứng biện minh cho biện pháp gây tranh cãi, hoặc đưa ra các luận điểm, chứng cứ để phản bác xác đáng các lập luận của bên còn lại tham gia tranh chấp.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
3.3.4.2. Hàm ý về vai trò của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội
Bên cạnh các hiệp hội và chuyên gia, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội cũng đóng vai trị rất lớn trong việc giúp Việt Nam vận dụng tốt hơn các ngoại lệ chung để bảo vệ các giá trị xã hội cốt lõi của mình. Nhà nước Việt Nam có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội chủ động đứng ra thực hiện các chiến dịch bảo vệ các giá trị đó. Chẳng hạn trong trường hợp triển khai chiến dịch ‘Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam’ nói trên, các doanh nghiệp hay tổ chức xã hội có thể tự tập hợp, tổ chức các dự án truyền thông trong khuôn khổ pháp luật nhằm nâng cao ý thức tiêu dùng hàng hóa nội địa của người dân Việt Nam. Việc này sẽ tránh tạo ra sự phân biệt đối xử hiển nhiên từ phía Việt Nam, đồng thời đảm bảo tính khách quan và thể hiện ý thức tự nguyện của người tiêu dùng, của các tổ chức, doanh nghiệp chứ khơng phải là sự bắt buộc mang tính pháp lý.
Các doanh nghiệp cũng là những đối tượng nhạy cảm nhất với các thay đổi về chính sách thương mại, do đó có thể phát hiện sớm những sự phân biệt đối xử mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu khi xuất khẩu ra nước ngoài, hay hiểu rõ ràng hơn về thực tế áp dụng của các chính sách. Đối với việc xuất khẩu ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động linh hoạt hơn trong việc báo cáo với các cơ quan chức năng về các hiện tượng hàng hóa, dịch vụ từ Việt Nam bị đối xử phân biệt hay hạn chế nhập khẩu mà khơng vì lý do xác đáng nào. Bên cạnh đó, họ cũng cần là người cung cấp các thông tin về thực tế áp dụng của các biện pháp, giúp các cơ quan chức năng Việt Nam nhận định có hay khơng các sự phân biệt đối xử trá hình.
Đối với việc sản xuất trong nước hay nhập khẩu vào Việt Nam, các doanh nghiệp nước ta cần tăng cường phản hồi về hiệu quả của các quy định của Việt Nam trong việc bảo vệ các giá trị xã hội cốt lõi, hay các chính sách đó có bị áp dụng theo cách tạo ra sự phân biệt đối xử vô lý hay tùy tiện, trá hình hay khơng,… Chính phủ cũng cần tiếp thu ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và điều chỉnh các chính sách sao cho phù hợp và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Cơ chế hai chiều này có thể được thực hiện qua việc lập các cổng thông tin trao đổi giữa chính phủ và các doanh nghiệp, hoặc chính phủ tiến hành các cuộc điều tra khảo sát lấy ý kiến doanh nghiệp về hiệu quả chính sách hay các vấn đề liên quan khác. Các biện pháp cung cấp thông tin hai chiều này cần được triển khai nhanh chóng, thiết kế tiện lợi tối đa cho doanh nghiệp để khuyến khích doanh nghiệp phản hồi tích cực
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
hơn với cơ quan chức năng, chẳng hạn qua trang một trang web chính thức của Bộ Cơng Thương.
3.3.4.3. Hàm ý về giáo dục và đào tạo
Bên cạnh các kiến nghị trên thì đào tạo là một trong những vấn đề quan trọng cấp bách cần được thực hiện càng sớm càng tốt bởi kết quả của đào tạo chỉ có thể thấy được sau một thời gian nhất định. Hiện tại Việt Nam vẫn còn rất thiếu thốn nhân lực có chun mơn cao về luật thương mại quốc tế, những vụ kiện mà Việt Nam tham gia, nước ta vẫn phải th các luật sư nước ngồi. Do đó trong ngắn hạn, Việt Nam cần chú trọng đào tạo đội ngũ luật sư thương mại quốc tế thông qua một số biện pháp như gửi đi học ở nước ngoài, cho tham gia vào nhiều hơn các vụ tranh chấp thực tế với vai trò bên thứ ba, tăng cường đãi ngộ bằng lương, thưởng, môi trường làm việc và các chính sách ưu đãi khác. Các nhân sự cấp cao, nhân sự chuyên môn ở các doanh nghiệp, hiệp hội thương mại cũng cần được tổ chức các lớp huấn luyện, nâng cao nhận thức về các vấn đề thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO chẳng hạn về giải quyết tranh chấp, các hình thức phân biệt đối xử, các rào cản hạn chế thương mại,…
Trong dài hạn, Việt Nam cần đầu tư vào giáo dục. Các môn học về thương mại quốc tế, đặc biệt thương mại trong khuôn khổ WTO hiện tại ở một số trường đại học, cao đẳng Việt Nam vẫn chưa thật sự đi sát với nhu cầu thực tế. Ví dụ mơn
Pháp luật thương mại quốc tế mà người viết được học tại trường đại học Ngoại
thương vào cuối năm 2014 vốn là một mơn học có nội dung về WTO và các vấn đề trong khuôn khổ WTO. Trong khi các án lệ là một trong những phần rất quan trọng của hệ thống luật pháp WTO, đặc biệt đóng vai trị then chốt trong giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp liên quan đến ngoại lệ chung nói riêng, thì vì số lượng tiết học có hạn, đồng thời giáo trình khơng đề cập nhiều nên các án lệ chưa được giảng dạy ở mức độ sâu cần thiết. Các môn học tương tự ở các trường tại Việt Nam nói chung và trường đại học Ngoại thương nói riêng nên đưa các án lệ vào chương trình học một cách sâu hơn, chẳng hạn tổ chức chuyên đề về các án lệ, phân bổ tiết học cho việc giảng dạy cách tiếp cận các án lệ, đọc báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, các bài học rút ra từ các vụ tranh chấp,…
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
KẾT LUẬN
Tóm lại, khóa luận đã chỉ ra vai trò quan trọng của các ngoại lệ chung của nguyên tắc không phân biệt đối xử cũng như việc vận dụng các ngoại lệ này vào giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO.
Qua việc nghiên cứu và phân tích các điều khoản về nguyên tắc đối xử MFN và NT, các điều khoản về ngoại lệ chung của hai nguyên tắc này trong GATT 1994 (Điều XX) và GATS (Điều XIV), khóa luận đã làm rõ được các khái niệm và nội dung cơ bản về nguyên tắc không phân biệt đối xử, các ngoại lệ chung và việc áp dụng chúng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế trong WTO.
Đồng thời, khóa luận cũng đã lựa chọn và phân tích các báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm cũng như Ban Hội thẩm về 05 vụ tranh chấp điển hình thuộc lĩnh vực này, qua đó làm rõ được thực trạng vận dụng các ngoại lệ chung của nguyên tắc không phân biệt đối xử vào giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Quy trình vận dụng các ngoại lệ chung này thường được tiến hành theo các bước nhất định, trong đó các án lệ có vai trị quan trọng, thường được các bên tham gia tranh chấp và Ban Hội thẩm cũng như Cơ quan Phúc thẩm trích dẫn để hỗ trợ cho các lập luận. Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan đến từng yêu cầu mà Điều XX GATT 1994 và Điều XIV GATS đặt ra cũng đã được đề cập và lưu ý.
Khóa luận cho thấy nhu cầu tăng cường năng lực vận dụng các ngoại lệ chung này của Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết, đặc biệt khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với nền thương mại thế giới và các giá trị xã hội quan trọng như sức khỏe con người và động thực vật, các giá trị đạo đức, các nguồn tài nguyên thiên nhiên… đang đứng trước nguy cơ trở thành thứ phải đánh đổi để có được tự do thương mại. Dựa trên các phân tích thực tiễn về các vụ tranh chấp có viện dẫn các điều khoản về ngoại lệ chung của nguyên tắc khơng phân biệt đối xử, khóa luận đã đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc vận dụng các ngoại lệ chung này để bảo vệ các giá trị và lợi ích xã hội cốt lõi. Các hàm ý đó bao gồm các hàm ý về việc xây dựng và thực thi chính sách, về đàm phán thương mại quốc tế, tranh tụng thương mại quốc tế và một số hàm ý khác về giáo dục, đào tạo về kiến thức luật pháp WTO cũng như về vai trò của các doanh nghiệp, hiệp hội, cá nhân, tổ chức xã hội tại Việt Nam.
Tuy nhiên, trong khả năng của người viết và giới hạn của khóa luận này vẫn cịn một số hạn chế không thể tránh khỏi. Số vụ tranh chấp mà khóa luận đề cập
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
phân tích cịn hạn chế về số lượng, các tình tiết của vụ việc mới được nhắc đến một cách ngắn gọn và súc tích nhất chứ chưa thể truyền tải toàn bộ các phân tích, lập luận và đánh giá của các bên tham gia. Để đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam, khóa luận mới chỉ dựa trên các tài liệu thứ cấp tin cậy mà chưa trực tiếp thực hiện được các khảo sát thực tế về thực trạng cũng như nhu cầu của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức xã hội và người dân về các chính sách thương mại và việc áp dụng các ngoại lệ chung của nguyên tắc không phân biệt đối xử.
Trong thời gian sắp tới, nếu có cơ hội, người viết mong muốn có thể phát triển đề tài theo hai hướng: (1) nghiên cứu các ngoại lệ chung ở khía cạnh là các ngoại lệ chung của các nguyên tắc hay nghĩa vụ khác theo GATT 1994/GATS và thực tiễn vận dụng chúng; và (2) nghiên cứu về các điều khoản ngoại lệ khác trong GATT 1994/GATS và thực tiễn vận dụng chúng.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1. Lester, S., Leitner, K., 2011, WTO Dispute Settlement 1995-2010 – A Statistical Analysis, Oxford University Press
2. Ochoa, J., 2012, General Exceptions of Article XX of the GATT 1994 and Article XIV of the GATS, Faculty of Law, University of Oslo
3. Surya, P. Subedi, Dphil, Barrister, 2013, Textbook International Trade and Business Law, The People’s Public Security Publishing House, Hanoi
4. Van Den Bossche, P., 2012, The Law and Policy of the World Trade Organization – Text, Cases and Materials, 7th edn, Cambridge University Press, United Kingdom
5. WTO, 1995, The General Agreement on Tariffs and Trade 1994 6. WTO, 1995, The General Agreement on Trade in Services
7. WTO Secretariat, 2013, Report of Trade Policy Review: Viet Nam 8. WTO Dispute Settlement Reports (of Panels and the Apellate Body)
B. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Dự thảo Thông tư số 20/2015/TT-BKHCN ngày 01/12/2015 2. Thông báo số 264-TB/TW ngày 31/07/2009
3. Thông tư số 111/2012/TT-BTC ngày 04/07/2012
4. Nguyễn Thị Mơ, 2011, Giáo trình Pháp luật thương mại quốc tế, NXB Lao động 5. Khoa Luật – Trường đại học Cần Thơ, 2010, Tóm tắt những vụ tranh chấp điển
hình của WTO: Báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm từ năm 1995- 2010 (tập 1), Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ
C. Tài liệu tham khảo từ Internet
1. Bộ Công thương Việt Nam, 2015, Tham gia các FTA: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, truy cập 12/05/2015, http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/4894/tham-
gia-cac-fta--co-hoi-lon-cho-doanh-nghiep-viet.aspx
2. Nguyên Nga, 2015, Bất hợp lý quy định nhập máy móc cũ, truy cập 15/05/2015,
http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/bat-hop-ly-quy-dinh-nhap-may-moc-cu- 542463.html
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
PHỤ LỤC DS332
Brazil – Các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu lốp xe đã qua xử lý
Các bên trong vụ tranh chấp
Nguyên đơn: Cộng đồng Châu Âu Bị đơn: Brazil
Bên thứ ba: Argentina, Australia,
Trung Quốc, Trung Hoa Đài Bắc, Cuba, Guatemala, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Paraguay, Thái Lan, Mỹ
Quá trình giải quyết tranh chấp
Đề nghị thành lập Ban Hội thẩm: 17/11/2005 Thành lập Ban Hội thẩm: 20/01/2006 Ban hành báo cáo của Ban Hội thẩm:
12/06/2007
Thông báo kháng cáo: 03/09/2007 Ban hành báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm:
03/12/2007
Thông qua: 17/12/2001
Tranh chấp này liên quan đến các biện pháp do Brazil thực hiện đối với việc nhập khẩu lốp xe đã qua xử lý. Lốp xe đã qua xử lý được sản xuất bằng cách phục hồi lốp xe đã qua sử dụng và thay thế nó bằng vật liệu mới dưới hình thức của một lốp xe mới. Trong danh mục Hệ thống Hài hòa, lốp xe đã qua xử lý được phân loại cùng nhóm với lốp xe đã qua sử dụng, trong khi lốp xe mới được xếp thành nhóm