3.3. Một số hàm ý chính sách về việc vận dụng các ngoại lệ chung của
3.3.1. Hàm ý về việc xây dựng và thực thi chính sách
Hàm ý đầu tiên từ việc phân tích các ngoại lệ chung của nguyên tắc không phân biệt đối xử là về sự cần thiết đổi mới tư duy của Việt Nam trong việc xây dựng chính sách. Qua việc phân tích các vụ tranh chấp về ngoại lệ chung của nguyên tắc
không phân biệt đối xử trong WTO, có thể thấy rằng mặc dù luật pháp WTO đã thiết lập một hệ thống các quy định, nguyên tắc chặt chẽ để điều tiết thương mại thế giới theo hướng tự do hóa và nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, hạn chế thương mại, nhưng đồng thời WTO cũng dành vị trí nhất định cho việc bảo vệ các giá trị phi thương mại của các thành viên. Chẳng hạn trong vụ tranh chấp DS400 –
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
DS401 - Cộng đồng Châu Âu – Các biện pháp cấm nhập khẩu và marketing đối với sản phẩm từ hải cẩu hay vụ DS135 – Cộng đồng Châu Âu – Các biện pháp ảnh hưởng đến a-mi-ăng và các sản phẩm có chứa a-mi-ăng, các biện pháp gây tranh
cãi dù nghiêm cấm hoàn toàn việc nhập khẩu các sản phẩm có chứa a-mi-ăng, nhưng chúng đã được Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm kết luận là ‘cần thiết’ để bảo vệ các giá trị đạo đức công cộng hay bảo vệ sức khỏe và đời sống của con người, động thực vật. Điều này thể hiện rõ ràng WTO có dành sự ưu tiên nhất định đối với các giá trị xã hội quan trọng.
Do đó, khơng nên hiểu một cách máy móc rằng một khi gia nhập vào WTO thì Việt Nam sẽ phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc đối xử MFN và NT trong GATT 1994 và GATS. Thực tế cho thấy luật pháp của WTO trong vấn đề này vẫn có sự linh hoạt nhất định. Dù có vi phạm các nguyên tắc này, chỉ cần Việt Nam chứng minh được rằng sự phân biệt đối xử mà mình tạo ra trong thương mại quốc tế là cần thiết để bảo vệ các giá trị xã hội cốt lõi theo các điều khoản ngoại lệ chung thì biện pháp của Việt Nam vẫn sẽ được chấp nhận là một ngoại lệ và được phép áp dụng. Đây là một tư duy cần thiết trong việc xây dựng chính sách của Việt Nam. Trong việc này cần cân bằng giữa lợi ích mà thương mại quốc tế mang lại với các lợi ích xã hội cốt lõi của quốc gia, không nên thúc đẩy thương mại bằng mọi giá bất chấp sự hủy hoại các giá trị như môi trường, văn hóa, đạo đức và các nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt.
Hơn nữa, cần lưu ý rằng một thành viên WTO sẽ chỉ bị kiện nếu như gây hậu quả và đe dọa nước khác. Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO vốn hướng đến sự thỏa thuận hòa giải giữa các thành viên. Nếu tranh chấp ở mức độ các thành viên tự đàm phán hòa giải được thì WTO sẽ khơng can thiệp. Đây chính là bước tham vấn – bước đầu tiên trong quy trình giải quyết tranh chấp của WTO. Do đó trong một số trường hợp nếu cần thực hiện các biện pháp gây phân biệt đối xử trong thời gian ngắn, Việt Nam vẫn có thể thực hiện được mà không dẫn đến việc bị thành viên khác kiện. Hoặc trong trường hợp nước thành viên bị hạn chế thương mại bởi biện pháp của Việt Nam có yêu cầu tham vấn về vấn đề này, khi đó Việt Nam vẫn kịp thỏa thuận để chấm dứt hiệu lực của biện pháp đó. Suy cho cùng, điều này không ảnh quá lớn đến Việt Nam, thậm chí giúp Việt Nam giải quyết những vấn đề phi thương mại trong ngắn hạn. Tuy nhiên đây chỉ được coi là cách thức tạm thời để
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
giải quyết các vấn đề này, về lâu dài các biện pháp sẽ cần được xây dựng càng khéo léo, càng khó bị cáo buộc vi phạm theo luật pháp WTO càng tốt.
Hàm ý thứ hai liên quan tới kỹ thuật xây dựng chính sách để bảo vệ các giá trị nói trên. Như đã đề cập phía trên, ở Việt Nam đang tồn tại những bất cập nhất định
trong việc xây dựng, áp dụng các quy định và chính sách thương mại. Một số chính sách hiện hành của Việt Nam rất có thể bị coi là phân biệt đối xử, thậm chí là phân biệt đối xử hiển nhiên và trong trường hợp đó, Việt Nam cũng chưa sẵn sàng các điều kiện để sử dụng các ngoại lệ chung nhằm biện minh cho chính sách của mình. Trong xây dựng các chính sách này, cần lưu ý đến mối quan hệ thực sự giữa chính sách và mục tiêu mà nó theo đuổi. Bởi lẽ trước hết, một biện pháp vi phạm các nghĩa vụ trong luật pháp WTO chỉ có thể được biện minh bằng các điều khoản ngoại lệ chung nếu chúng thực sự là cần thiết để đạt được mục tiêu bảo vệ các giá trị xã hội. Chính vì thế, khi xây dựng chính sách cần yêu cầu khắt khe về sự phù hợp này, tránh những chính sách tạo ra sự phân biệt đối xử mà không liên quan đến mục tiêu chính phủ tuyên bố. Chẳng hạn mục đích của Thơng tư 20/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương yêu cầu ô tô dưới 09 chỗ ngồi khi nhập khẩu cần có Giấy ủy quyền chính hãng sẽ dễ bị coi là khơng có mối liên hệ với mục đích mà Bộ tun bố là nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an tồn giao thơng đường bộ.73
Bên cạnh các biện pháp hạn chế thương mại, Việt Nam cần lưu ý xây dựng các biện pháp ngoài lĩnh vực thương mại để bảo vệ các giá trị xã hội cốt lõi của mình. Chẳng hạn các quy định về việc bảo vệ sức khỏe con người, các quy định cấm săn bắt các loài động vật quý hiếm, cấm các hành động có nguy cơ gây hại cho đời sống và sức khỏe của con người, động thực vật,… Các biện pháp này khơng chỉ có tác dụng giúp Việt Nam thực sự bảo vệ các giá trị đó, mà trong trường hợp cần viện dẫn các điều khoản về ngoại lệ chung, chúng sẽ là bằng chứng thuyết phục cho thấy Việt Nam thực sự hướng tới mục tiêu bảo vệ các giá trị đó chứ khơng phải mượn cớ này để hạn chế thương mại. Trong vụ DS58 – Mỹ – Cấm nhập khẩu tôm và một số
sản phẩm từ tôm, Cơ quan Phúc thẩm đã lưu ý vào năm 1987, Mỹ đã ban hành các
quy định chiếu theo Đạo luật về Các loài bị nguy cấp của Mỹ, theo đó bắt buộc mọi tàu đánh bắt tôm ở Mỹ phải sử dụng TED74 hoặc giới hạn thời gian của mỗi lần
73 Từ 06/2014 Bộ Công Thương đã đưa ra cơng văn số 4582/BCT-XNK chính thức cho phép các doanh nghiệp tiếp tục nhập khẩu xe trở lại.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
đánh bắt tôm trong một số khu vực có lượng đáng kể rùa biển bị chết do mắc vào lưới đánh bắt tôm. Những quy định này đã có hiệu lực đầy đủ vào năm 1990 và được sửa đổi bổ sung sau đó. Theo Cơ quan Phúc thẩm, về mặt nguyên tắc những yêu cầu này cho thấy các biện pháp của Mỹ là ‘thỏa đáng’. Do đó, Cơ quan Phúc thẩm đã kết luận các biện pháp này đã được thực hiện có hiệu quả kết hợp với các hạn chế về khai thác tôm trong nước, theo yêu cầu của khoản XX(g).
Như vậy, từ án lệ DS58 ta thấy được vai trò quan trọng của các biện pháp phi thương mại bảo vệ các giá trị xã hội trong quá trình xét xử của Cơ quan Phúc thẩm và Ban Hội thẩm. Các biện pháp này tuy không thuộc phạm vi các chính sách về thương mại nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến thương mại và có thể bị kiện nếu chúng không thực sự khách quan và vô tư. Ngay từ bây giờ, Việt Nam cần rà sốt các chính sách phi thương mại hiện tại, đồng thời tiến hành thu thập hiện tượng, nghiên cứu các vấn đề đã, đang và sẽ có thể ảnh hưởng đến các giá trị quốc gia chẳng hạn sức khỏe con người, động thực vật, các nguồn tài nguyên, văn hóa, lịch sử quốc gia,… Sau đó chính phủ cần cập nhật các chính sách đó và xây dựng các biện pháp cần thiết để bảo vệ các giá trị đó. Việc này phải được triển khai càng sớm càng tốt chứ khơng nên đợi đến khi có tranh chấp mới bắt đầu thực hiện. Bên cạnh đó, cần thực hiện đồng bộ và phối hợp bởi các cơ quan chức năng, tổ chức nghiên cứu có chun mơn và các chun gia trong các ngành.
Hàm ý thứ thứ ba liên quan tới việc thực thi chính sách để bảo vệ các giá trị và lợi ích xã hội quan trọng. Bên cạnh việc xây dựng các chính sách, việc triển khai
áp dụng chúng cũng rất quan trọng để có thể vừa bảo vệ được các giá trị xã hội, vừa đảm bảo phù hợp với các điều khoản về ngoại lệ chung của nguyên tắc không phân biệt đối xử. Việc thực thi các chính sách trong thực tế sẽ gặp phải những điều kiện khác nhau tùy thuộc từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên Việt Nam cần lưu ý trong cơ chế triển khai các chính sách, tránh dẫn đến sự phân biệt đối xử vô lý, tùy tiện hay hạn chế thương mại trá hình theo nghĩa của đoạn mở đầu Điều XX GATT 1994/Điều XIV GATS. Trong dự thảo Thông tư số 20/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công Nghệ Việt Nam về việc cấm nhập khẩu các loại máy móc cũ có quy định như sau: ‘Các loại máy móc, thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu nếu
có thời gian sử dụng khơng q 10 năm và chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu từ 80% trở lên’. Rõ ràng, nhằm bảo vệ môi trường, tránh biến Việt Nam thành
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
thiết bị miễn là thỏa mãn hai điều kiện trên, nên bề ngồi nó khơng có tính chất phân biệt đối xử.
Tuy nhiên, căn cứ vào phản hồi của cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình lấy ý kiến, rất nhiều khả năng việc thực thi Thông tư này sẽ làm phát sinh sự phân biệt đối xử trá hình. Thực tế, một số loại máy móc như các máy in truyền thống hoặc những máy gia cơng thành phẩm thì 20 năm hoặc hơn nữa dùng vẫn rất tốt nếu là các máy do Đức, Nhật Bản, Mỹ, Ý... sản xuất. Trong khi đó, cùng loại này nhưng máy in do Trung Quốc sản xuất dù mới 100% lại có chất lượng còn kém xa các sản phẩm do các nước Châu Âu sản xuất trước đó vài chục năm.75 Chính điều đó đã khiến các máy móc cũ cịn tốt do các nước này sản xuất bị đối xử kém ưu đãi hơn các máy móc chẳng hạn do Trung Quốc sản xuất, bởi vì quy định này mà các doanh nghiệp dù muốn nhập các máy móc cũ trên 10 năm từ Châu Âu cũng khơng được phép. Có thể thấy tiêu chí 10 năm đối với máy móc thiết bị đã qua sử dụng trong ngành in là quá cứng nhắc, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn, đồng thời tạo ra sự phân biệt đối xử giữa máy móc nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước khác nhau. Giả sử chính sách này khiến Việt Nam bị kiện vìvi phạm nguyên tắc đối xử MFN, sẽ rất khó vận dụng điều XX của GATT 1994 để biện minh cho nó. Ví dụ này cho thấy Việt Nam cần lưu ý để tránh tạo ra sự phân biệt đối xử trá hình do hệ lụy khơng mong muốn trong q trình thực thi chính sách.