xử trong chính sách thương mại hiện đại
3.2.1. Xu hướng chung của thế giới
Theo số liệu từ trang web chính thức của WTO, tính đến ngày 11/05/2015, Tổ chức Thương mại Thế giới đã có 161 nước thành viên. Với quy mô như vậy và bề dày lịch sử từ những ngày đầu thành lập năm 1995, WTO không chỉ thúc đẩy nền thương mại tự do tồn cầu mà cịn có vai trị quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên liên quan đến mọi vấn đề được quy định trong hệ thống các luật và hiệp định của WTO. Tuy nhiên mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại khơng hẳn là mục tiêu hàng đầu của tổ chức này. Trong các hoạt động của mình, có một thứ màWTO ln hướng tới đó chính là sự phát triển bền vững. Ngày nay, khi loài người ngày càng phải gánh chịu và đối mặt với rất nhiều hậu quả mà chính con người gây ra cho thiên nhiên thông qua các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, thì dường mục tiêu phát triển bền vững càng trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Đề cập đến khái niệm ‘phát triển bền vững’ lần đầu tiên trong ấn phẩm Chiến
lược bảo tồn Thế giới năm 1980, Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) giải thích rất đơn giản, đó là ‘sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học’. Bên cạnh thúc đẩy tự do hóa thương mại và phát triển kinh tế, khái niệm này nhấn mạnh về các giá trị và lợi ích phi thương mại chẳng hạn như vấn đề môi trường, đạo đức, các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay các giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của quốc gia,… Đây là hai khía cạnh mà ở nhiều trường hợp phải có sự đánh đổi nhất định. Tự do hóa thương mại có thể dẫn đến việc ảnh hưởng, thậm chí hủy hoại một số giá trị đạo đức, môi trường hay các nguồn tài nguyên quốc gia có thể bị cạn kiệt.
Sự cân bằng hai yếu tố này được WTO đề cập ở các ngoại lệ chung của GATT 1994 và GATS. Các điều khoản về ngoại lệ chung này được xây dựng nhằm cung cấp cho các thành viên WTO quyền biện minh cho các biện pháp được thành viên đó áp dụng để bảo vệ các giá trị và lợi ích xã hội cốt lõi, trong trường hợp chúng vi phạm các nghĩa vụ theo GATT 1994 hoặc GATS.
Trong những năm gần đây, sự phát triển bền vững trên tồn cầu khơng cịn là mục đích hướng tới của riêng WTO mà nó thực sự đã trở thành mối quan tâm một cách chủ động của hầu hết các thành viên của tổ chức này và là xu hướng của phát triển kinh tế trong tương lai. Khi tự do hóa thương mại ngày một phát sinh nhiều vấn đề chẳng hạn đe dọa đến sức khỏe, đời sống con người và động thực vật, hủy hoại và làm biến chất các giá trị đạo đức hay khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên,… thì các quốc gia trên thế giới nói chung và các thành viên WTO nói riêng càng ý thức rõ ràng hơn về việc hành động để bảo vệ các giá trị xã hội cốt lõi này. Rất nhiều thành viên WTO đã ban hành và áp dụng các biện pháp trái với các nghĩa vụ theo GATT 1994 hoặc GATS để có thể bảo vệ các giá trị phi thương mại cốt lõi của quốc gia mình. Từ năm 1995 cho đến 05/2015 đã có tổng cộng 41 vụ tranh chấp trong khuôn khổ WTO mà các bên tham gia viện dẫn các điều khoản về ngoại lệ chung để biện minh cho các biện pháp gây hạn chế thương mại của mình. Biểu đồ dưới đây cho thấy số lượng các vụ tranh chấp có viện dẫn Điều XX GATT 1994 hoặc Điều XIV GATS biến đối qua các năm gần đây.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Biểu đồ 3.1. Số vụ tranh chấp có viện dẫn ngoại lệ chung từ 1995 đến 2012
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ www.wto.org, 2015)
Quan sát biểu đồ trên, có thể thấy rằng các vụ việc viện dẫn các ngoại lệ chung có xu hướng gia tăng cả về số lượng và tần suất. Dường như các thành viên WTO ngày càng hành động quyết liệt hơn để bảo vệ các giá trị xã hội cốt lõi của mình. Biểu đồ trên thống kê vụ tranh chấp theo thời điểm mà bên nguyên đơn trong các vụ tranh chấp yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Trong thực tế, việc xét xử các vụ việc đó có thể kéo dài đến vài năm (chẳng hạn vụ DS400–DS401 Cộng đồng Châu Âu –
Các biện pháp cấm nhập khẩu và marketing đối với sản phẩm từ hải cẩu yêu cầu
tham vấn năm 2009, yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm năm 2011 nhưng đến năm 2014 báo cáo cuối cùng của Cơ quan Phúc thẩm mới được thông qua). Điều đó phần nào cho thấy sự phức tạp của các vụ tranh chấp này cũng như sự cân nhắc thận trọng của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm trong việc xét xử chúng. Mặc dù trong số các vụ tranh chấp này, chỉ có duy nhất một vụ thành cơng nhưng việc các lợi ích và giá trị phi thương mại được đề cập đến và cân nhắc ngày càng nhiều trong các vụ việc đó chứng tỏ các thành viên WTO vẫn kỳ vọng có thể sử dụng các điều khoản ngoại lệ chung nhằm tự vệ cho biện pháp của mình.
3.2.2. Xu hướng của Việt Nam
Kể từ ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức là một thành viên của WTO. Từ thời điểm đó cho đến nay, Việt Nam mới là nguyên đơn trong 02 vụ tranh chấp,
0 1 2 3 4 5 6 Số vụ
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
đóng vai trị bên thứ ba trong 19 vụ. Bốn trên tổng số 19 vụ này có viện dẫn Điều XX GATT 1994 về các ngoại lệ chung.72 Trong số bốn vụ này, ở vụ DS343 Thái Lan kiện Mỹ về các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu tôm từ Thái Lan vào Mỹ (2006), ba vụ việc DS431–DS432–DS433 liên quan đến việc Mỹ, Cộng đồng Châu Âu và Nhật Bản kiện Trung Quốc về việc xuất khẩu đất hiếm, volfram và mơ-líp đen (2012). Thái Lan và Việt Nam vốn là hai nước Đơng Nam Á có nhiều điểm tương đồng về các mặt hàng xuất khẩu, Trung Quốc lại là một nước lớn giáp với biên giới Việt Nam và thường xuyên giao thương với nước ta. Do vậy, rất có thể trong tương lai Việt Nam sẽ đóng vai trị ngun đơn hoặc bị đơn trong các vụ tranh chấp tương tự có liên quan đến sử dụng các điều khoản về ngoại lệ chung để biện minh cho các chính sách bảo vệ các giá trị xã hội cốt lõi. Đặc biệt, khi Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế thế giới và cam kết sâu rộng hơn trong khuôn khổ WTO, chắc chắn tương lai sẽ có nhiều thay đổi trong hệ thống kinh tế, luật pháp và đặc biệt hệ giá trị xã hội Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia có các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lịch sử phong phú, có nền văn hóa lâu đời và tiêu chuẩn đạo đức đặc thù. Hiện tại, Việt Nam cũng đang áp dụng các biện pháp phi thuế cấm nhập khẩu các mặt hàng nói chung được coi là có hại đối với sức khỏe và sự an toàn của con người hay đe dọa an ninh quốc gia, điều này cho thấy nước ta cũng có sự quan tâm và chú trọng nhất định đến các giá trị xã hội đó. Vì vậy trong tương lai rất có thể Việt Nam sẽ cần ban hành các chính sách hạn chế thương mại để bảo vệ các giá trị phi thương mại cốt lõi.