2.1. Tổng quan về việc vận dụng các ngoại lệ chung của nguyên tắc
2.2.1.2. Trường hợp bước đầu được cho là hợp lý theo một trong các
các khoản nhưng không thỏa mãn đoạn mở đầu Điều XX GATT 1994
Phần này trình bày vụ tranh chấp Cộng đồng Châu Âu – Các biện pháp cấm nhập khẩu và marketing đối với sản phẩm từ hải cẩu.28 (trang bên)
25 Trong vụ việc này, Cơ quan Phúc thẩm cho rằng để xác định sự đóng góp của biện pháp vào mục tiêu, chủ yếu cần phân tích sự thích hợp và liên quan của biện pháp với việc đạt được mục tiêu hay ‘khả năng đóng góp’, chứ khơng nhất thiết phải định lượng cụ thể đóng góp này.
26 Đoạn 7.567, DS366/R
27 Đoạn 7.588, DS366/R
28 Do dung lượng khóa luận khơng cho phép, người viết chỉ đề cập đến một vụ việc gần đây nhất và đã gây nhiều tranh cãi liên quan đến việc vận dụng các ngoại lệ chung của nguyên tắc không phân biệt đối xử. Một vụ việc tương tự khác là vụ tranh chấp Brazil – Các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu lốp xe đã qua
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
DS400 – DS401
Cộng đồng Châu Âu – Các biện pháp cấm nhập khẩu và marketing đối với sản phẩm từ hải cẩu
Các bên trong vụ DS400
Nguyên đơn: Canada
Bị đơn: Cộng đồng Châu Âu Bên thứ ba: Argentina,
Trung Quốc, Columbia, Ecuador, Iceland, Nhật Bản, Mexico, Na Uy, Liên bang Nga, Mỹ
Các bên trong vụ DS401
Nguyên đơn: Na Uy
Bị đơn: Cộng đồng Châu Âu Bên thứ ba: Argentina,
Canada, Trung Quốc,
Columbia, Ecuador, Iceland, Nhật Bản, Mexico, Namibia, Liên bang Nga, Mỹ
Quá trình giải quyết tranh chấp
Đề nghị thành lập Ban Hội thẩm (Canada):
11/02/2011
Đề nghị thành lập Ban Hội thẩm (Na Uy):
14/03/2011
Thành lập Ban Hội thẩm (Canada): 25/03/2011 Thành lập Ban Hội thẩm (Na Uy): 21/04/2011 Quyết định thành phần Ban Hội thẩm chung:
04/10/2012
Ban hành báo cáo của Ban Hội thẩm: 25/11/2013 Thông báo kháng cáo (Canada và Na Uy):
24/01/2014
Thông báo kháng cáo (EC): 29/01/2014 Ban hành báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm:
22/05/2014
Thông qua: 18/06/2014
Trong vụ việc này, Canada và Na Uy yêu cầu tham vấn với EU về Quy định số 1007/2009 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu ban hành ngày 16/9/2009 cùng với một số văn bản hướng dẫn về việc cấm nhập khẩu và bày bán trên thị trường Châu Âu tất cả các sản phẩm hải cẩu. Theo Na Uy, EU cấm nhập khẩu và buôn bán sản phẩm hải cẩu thô hay đã được chế biến, trong khi cho phép các ngoại lệ cung cấp đặc quyền tiếp cận thị trường EU cho các sản phẩm hải cẩu có xuất xứ từ EU và một số nước thứ ba nhất định khơng bao gồm Na Uy. Na Uy cịn cáo buộc rằng hệ thống kiểm tra và chứng nhận mức độ phù hợp của sản phẩm hải cẩu với các điều kiện của lệnh cấm để được bán trên thị trường EU đã tạo nên sự phân biệt đối xử và hạn chế thương mại ở nhiều khía cạnh.
Trong DS400 (nguyên đơn là Canada) và DS401 (nguyên đơn là Na Uy) tuy nguyên đơn khác nhau, nhưng cùng kiện EU về một vấn đề. Sau khi thành lập hai Ban Hội thẩm khác nhau cho hai vụ việc này vào năm 2011, Canada và Na Uy đã
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
đã yêu cầu Đại hội đồng thành lập một Ban Hội thẩm duy nhất. Tháng 10 năm 2012, Ban Hội thẩm chung đã được thành lập để giải quyết cả hai vụ tranh chấp.
Sau khi xem xét vụ việc, Cơ quan Phúc thẩm nhất trí với Ban Hội thẩm ở một số phán quyết rằng các biện pháp về hải cẩu của EU đã vi phạm Điều I:1 GATT 1994 về nguyên tắc đối xử MFN, Điều III:4 của GATT 1994 về nguyên tắc NT đồng thời thuộc khoản (a) Điều XX, tuy nhiên do không thỏa mãn đoạn mở đầu Điều XX, vì vậy khơng được coi là một ngoại lệ chung theo Điều XX GATT 1994. Dưới đây là các lập luận của Cơ quan Phúc thẩm và Ban Hội thẩm theo từng yếu tố của quy trình xem xét này.
Vấn đề đầu tiên gây tranh cãi là phần nào của lệnh cấm hải cẩu nên được xem xét theo Điều XX GATT 1994. Trong khi các bên tham gia tranh chấp cho rằng phần nào của lệnh cấm vi phạm GATT 1994 thì xem xét phần đó, Cơ quan Phúc thẩm đồng tình với Ban Hội thẩm rằng các ngoại lệ chung của Điều XX áp dụng cho tồn bộ biện pháp chứ khơng tách riêng các phần riêng lẻ trong biện pháp.29
Xem xét mục tiêu ‘đạo đức’ của lệnh cấm các sản phẩm hải cẩu của EU
Trước hết Ban Hội thẩm xem xét có tồn tại mối quan ngại của cộng đồng xã hội Châu Âu đối với quyền lợi của lồi hải cẩu khơng, và mối quan ngại này có liên quan thế nào đến mục tiêu của lệnh cấm các sản phẩm hải cẩu. Thứ nhất, trên cơ sở các kết quả điều tra khảo sát công khai do EU thực hiện, Ban Hội thẩm đồng ý rằng người dân Châu Âu có quan tâm và lo ngại về quyền lợi của loài hải cẩu.
Thứ hai, sau khi đã xem xét thận trọng văn bản luật của biện pháp, lịch sử lập pháp cùng một số bằng chứng khác về thiết kế và áp dụng biện pháp, Ban Hội thẩm cho rằng lệnh cấm có phản ánh mối quan ngại nói trên. Sự quan ngại này về hai khía cạnh: (1) tỷ lệ các trường hợp giết hại hải cẩu vơ nhân đạo; và (2) vai trị của các cá nhân, tập thể người dân Châu Âu dưới tư cách người tiêu dùng trong việc tiếp tay cho các thị trường mua bán sản phẩm hải cẩu có nguồn gốc từ việc săn bắt vô nhân đạo. Ban Hội thẩm lưu ý rằng mối quan ngại của người dân Châu Âu liên quan tới việc săn bắt hải cẩu nói chung chứ khơng đặc biệt nhắm tới kiểu hoạt động săn bắt nào cụ thể.
Thứ ba, Ban Hội thẩm xem xét kỹ hơn mục tiêu của lệnh cấm. Ban Hội thẩm cho rằng về tổng thể, động lực chủ yếu để ban hành lệnh cấm là vì quyền lợi của lồi hải cẩu. Trong kháng cáo, Na Uy cho rằng phần ngoại lệ của lệnh cấm đã đem
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
lại đặc lợi cho một số nhóm đối tượng liên quan tới cộng đồng người Eskimo (Inuit
communities – sau đây gọi là IC), quản lý biển (marine management – sau đây gọi
là MRM) và việc sử dụng cá nhân các sản phẩm hải cẩu của khách du lịch. Cụ thể, theo Na Uy, việc áp dụng lệnh cấm trong thực tế tạo điều kiện cho việc nhập khẩu hầu như toàn bộ các sản phẩm hải cẩu từ đảo Greenland theo ngoại lệ IC và các sản phẩm hải cẩu từ một số nước EU, bao gồm Thụy Điển theo ngoại lệ MRM.
Cơ quan Phúc thẩm bác bỏ các cáo buộc trên và đồng ý với quan điểm của Ban Hội thẩm bởi các lý do sau: (1) một biện pháp có thể có nhiều mục đích và cần tách biệt các lợi ích này với mục tiêu tổng thể của biện pháp; (2) các ngoại lệ được bổ sung trong quá trình pháp lý chỉ nhằm giảm nhẹ tác động của biện pháp với một số đối tượng nhất định. Chẳng hạn về ngoại lệ đối với tộc người Eskimo, EU lưu ý ở một góc độ khác, săn bắt hải cẩu là một phần trong sinh hoạt và bảo tồn bản sắc văn hóa của người Eskimo và các cộng đồng người bản địa khác vốn đem lại giá trị lịch sử và văn hóa cho lồi người, vì thế trong trường hợp này được ưu tiên hơn.30
Tiếp theo, Ban Hội thẩm xem xét liệu mối quan ngại về quyền lợi lồi hải cẩu có thuộc phạm vi ‘đạo đức công cộng’ ở Châu Âu. Về vấn đề này, lịch sử lập pháp của lệnh cấm, các hành động của EU và các nước thành viên nhằm bảo vệ quyền lợi các lồi động vật nói chung, các quy định và hiệp ước giữa EU và các nước khác (gồm cả Canada và Na Uy) về việc bảo vệ quyền lợi động vật cùng các luật quốc tế đã cho thấy tiêu chuẩn đạo đức của EU thực sự quan tâm đến quyền lợi loài hải cẩu.
Vì những lý do trên, Cơ quan Phúc thẩm nhất trí với kết luận của Ban Hội thẩm rằng mục tiêu chủ yếu của lệnh cấm là giải quyết mối quan ngại về đạo đức của Châu Âu đối với quyền lợi của loài hải cẩu.
Xem xét mức độ quan trọng của mục tiêu của biện pháp
Trong kháng cáo của mình, Canada tranh cãi rằng việc nhận định một ‘mối nguy cơ’ địi hỏi phải có một tiêu chuẩn chính xác về quyền lợi của các loài động vật ở Châu Âu và sự đánh giá về tỷ lệ quyền lợi đó bị xâm phạm trong các sản phẩm thương mại nguồn gốc từ săn bắt hải cẩu theo tiêu chuẩn này. Cũng theo Canada, ở Châu Âu, ngồi ở hải cẩu thì nguy cơ xảy ra giết hại vơ nhân đạo cũng tồn tại ở các lò giết mổ hay ở việc săn bắt rất nhiều loài động vật khác trong tự nhiên như nai, và khơng có bằng chứng là nguy cơ này ở hải cẩu cao hơn ở các loài khác.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Về vấn đề thứ nhất, Cơ quan Phúc thẩm cho rằng phạm trù ‘bảo vệ’ ở đoạn (a) không thể xác định dễ dàng bằng các phương pháp đo lường rủi ro hay các phương pháp điều tra khoa học như ở đoạn (b) Điều XX. Do đó, Cơ quan Phúc thẩm bác bỏ lập luận của Canada cho rằng cần đo lường cụ thể các nguy cơ dẫn đến mối quan ngại của người dân Châu Âu về quyền lợi loài hải cẩu.31
Về vấn đề thứ hai, Cơ quan Phúc thẩm cũng đồng ý với Ban Hội thẩm rằng tiêu chuẩn đạo đức ở mỗi cộng đồng là khác nhau, và ở một phạm vi nhất định, mỗi thành viên WTO có quyền tự định hình và áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức riêng phù hợp với hệ thống và thang đo giá trị của họ. Đồng thời, các thành viên cũng có thể tự đặt ra các mức độ bảo vệ mong muốn đối với các mối quan tâm đạo đức khác nhau. Do đó trong trường hợp này, dù cả các lồi động vật khác cũng có thể chịu nguy cơ tương tự hải cẩu, Cơ quan Phúc thẩm cho rằng EU không nhất thiết phải đặt ra các mức độ bảo vệ tương tự đối với tất cả các động vật gặp nguy hiểm khác.32
Xem xét đóng góp của lệnh cấm vào việc đạt được mục tiêu
Về vấn đề này, đầu tiên Cơ quan Phúc thẩm xem xét liệu Ban Hội thẩm có cần thiết phải xác định đóng góp ‘thực sự’ của biện pháp. Dẫn chiếu vụ Brazil – Các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu lốp xe đã qua xử lý, Cơ quan Phúc thẩm cho
rằng trong một phạm vi nhất định, Ban Hội thẩm có quyền tự đặt ra cách tiếp cận riêng tùy thuộc vào từng trường hợp và các bằng chứng liên quan đến vấn đề xem xét. Cơ quan Phúc thẩm cũng cho rằng việc phân tích đóng góp của biện pháp ‘có
thể được thực hiện theo cách định lượng hoặc định tính’ tùy thuộc vào bản chất, số
lượng cũng như chất lượng các chứng cứ có được vào thời điểm xem xét vụ việc. Trong vụ việc hiện tại, các chứng cứ được các bên tranh chấp trình lên Ban Hội thẩm khơng hồn thiện và có nhiều hạn chế (ví dụ dữ liệu từ EU khơng nói về các sản phẩm hải cẩu nào khác ngồi da hải cẩu, khơng phản ánh việc nhập khẩu da hải cẩu thô). Ban Hội thẩm đã dựa trên ‘thiết kế và hoạt động kỳ vọng’ của biện pháp để nhận định khả năng đóng góp thay vì một mức độ đóng góp được định lượng cụ thể. Theo Cơ quan Phúc thẩm, việc đặt ra một tiêu chuẩn chung quy định về ngưỡng đóng góp khơng có nhiều ý nghĩa trong việc xem xét tính ‘cần thiết’ của biện pháp, vốn địi hỏi một q trình ‘cân nhắc và cân bằng’ một loạt yếu tố trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, Cơ quan Phúc thẩm bác bỏ lập luận của
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Canada và Na Uy đòi hỏi Ban Hội thẩm cần áp dụng một tiêu chuẩn cụ thể ví dụ một ngưỡng nhất định để phân tích mức độ đóng góp của biện pháp vào mục tiêu.33
Một lập luận khác của Canada và Na Uy là lệnh cấm các sản phẩm hải cẩu của EU dẫn đến phản ứng ngược là hải cẩu sẽ bị săn bắt nhiều hơn, bởi: (1) lệnh cấm sẽ dẫn đến hiệu ứng thay thế nhập khẩu sản phẩm từ nguồn săn bắt thương mại chuyển sang nguồn săn bắt IC và MRM; và (2) điều đó sẽ dẫn đến tỷ lệ giết hại dã man hải cẩu cao hơn so với săn bắt thương mại. Bên cạnh đó các ngoại lệ IC và MRM dường như trao lợi thế duy nhất cho Greenland (nơi sinh sống chủ yếu của các bộ tộc địa phương như người Eskimo) khi hầu như mọi sản phẩm hải cẩu từ đảo này đều được cho phép nhập khẩu mà không chịu bất cứ hạn ngạch nào về số lượng.34
Cơ quan Phúc thẩm lưu ý một số lập luận của EU chống lại các cáo buộc này: (1) số lượng hải cẩu bị săn bắt ở Canada và Na Uy vốn thường vượt qua Greenland; (2) không như Canada và Na Uy, một phần lớn da hải cẩu ở Greenland dành cho tiêu dùng nội địa chứ không phải xuất khẩu; (3) phần lớn da hải cẩu xuất khỏi Greenland tới các thị trường khác ngoài Châu Âu; (4) số liệu từ Greenland cho thấy việc xuất khẩu vào EU đang chững lại hoặc giảm dần. Trên cơ sở các lý do trên và những bằng chứng liên quan, Cơ quan Phúc thẩm bác bỏ lập luận của Canada và Na Uy về vấn đề này.35
Cơ quan Phúc thẩm nhất trí với Ban Hội thẩm rằng lệnh cấm sẽ góp phần giảm nhu cầu của người dân Châu Âu đối với các sản phẩm hải cẩu dẫn đến sự thu hẹp thị trường tiêu thụ, từ đó tạo ra tác động là giảm số lượng hải cẩu bị giết nói chung và bị giết một cách vơ nhân đạo nói riêng.
Xem xét sự sẵn có hợp lý của các biện pháp thay thế
Trong vụ việc này, các biện pháp thay thế được đề xuất bao gồm: (1) hạn chế nhập khẩu các sản phẩm hải cẩu thông qua việc đặt ra các tiêu chuẩn về quyền lợi của động vật; và (2) hệ thống chứng nhận và dán nhãn sản phẩm. Các biện pháp này đều có tác động hạn chế thương mại thấp hơn lệnh cấm sản phẩm hải cẩu của EU.
Với biện pháp (1), do các bên nguyên đơn không đưa ra được tiêu chuẩn rõ ràng về quyền lợi động vật,Ban Hội thẩm cho rằng điều này sẽ khiến việc áp dụng biện pháp này khơng có tính thống nhất, có thể sẽ quá khắt khe hoặc quá dễ dãi.
33
Đoạn 5.207-216, DS400-DS401/AB/R
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Với biện pháp (2), Cơ quan Phúc thẩm lưu ý cho dù có ban hành một hệ thống chứng nhận để thực thi các yêu cầu nghiêm ngặt về quyền lợi động vật, cũng rất khó khăn trong việc giám sát và tuân thủ hệ thống này. Các hệ thống kiểu này thường đòi hỏi sự phân biệt rạch ròi giữa hải cẩu bị giết hại vô nhân đạo và bị giết một cách nhân đạo, và biện pháp càng nghiêm ngặt thì chi phí và nhu cầu logistic cho việc săn bắt và marketing sản phẩm càng cao gây ra nhiều khó khăn cho thợ săn. Đây là một mối quan ngại thiết thực về cả khả năng đáp ứng lẫn sự sẵn sàng tuân thủ của thợ săn đối với biện pháp này. Hơn nữa, hệ thống này có thể kéo theo những bất cập