Áp dụng các ngoại lệ chung vào giải quyết tranh chấp về các nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TIỄN vận DỤNG các NGOẠI lệ CHUNG của NGUYÊN tắc KHÔNG PHÂN BIỆT đối xử vào GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO và một số hàm ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

tắc không phân biệt đối xử trong WTO

1.3.1. Giải quyết tranh chấp trong WTO

Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định trong Hiệp định WTO, ngăn chặn các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phần thực

hiện các mục tiêu to lớn của WTO, một cơ chế giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức này đã được thiết lập. Mục tiêu căn bản của cơ chế này là nhằm ‘đạt được một giải pháp tích cực cho tranh chấp’, và ưu tiên những ‘giải pháp được các bên tranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp với các hiệp định liên quan’. Xét ở mức độ rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp các thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp thay thế cho các hành động đơn phương của các quốc gia thành viên vốn tồn

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tại nhiều nguy cơ bất cơng, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung của các quy tắc thương mại quốc tế.

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng trên bốn nguyên tắc: cơng bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp, phù hợp với mục tiêu bảo toàn các quyền và nghĩa vụ, phù hợp với các hiệp định thương mại có liên quan trên cơ sở tuân thủ các quy phạm của luật tập quán quốc tế về giải thích điều ước quốc tế.

Kế thừa các quy định về giải quyết tranh chấp đã từng phát huy tác dụng tích cực gần 50 năm qua trong lịch sử GATT 1947, WTO đã xây dựng thành công một cơ chế pháp lý đầy đủ và chi tiết trong một văn bản thống nhất là Thỏa thuận về các

Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU) – Phụ lục 2 Hiệp

định Marrakesh thành lập WTO, để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên. Ngoài những quy định mới về giải quyết tranh chấp trong DSU, cơ chế này cũng viện dẫn đến một số điều khoản của GATT (ví dụ Điều XXII và XXIII GATT 1947, Điều 17.4 đến 17.7 GATT 1994,…).

Đại hội đồng WTO đóng vai trị là cơ quan giải quyết tranh chấp (Dispute

Settlement Body – DSB), thành phần bao gồm đại diện (cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các thành viên. Trước khi yêu cầu DSB thành lập một Ban Hội thẩm để xem xét vấn đề, thành viên có khiếu nại cần phải tham vấn với thành viên áp dụng biện pháp có tranh chấp trong một thời hạn nhất định. Thủ tục môi giới, hịa giải và trung gian có thể được tiến hành tự nguyện nếu các bên có sự nhất trí. Khi tham vấn khơng thành công, các bên sẽ tiến tới hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm. Ở cấp sơ thẩm, tranh chấp sẽ được giải quyết bởi một Ban Hội thẩm do DSB thành lập, thông thường gồm 3 đến 5 chuyên gia trong lĩnh vực thương mại liên quan. Ban hội thẩm sẽ nghe lập luận của của các bên và soạn thảo một báo cáo trình bày những lập luận này, kèm theo là phán quyết của Ban Hội thẩm. Trong trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với nội dung phán quyết của Ban Hội thẩm thì họ có thể khiếu nại lên Cơ quan Phúc thẩm. Cơ quan này sẽ xem xét đơn khiếu nại và có phán quyết liên quan trong một bản báo cáo giải quyết tranh chấp của mình. Phán quyết của các cơ quan giải quyết tranh chấp nêu trên sẽ được thông qua bởi DSB. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm sẽ có hiệu lực cuối cùng đối với vấn đề tranh chấp nếu không bị DSB phủ quyết tuyệt đối (hơn 3/4 các thành viên của DSB bỏ phiếu phủ quyết phán quyết liên quan).

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Trong trường hợp thành viên vi phạm quy định của WTO không thực hiện các phán quyết của DSB, Hội đồng có thể ủy quyền cho thành viên đi kiện áp dụng các ‘biện pháp trả đũa’ (trừng phạt thương mại).

1.3.2. Trình tự áp dụng ngoại lệ chung của GATT 1994 trong tranh chấp về phân biệt đối xử chấp về phân biệt đối xử

Một biện pháp muốn được xem xét có thuộc ngoại lệ chung hay khơng, trước hết nó phải là một biện pháp không tuân thủ nghĩa vụ trong GATT 1994. Sau khi đã được xác định là vi phạm một điều khoản khác của GATT 1994, biện pháp đó sẽ đến với một bài kiểm tra hai bước gồm hai điều kiện đó là: (1) Biện pháp được xem xét phải đáp ứng các yêu cầu của một trong các ngoại lệ được liệt kê trong các đoạn từ (a) đến (j) của Điều XX; (2) Biện pháp được xem xét phải đáp ứng các yêu cầu trong đoạn mở đầu của Điều XX.

Do việc xem xét liệu một biện pháp có thỏa mãn các điều kiện của đoạn mở đầu Điều XX GATT 1994 rất phức tạp, hơn nữa cũng phụ thuộc vào việc biện pháp thuộc phạm vi của đoạn nào từ (a) đến (j), vì vậy hai bước của bài kiểm tra này thường được áp dụng lần lượt theo trình tự lần lượt như trên. Trình tự này cũng rất hợp lý, khi mà bản thân biện pháp sẽ được xem xét trước, sau đó mới xét đến cách áp dụng nó trong thực tế.

1.3.3. Trình tự áp dụng ngoại lệ chung của GATS trong tranh chấp về phân biệt đối xử phân biệt đối xử

Giống như các ngoại lệ chung trong GATT 1994, các ngoại lệ chung của GATS cũng chỉ được xem xét khi một biện pháp không tuân thủ các nghĩa vụ trong Hiệp định. Lúc đó, việc xác định liệu biện pháp này có thuộc phạm vi áp dụng của Điều XIV GATS hay không được tiến hành qua một bài kiểm tra hai bước: (1) liệu biện pháp được xem xét có thuộc một trong các trường hợp cụ thể được quy định trong các đoạn từ (a) đến (e) của Điều XIV; và (2) liệu việc áp dụng biện pháp này có đáp ứng các yêu cầu mà đoạn mở đầu Điều XIV đặt ra hay không.

Hai bước của bài kiểm tra này cũng được thực hiện lần lượt theo trình tự trên. Cần lưu ý rằng, trong thực tiễn, số án lệ của GATS rất ít, bên cạnh đó có nhiều điểm tương đồng với các án lệ của GATT 1994, đặc biệt các trường hợp liên quan tới các ngoại lệ về một số giá trị xã hội cốt lõi như đạo đức công cộng, sức khỏe con người hay động thực vật,…, vì vậy các án lệ về ngoại lệ chung của GATT 1994 cũng được áp dụng với các trường hợp tương tự trong khuôn khổ GATS.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VẬN DỤNG CÁC NGOẠI LỆ CHUNG CỦA NGUYÊN TẮC KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VÀO GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TIỄN vận DỤNG các NGOẠI lệ CHUNG của NGUYÊN tắc KHÔNG PHÂN BIỆT đối xử vào GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO và một số hàm ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)