Hàm ý về việc đàm phán thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TIỄN vận DỤNG các NGOẠI lệ CHUNG của NGUYÊN tắc KHÔNG PHÂN BIỆT đối xử vào GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO và một số hàm ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 81 - 83)

3.3. Một số hàm ý chính sách về việc vận dụng các ngoại lệ chung của

3.3.2. Hàm ý về việc đàm phán thương mại quốc tế

Trong những năm trở lại đây, đàm phán ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương đang dần trở thành xu hướng trên toàn cầu. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Cho đến nay, Việt Nam đã ký và tham gia 11 Hiệp định thương mại tự do, trong đó có 6 Hiệp định manh tính khu vực gồm các Hiệp định: ASEAN, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Ấn Độ, ASEAN – Australia – New Zealand. Hiệp định Việt Nam – Liên minh Hải quan (gồm Belarus, Kazakhstan, và Liên bang Nga) đã được ký kết vào ngày 15/12/2014. Ngày 05/05/2015, đại diện cho Chính phủ hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA). Bên cạnh đó, hiện tại Việt Nam đang tham gia quá trình đàm phán ký kết Hiệp định thương mại song phương với EU, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác (Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand,

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Australia và Trung Quốc), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khối EFTA (gồm các nước Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Lichteinsten); đồng thời Việt Nam cũng là một trong những nước tham gia tích cực trong quá trình đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các hiệp định thương mại song phương và đa phương này đã và đang mang lại cho Việt Nam những thay đổi tích cực về hiệu quả xuất nhập khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng giá trị gia tăng cao. Đặc biệt Hiệp định thương mại giữa Việt Nam – EU và Hiệp định TPP nếu có thể ký kết thành cơng chắc chắn sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam cũng cần chú ý trong quá trình đàm phán ký kết các hiệp định này để có thể bảo vệ các giá trị xã hội cốt lõi một cách hiệu quả hơn, nhất là khi Hiệp định TPP cũng đang có dự thảo về các điều khoản ngoại lệ chung tương tự GATT 1994/GATS.

Khi tham gia đàm phán ký kết hai hiệp định trên nói riêng và các hiệp định thương mại song phương và đa phương nói chung, Việt Nam nên chú ý đề xuất cơ chế ngoại lệ hiệu quả hơn cơ chế của WTO để có thể áp dụng tốt hơn nhằm bảo vệ các giá trị xã hội cốt lõi. Thứ nhất, Việt Nam nên đề xuất mở rộng phạm vi điều chỉnh của điều khoản ngoại lệ chung trong các hiệp định đó. Điều XX GATT 1994 và Điều XIV GATS mới chỉ điều chỉnh các biện pháp hướng đến bảo vệ một số lượng giá trị giới hạn. Ví dụ Điều XIV GATS cịn khơng đề cập đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt, các giá trị lịch sử, văn hóa quốc gia. Ngày nay, khi thương mại dịch vụ và thương mại hàng hóa có thể ảnh hưởng đến nhiều vấn đề phi thương mại của các quốc gia vượt khỏi phạm vi Điều XX GATT 1994/Điều XIV GATS thì các hiệp định song phương/đa phương cũng cần đáp ứng nhu cầu bảo vệ các giá trị đó của các nước ký kết.

Thứ hai, trong khuôn khổ WTO, quy trình xét xử và các điều kiện cần thiết để một biện pháp được coi là ngoại lệ chung theo Điều XX GATT 1994/Điều XIV GATS dường như quá phức tạp và nghiêm ngặt khiến các thành viên gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Chính tỷ lệ thành cơng 1/41 đã cho thấy điều đó. Mặc dù khơng thể phủ nhận rằng các điều kiện về các ngoại lệ này ở các hiệp định thương mại song phương/đa phương vẫn cần đảm bảo độ chặt chẽ nhất định để tránh việc các nước ký kết lợi dụng chúng để gây hạn chế thương mại, nhưng Việt Nam và các nước ký kết cũng nên đàm phán để thống nhất quy trình và các tiêu chuẩn xem xét hợp lý hơn. Chẳng hạn có thể sử dụng thuật ngữ khác từ ‘cần thiết’, hoặc áp dụng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hệ tiêu chuẩn khác để xem xét sự ‘cần thiết’ này, hoặc quy định khác với tiêu chuẩn ‘tạo ra sự phân biệt đối xử vô lý hoặc tùy tiện’… Những đề xuất này cần được các bên đàm phán cụ thể và kỹ lưỡng.

Thứ ba, các hiệp định song phương/đa phương cần giải thích cụ thể hoặc có hướng dẫn thực hiện chi tiết về các thuật ngữ cũng như cách áp dụng các ngoại lệ chung. Điều XX GATT 1994 và Điều XIV GATS không quy định rõ ràng về các khái niệm và việc áp dụng, vì thế trong khi xét xử Cơ quan Phúc thẩm, Ban Hội thẩm và các bên tranh chấp đã viện dẫn các án lệ và các điều ước quốc tế. Tuy nhiên các hiệp định song phương/đa phương lại khơng có lịch sử các vụ việc trước đó, đặc biệt nếu các nước cam kết có vi phạm hiệp định thì sẽ giải quyết thông qua đàm phán chứ khơng có cơ quan giải quyết tranh chấp như DSB, hoặc nếu có thống nhất thành lập Ban Hội thẩm để xét xử thì cũng là xét xử một cấp, khơng có cấp thứ hai để điều chỉnh, xem xét lại vụ việc như Cơ quan Phúc thẩm của WTO. Do đó, việc quy định càng cụ thể và rõ ràng về các ngoại lệ chung trong các hiệp định song phương/đa phương sẽ giúp các nước ký kết áp dụng chúng để bảo vệ các giá trị cốt lõi một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TIỄN vận DỤNG các NGOẠI lệ CHUNG của NGUYÊN tắc KHÔNG PHÂN BIỆT đối xử vào GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO và một số hàm ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)