Phân biệt ngoại lệ và miễn trừ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TIỄN vận DỤNG các NGOẠI lệ CHUNG của NGUYÊN tắc KHÔNG PHÂN BIỆT đối xử vào GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO và một số hàm ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

1.2. Ngoại lệ của nguyên tắc không phân biệt đối xử trong GATT

1.2.3. Phân biệt ngoại lệ và miễn trừ

Ngoại lệ và miễn trừ là hai khái niệm rất khác nhau nhưng thường hay bị nhầm lẫn. Theo từ điển Oxford, ngoại lệ (‘exception’) được định nghĩa là trường hợp không tuân theo một quy tắc, còn miễn trừ (‘exemption’) được định nghĩa là miễn thực hiện một nghĩa vụ hay trách nhiệm vốn bắt buộc đối với những người khác. Trong luật WTO, thuật ngữ ‘ngoại lệ’ được dùng để chỉ các biện pháp được

ban hành hay áp dụng bởi một thành viên mà biện pháp đó khơng tn thủ các quy tắc của Hiệp định (ví dụ GATT 1994 hay GATS) nhằm theo mục đích bảo vệ các giá trị xã hội cốt lõi của quốc gia. Trong khi đó, các ‘miễn trừ’ được WTO thơng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

qua sẽ cho phép một thành viên không phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định mà các thành viên khác vẫn phải thực hiện (chẳng hạn nghĩa vụ đối xử MFN hay NT).

Ngoại lệ và miễn trừ trong luật WTO còn khác nhau về cách áp dụng. Cả GATT 1994 và GATS đều có những điều khoản riêng quy định các điều kiện để một biện pháp được chấp nhận là ngoại lệ. Trong quá trình áp dụng trong thực tế, nếu một biện pháp do một thành viên ban hành được cho là không tuân thủ các điều khoản quy định trong một Hiệp định WTO, biện pháp đó sẽ được xem xét dưới các điều khoản nhất định xem có thỏa mãn các điều kiện để được công nhận là ngoại lệ hay khơng. Nếu có, nó sẽ được cơng nhận là một ngoại lệ và được phép tiếp tục áp dụng. Nếu khơng, biện pháp đó là trái với các quy tắc của Hiệp định, gây cản trở thương mại mà khơng vì mục đích chính đáng được quy định trong điều khoản về ngoại lệ; khi đó nó phải được dỡ bỏ.

Về miễn trừ, GATT 1994 khơng có miễn trừ MFN, trong khi GATS có quy định về miễn trừ MFN. Như đã trình bày phía trên, các thành viên WTO có quyền liệt kê các miễn trừ đối với nguyên tắc này trước ngày 01/01/1995. Các miễn trừ này khi được thông qua sẽ cho phép một thành viên không phải đối xử MFN với thành viên khác (phải liệt kê cụ thể) hoặc đối xử với thành viên khác ưu đãi hơn các thành viên còn lại (cũng cần liệt kê cụ thể). Thời hạn hiệu lực của các miễn trừ này được GATS quy định là không quá 10 năm, tuy nhiên cho đến nay các nước vẫn tiếp tục áp dụng các miễn trừ đã đăng ký. Cứ sau khoảng 5 năm Hội đồng Thương mại dịch vụ sẽ tiến hành rà soát các miễn trừ một lần.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TIỄN vận DỤNG các NGOẠI lệ CHUNG của NGUYÊN tắc KHÔNG PHÂN BIỆT đối xử vào GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO và một số hàm ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)