CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI
1.2. Quy tắc xuất xứ ưu đãi
1.2.3. Quy tắc xuất xứ ưu đãi trong các FTA
1.2.3.1. Hiệp định thương mại tự do – FTA
Hiệp định thương mại tự do – FTA là một thỏa thuân về tự do hóa thương mại giữa hai, hay nhiều quốc gia. Qua đó, các quốc gia cam kết việc mở cửa thị trường trong nước bằng một lộ trình cắt giảm và xóa bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, tiến tới một khu vực mậu dịch tự do.
Yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng một FTA là việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở cửa thị trường các nước thành viên. Điều này có nghĩa, hàng hóa từ một nước thành viên tham gia FTA sẽ được hưởng rất nhiều ưn đãi khi xuất khẩu vào thị trường các nước thành viên còn lại.
Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giớiWTO, hiện nay trên thế giới có khoảng 200 FTA đang có hiệu lực. Có thể kể đến các FTA điển hình như:
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – ATIGA, được ký kết giữa các thành viên là các quốc gia Đông Nam Á, nhằm dành cho nhau các ưu đãi về thương mại, từ đó thiết lập một khu vực mậu dịch tự do năng động và cạnh tranh.
Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ - NAFTA là hiệp định thương mại tự do giữa ba nước Canada, Mỹ và Mexico. Nội dung của hiệp định này là giúp cho kinh tế của ba nước này được dễ dàng. Cụ thể là việc Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang hai nước kia. Ngồi ra, hiệp định này cịn giúp cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Bất kỳ một Hiệp định thương mại tự do nào cũng có một bộ quy tắc xuất xứ riêng biệt, nhằm xác định hàng hóa xuất khẩu từ một quốc gia thành viên có đủ điểu kiện để hưởng các ưu đãi trong khuôn khổ các hiệp định này hay không, bởi xét cho cùng, mục đích của việc các quốc gia tham gia các Hiệp định thương mại tự do là dành cho nhau các ưu đãi cao hơn các quốc gia ngồi FTA đó. Nói cách khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi chính là các cơng cụ kỹ thuật nhằm thực hiện các thỏa thuận và cam kết trong các FTA,
Mặt khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi trong các FTA với tiêu chí cộng gộp và các tiêu chí khác như cơng đoạn gia cơng chế biến đặc biệt cịn là động lực thúc đẩy thương mại nội khối phát triển. Giả sử hai quốc gia A, B cùng tham gia một hiệp định thương mại, với một vài quốc gia khác. Trong đó, quốc gia A sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước A bằng các nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Để đảm bảo một hàm lượng giá trị khu vực quy định thỏa mãn quy tắc xuất xứ của FTA này nhẳm hưởng các ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước B, nước A sẽ phải tìm kiếm các nguyên vật liệu đầu vào từ các quốc gia trong khối. Điều này thúc đẩy thương mại trong khối phát triển, và góp phần làm chuyển hưởng thương mại của các thành viên.
Đồng thời, quy tắc xuất xứ trong các FTA cũng là công cụ chống gian lận thương mại qua xuất xứ hàng hóa hiệu quả. Khi các FTA có hiệu lực, với mức thuế suất giữa các nước thành viên với một số mặt hàng có thể ở mức 0. Khi đó, hiện tượng chệch hướng thương mại – Trade deflection rất có thể sẽ xảy ra, khi hàng hóa từ các quốc gia không thuộc FTA sẽ vào khu vực FTA thông quan một vài nước thành viên có thuế nhập khẩu với các loại hàng hóa này ở mức thấp, nhằm hưởng lợi từ các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan trong khu vực FTA. Khi đó, quy tắc xuất xứ trong các FTA này sẽ là công cụ hữu hiệu để phát hiện và loại bỏ các trường hợp gian lận như vậy.
Thêm vào đó, quy tắc xuất xứ trong các FTA cịn là những công cụ giúp bảo hộ thương mại không chỉ giữa các nước thành viên FTA với các quốc gia bên ngồi mà cịn là giữa các nước thành viên trong FTA với nhau. Sẽ là rất dễ để hình dung
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
vai trò bảo hộ của quy tắc xuất xứ đối với các thành viên trong và ngoài FTA. Cụ thể, với cùng một loại hàng hóa, các sản phẩm nhập khẩu vào một nước thành viên được sản xuất tại nước thành viên khác thuộc FTA thỏa mãn các tiêu chí xuất xứ của FTA này sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi hơn rất nhiều so với các sản phẩm nhập khẩu từ một nước nằm ngồi FTA. Điều này khiến hàng hóa được nhập khẩu từ nước thành viên FTA có được lợi thế cạnh tranh về giá lớn hơn rất nhiều so với hàng hóa nhập khẩu từ một nước bên ngoài FTA. Tuy nhiên, các quy tắc xuất xứ cũng là công cụ nhằm bảo hộ thị trường giữa các nước thành viên FTA với nhau. Trong rất nhiều các FTA, các nhóm hàng hóa mang tính nhạy cảm thường có quy tắc xuất xứ vơ cùng khắt khe. Điều này khiến cho hàng hóa từ các nước thành viên xuất khẩu khó lịng mà đạt được xuất xứ theo quy tắc xuất xứ ưu đãi trong FTA này, và do đó, trở nên giảm sức cạnh tranh tại thị trường nước thành viên nhập khẩu. Việc áp dụng cáct tiêu chí cụ thể từng mặt hàng vô cùng khắt khe đối với một số mặt hàng nhạy cảm tại các FTA trên thế giới đang là một xu hướng ngày càng tăng.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
CHƯƠNG 2: QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY TRONG KHUÔN KHỔ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH TPP