Thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt may trong hiệp định TPP cơ hội và thách thức đối với việt nam (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI

3.2.2. Thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam

TPP không chỉ đem lại cho dệt may Việt Nam những cơ hội vô cùng lớn để thay đổi mình mà cịn đem đến rất nhiều những thách thức vô cùng lớn và phức tạp.

3.2.2.1. Sản phẩm dệt may Việt Nam khó đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe trong quy tắc xuất xứ trong TPP

Có ba điểm quan trọng nhất trong quy tắc xuất xứ ưu đãi với hàng dệt may trong Hiệp định TPP, đó là tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa, dự kiếm ở mức chương (CTC) đặc biệt với các sản phẩm dệt may nằm trong chương 60, 61, 62 trong danh mục HS; tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, dự kiếm không dưới 40%; và đặc biệt là quy tắc “từ sợi trở đi”. Để được hưởng ưu đãi về thuế suất của TPP, hàng dệt may Việt Nam bắt buộc phải thỏa mãn các tiêu chí này, đặc biệt là tiêu chí “từ sợi trở đi”.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Với một quốc gia mà nền cơng nghiệp phụ trợ cho sản xuất dệt may cịn vô cùng yếu như tại Việt Nam, thì việc đáp ứng được quy tắc “từ sợi trở đi” như yêu cầu của TPP vào thời điểm hiện tại là vơ cùng khó khăn và sẽ có ảnh hưởng khơng nhỏ đến khả năng được hưởng những lợi ích mà TPP hửa hẹn đem lại.

Chỉ với 6% số doanh nghiệp tham gia trong ngành dệt may là hoạt động trong công đoạn sản xuất sợi, sản lượng sợi phục vụ cho sản xuất tại Việt Nam là không đủ. Theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam – VITAS năm 2013, thì Việt Nam đã phải nhập khẩu 380 nghìn tấn sợi phục vụ sản xuất trong nước, chiếm khoảng 50% tổng nhu cầu sợi cả nước. Trong khi đó, các sản phẩm sợi sản xuất trong nước không đủ đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng để sản xuất các sản phẩm quần áo xuất khẩu. Do đó, hiện nay, ngành sản xuất sợi Việt Nam đang đối mặt với một nghịch lý, đó là xuất khẩu các sản phẩm sợi kém chất lượng, với giá trị thấp, và nhập khẩu các sản phẩm sợi chất lượng tốt hơn, giá thành đắt hơn từ nước ngồi.

Khơng chỉ dừng lại ở sợi, mà một trong những nguyên liệu nền tảng của ngành dệt may là bơng, thì Việt Nam hồn toàn chưa thể chủ động được, bởi sản lượng trong nước mới chỉ đáp ứng được 1,8% nhu cầu, và 98,8% còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Đối với vải – nguyên liệu quan trọng nhất trong quá trính sản xuất các sản phẩm dệt may, thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải nhập khẩu đến trên 80% nhu cầu sản xuất trong nước. Theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam, thì năm 2013, Việt Nam có khả năng nhuộm và hồn tất 80.000 tấn vải đan và 700 triệu mét vải dệt mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ 20 – 25% trong số lượng vài này đủ tiêu chuẩn về chất lượng để sản xuất thành phẩm xuất khẩu.

Việc nhập khẩu đến khoảng 70% các nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm dệt may khiến hàm lượng giá trị nội địa của các sản phẩm dệt may tại Việt Nam không được cao, làm ảnh hưởng đến khả năng có thể đáp ứng được tiêu chuẩn về hàm lượng giá trị khu vực của TPP. Mặt khác, thị trường nhập khẩu các sản phẩm từ sợi, bao gồm xơ, sợi, vải và các nguyên phụ liệu khác của Việt Nam không phải từ các nước TPP mà chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Quốc,… là những các quốc gia không tham gia đàm phán gia nhập TPP thời điểm hiện tại. Thực trạng này làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng tiêu chuẩn “từ sợi trở đi” trong quy tắc xuất xứ với hàng dệt may trong TPP.

3.2.2.2. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ngay tại thị trường Việt Nam

Cùng với sự cam kết về mở cửa và cắt giảm hàng rào thuế quan trong khn khổ Hiệp định TPP, thì thị trường Việt Nam sắp tới sẽ chào đón sự xuất hiện của rất nhiều các thương hiệu mạnh trong ngành dệt may từ các nước thành viên TPP, đặc biệt là các thương hiệu nằm trong phân khúc trung cao cấp, cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam ngay tại sân nhà. Cùng với công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, tiềm năng về tài chính, nhân lực, marketing và phân phối,… sẽ là khơng khó để các thương hiệu này chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

Không chỉ dừng lại ở đó, các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phụ trợ trong ngành dệt may cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất các sản phẩm tương tự từ các quốc gia thành viên TPP. Chắc chắn khi TPP có hiệu lực, rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đầu vào của ngành dệt may như xơ sợi, vải, nhuộm, da thuộc từ các quốc gia thành viên khác của TPP sẽ coi Việt Nam là một thị trường vô cùng tiềm năng, đặc biệt là trong tình trạng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam cịn vơ cùng yếu và thiếu. Khi đó, cạnh tranh trên lĩnh vực này sẽ là một điều vơ cùng khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu chúng ta khơng có sự chuẩn bị đầu tư ngay từ thời điểm này.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt may trong hiệp định TPP cơ hội và thách thức đối với việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)