Nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt nay trong khuôn

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt may trong hiệp định TPP cơ hội và thách thức đối với việt nam (Trang 39)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI

2.2. Nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt nay trong khuôn

khn khổ đàm phán hiệp định TPP

Được hình thành trên cơ sở Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương, ký kết ngày mùng 3 tháng 6 năm 2015, việc đàm phán bộ quy tắc xuất xứ ưu đãi mới cho TPP cũng được xây dựng trên cơ sở bộ quy tắc xuất xứ ưu đãi trong Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương.

2.2.1. Các tiêu chí xuất xuất xứ

Mặc dù mỗi Hiệp định thương mại tự do đều có cho mình những bộ quy tắc xuất xứ ưu đãi khác nhau, tuy nhiên mỗi bộ quy tắc xuất xứ này đều được xây dựng trên những tiêu chí chung nhất. Và việc xây dựng bộ quy tắc xuất xứ ưu đãi trong TPP cũng khơng nằm ngồi các tiêu chí chung này. Đối với các tiêu chí xuất xứ của hàng hóa, chắc chắn bộ quy tắc xuất xứ thống nhất của TPP sẽ bao gồm hai tiêu chí xuất xứ: Xuất xứ thuần túy và xuất xứ không thuần túy.

2.2.1.1. Xuất xứ thuần túy

Khơng có nhiều phức tạp trong việc đàm phán để đưa đến một quy định thống nhất trong việc xác định thế nào là hàng hóa của xuất xứ thuần túy, đối với các sản phẩm dệt may nói riêng và tất cả các sản phẩm khác nói chung trong TPP.

Tuy nhiên, với TPP, có thể có một cách quy định hơi khác so với rất nhiều FTA khác đối với quy tắc xuất xứ thuần túy. Cụ thể, hàng hóa có xuất xứ thuần túy bao gồm hai nhóm hàng hóa

 Hàng hóa được sản xuất tồn bộ trên lãnh thổ một nước thành viên.

 Hàng hóa được sản xuất tồn bộ trên lãnh thổ một hoặc nhiều nước thành viên, từ các nguyên vật liệu có xuất xứ TPP.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Việc đề cập đến hàng hóa có xuất xứ thuần túy được sản xuất trên lãnh thổ của một hay một vài nước thành viên từ các nguyên vật liệu có xuất xứ TPP là một sự kế thừa từ bộ quy tắc xuất xứ của hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương được ký kết giữa nhóm nước P4.

2.2.1.2. Xuất xứ khơng thuần túy

“Hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy là hàng hóa khơng được sản xuất

toàn bộ tại một hoặc một vài nước thành viên, nhưng đã trải qua công đoạn gia công chế biến cơ bản cuối cùng tại nước thành viên đó” là định nghĩa được các bên

thống nhất trong quá trình đàm phán về bộ quy tắc xuất xứ trong TPP. Tuy nhiên, như thế nào là hàng hóa đã trải qua “công đoạn gia công chế biến cơ bản cuối

cùng” đối với nguyên vật liệu không xuất xứ là một vấn đề phức tạp, và then chốt

nhất trong quá trình đàm phán quy tắc xuất xứ trong TPP.

Không giống như nhiều FTA khác khi quy định cụ thể các tiêu chí để xác định xuất xứ khơng thuần túy chung cho các loại hàng hóa, các quốc gia tham gia đàm phán TPP đã khơng đưa ra một tiêu chí chung cụ thể nào cho việc xác định xuất xứ không thuần túy cho các mặt hàng. Việc đàm phán quy tắc xuất xứ không thuần túy chung cho các mặt hàng trong TPP chỉ dừng lại ở việc quy định rằng: “Hàng hóa được sản xuất trên lãnh thổ một hay nhiều nước thành viên sử dụng

nguyên vật liệu không xuất xứ sẽ được coi là có xuất xứ khơng thuần túy nếu trải qua một quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa, chứa đựng một hàm lượng giá trị khu vực, hay trải qua một công đoạn gia công chế biến cụ thể tùy từng mặt hàng”.

Hàng hóa phải trải qua một qua trình chuyển đổi mã số hàng hóa đến cấp số nào, phải chứa đựng một hàm lượng giá trị khu vực nhỏ nhất bằng bao nhiêu, và trải qua công đoạn gia công chế biến cụ thể nào sẽ được quy định cụ thể cho từng mặt hàng. Đối với hàng dệt may, việc đàm phán các tiêu chí này đã đi đến những thống nhất, mặc dù vẫn còn nhiều bất đồng và phức tạp.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

a. Tiêu chí chuyển đỗi mã số hàng hóa

Quy tắc xuất xứ ưu đãi với hàng dệt may trong Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương đối với nhóm hàng dệt may, bao gồm nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt (thuộc từ chương 50 đến chương 63, danh mục HS) áp dụng chủ yếu hai tiêu chí chuyển mã hàng hóa là tiêu chí chuyển đơi nhóm (CTH) và tiêu chí chuyển đổi chương (CTC) để xác định xuất xứ hàng hóa. Đặc biệt, với nhóm hàng sản phẩm dệt may thuộc từ chương 60 đến chương 63, danh mục HS thì tiêu chí chuyển đối chương được áp dụng để xác định xuất xứ hàng hóa. Và rất có thể, bộ quy tắc xuất xứ mới trong TPP sẽ được thừa kế quy tắc này.

Điều này có nghĩa là, mọi nguyên vật liệu đầu vào sản xuất ra các sản phẩm dệt may thuộc chương 60 , 61, 62 và 63 thuộc danh mục HS không xuất xứ, sẽ phải trải qua một sự chuyển đổi trên cấp độ chương, để thỏa mãn tiêu chí này. Nói cách khác, các ngun vật liệu được phân loại cùng với sản phẩm dệt may (thuộc chương 60, 61, 62, 63 theo danh mục HS) bắt buộc phải có xuất xứ để hàng hóa sản xuất thỏa mãn tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa. Việc áp dụng tiêu chí chuyển đổi chương (CTC) thay vì chuyển đổi nhóm (CTH) vẫn thường được áp dụng với hàng dệt may trong các bộ quy tắc xuất xứ ưu đãi của các Hiệp định thương mại tự do khác thể hiện một sự khắt khe hơn trong tiêu chí này của TPP.

b. Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực

Hàm lượng RVC quy định với hàng dệt may trong quy tắc xuất xứ của Hiệp định Đối tác chiến lược xun Thái Bình Dương của nhóm nước P4 đã ký kết là 50%, với cơng thức tính theo phương pháp gián tiếp như sau:

FOB - VNM

RVC = ----------------  100% FOB

Trong đó:

 RVC: Hàm lượng giá trị nội địa của hàng hóa

 FOB: Giá trị hàng hóa chưa bao gồm tiền cước vận chuyển quốc tế và các chi phí khác

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

 VNM (value of non – origionating materials): Trị giá phần nguyên vật liệu đầu vào không xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa (khơng bao gồm giá trị nguyên liệu tự sản xuất)

 VOM (value of origionating materials): Trị giá phần nguyên vật liệu đầu vào có xuất xứ để tạo ra hàng hóa

Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin, mức hàm lượng giá trị khu vực trong TPP sẽ không ở mức cao lên đến 50% như trước, mà sẽ dao động xung quanh mức 35% đến 40% như rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do khác. Đây là một bước đi hết sức nhượng bộ của các thành viên, nhằm hướng đến một bộ quy tắc xuất xứ nói chung và quy tắc xuất xứ ưu đãi với hàng dệt may nói riêng mang tính khả thi cao hơn, và dễ chấp nhận hơn với các quốc gia thành viên với mức độ tham gia chuỗi gia trị toàn cầu tương đối thấp như Việt Nam, Malaysia,…

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến từ các đồn đàm phán như Nhật Bản, cho rằng không thể chấp nhận một mức hàm lượng phần trăm giá trị khu vực nhỏ hơn mức 40%. Bởi, quốc gia này cho rằng, không thể chấp nhận một mặt hàng được hưởng những ưu đãi thuế quan lên đến 0% trong khuôn khổ TPP với 60% giá trị được làm từ Trung Quốc, Đài Loan hay các quốc gia khác ngồi khối TPP.

c. Tiêu chí cơng đoạn gia công chế biến đặc biệt

`Đối với việc đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi với hàng dệt may trong khuôn khổ Hiệp định TPP, đây là tiêu chí gây nhiều tranh cãi nhất giữa các thành viên.

Theo hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương được ký kết giữa nhóm P4, thì với hàng dệt may, tiêu chí cơng đoạn gia cơng chế biến đặc biệt được áp dụng chủ yếu với nhóm hàng dệt may là tiêu chí “cắt và may”. Điều này có nghĩa là, sản phẩm dệt may, muốn được cơng nhận là có xuất xứ khơng thuần túy trong khối, ngoài việc đáp ứng được tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ chương (hoặc nhóm – tùy mặt hàng), hoặc tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực khơng nhỏ hơn 50%, thì các cơng đoạn từ cắt và may trở đi bắt buộc phải được thực hiện trên lãnh thổ một nước thành viên.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Tuy nhiên, sự hiện diện của Hoa Kỳ trong quá trình đàm phán một Hiệp định thương mại tự do mở rộng hơn đưa đến một đề xuất mới cho tiêu chí cơng đoạn gia cơng chế biến đặc biệt với các sản phẩm dệt may, đó là quy tắc “từ sợ trở đi – yarn forward”, thay vì quy tắc “cắt và may”.

Quy tắc “từ sợi trở đi” yêu cầu, hàng hóa là sản phẩm dệt may, muốn được cơng nhận là có xuất xứ TPP, ngồi việc đáp ứng các tiêu chí về chuyển đổi mã số hàng hóa và hàm lượng giá trị khu vực, phải trải qua quá trình sản xuất bắt đầu từ sợi trở đi tại nước thành viên xuất khẩu, hoặc một nước khác trong khối.

Quy tắc “từ sợi trở đi” là một trong những tiêu chí về cơng đoạn gia cơng chế biến đặc biệt đối với hàng dệt may xuất hiện trong hầu hết các Hiệp định thương mại tự do có sự hiện diện của Hoa Kỳ. Có thể nói, đây là một quy tắc vơ cùng chặt chẽ và mang tính quyết định trong việc xác định xuất xuất xứ hàng dệt may trong Hiệp định TPP, bởi, nếu hàng hóa thỏa mãn được quy tắc “từ sợi trở đi” gần như chắc chắn thỏa mãn được các tiêu chí xuất xứ khác, bao gồm cả tiêu chí chuyển đỗi mã số hàng hóa và tiêu chi hàm lương giá trị khu vực.

Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia tham gia đàm phán đều chấp nhận và ủng hộ quy tắc này. Hiện tại, đàm phán về quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng

với hàng dệt may trong khuôn khổ đàm phán TPP đang bao gồm ba luồng ý kiến: Các quốc gia ủng hộ quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, bao gồm Hoa Kỳ, Peru, Mexico, và Nhật Bản. Mexico có một ngành dệt may được xây dựng trên cơ sở Hiệp định NAFTA, với các quy định về xuất xứ với hàng dệt may tương tự với quy tắc “Từ sợi trở đi”. Và do đó, quốc gia này muốn bảo vệ ngành sản xuất đã gây dựng trên cơ sở hiệp định này. Đối với Peru, ngành dệt may của quốc gia này tương đối nhạy cảm, và Peru muoond bảo hộ ngành sản xuất dệt may nội địa. Đối với Hoa Kỳ, quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, nhưng lại có một nền sản xuất hàng dệt may khơng tương xứng, là quốc gia ủng hộ quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” với hàng dệt may mạnh mẽ nhất. Đây sẽ là rào cản giúp Hoa Kỳ hạn chế hàng nhập khẩu từ các quốc gia thành viên như Việt Nam được hưởng ưu đãi qua TPP. Tuy nhiên, ngay trong nội bộ quốc gia Hoa Kỳ cũng có những quan điểm trái chiều

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

về việc áp dụng quy tắc này, từ phía các nhà chính trị đến các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Về phía các chính khách Hoa Kỳ, nhóm 76 hạ sĩ đứng đầu là Nghị sĩ Trey Gowdy ủng hộ mạnh mẽ quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” bởi cho rằng, quy tắc này sẽ giúp thúc đẩy đầu tư tư nhân, xuất khẩu cũng như tạo công ăn việc làm trong các nước thành viên TPP, trong đó có Hoa Kỳ. Ngược lại, nhóm 15 thương nghị sĩ đứng đầu là thượng nghị sĩ MarkWarner lại có quan điểm trái ngược khi ủng hộ các quy tắc linh hoạt hơn đối với hàng dệt may và việc “tiếp cận thị trường có ý nghĩa”. Trong bức thư gửi tới tổng thống B. Obama, nhóm thượng nghị sĩ này đề xuất một cách tiếp cận mới, phản ánh giá trị quan trọng được tại ra bởi các nhà bán lẻ, các nhãn hiệu may mặc, các hãng sản xuất và nhập khẩu, cũng như các nhà sản xuất hàng dệt may nội địa của Hoa Kỳ. Với cách tiếp cận này, các nhóm thương nghị sĩ này cho rằng nên áp dụng một nguyên tắc xuất xứ tổng quát và linh hoạt trong lĩnh vực may mặc mà có thể tối đa hóa được động lực cho tăng trưởng xuất khẩu, gia tăng giá trị và tạo công ăn việc làm cho Hoa Kỳ trong TPP.

Từ phía các doanh nghiệp Hoa Kỳ, liên minh Dệt may cho TPP (TAAT), bao gồm các tổ chức dệt may và sợi tự nhiên đại diện cho 30 quốc gia châu Mỹ, châu Phi và gồm tất cả các tổ chức của Hoa Kỳ như hiệp hội Sản xuất sợi tự nhiện Hoa Kỳ, Liên minh hành động sản xuất thương mại Hoa Kỳ, Hội đồng bông quốc gia, Hội đồng quốc gia các tổ chức dệt, hiệp hội dệt quốc gia và viện công nghiệp vải may Hoa kỳ cho rằng việc miễn thuế cho hàng dệt may được sản xuất từ Việt nam với nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho hàng Trung Quốc tiếp cận thị trường Hoa Kỳ trong một phương cách mới. Và do đó, TAAT ủng hộ một quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong TPP chặt chẽ hơn. Trong khi đó, Liên minh may mặc TPP bao gồm các nhà bán lẻ, các nhãn hiệu may mặc, các hãng nhập khẩu sản phẩm may mặc,… lại phản đối quy tắc “từ sợi trở đi” khi cho rằng quy tắc này không phù hợp với chuỗi giá trị toàn cầu như hiện nay.

Các quốc gia phản đối quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, bao gồm Việt Nam, Australia. Với Việt Nam, quốc gia mà nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng dệt may chủ yếu được nhập khẩu tử Trung Quốc, Đài Loan hay Hàn quốc, các quốc gia chưa

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

gia nhập TPP, thì quy tắc từ sợi trở đi sẽ khiến phần lớn hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước trong TPP, đặc biệt là Hoa Kỳ khơng được hưởng ưu đãi gì. Cịn đối với Australia, do nước này có một khu vực dệt may nhỏ và chủ yếu dựa vào nguyên liệu sợi nhập khẩu, nên họ muốn bảo vệ.

Còn đối với Canada, nước này coi đây là cơ hội để cải thiện quy tắc từ sợi trở đi trong NAFTA, quy tắc được coi là cản trở ngành dệt may của Canada trong NAFTA. Canada, theo đó sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan cho một lượng sản phẩm nhất định trong quata (trong danh mục nguồn cung thiếu hụt) mà không cần áp dụng quy tắc từ sợi trở đi.

Cũng do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ một vài nước thành viên mà điển hình là Việt Nam, Hoa Kỳ sau đó đã nhượng bộ bằng cách đưa ra “Danh mục nguồn cung thiếu hụt”, bao gồm “Danh mục nguồn cung thiếu hụt thường xuyên” và “Danh mục nguồn cung thiếu hụt tạm thời”

Danh mục nguồn cung thiếu hụt thường xuyên bao gồm các sản phẩm là nguyên phụ liệu của ngành dệt may không được sản xuất tại các quốc gia thành viên TPP, và tương lai cũng không hy vọng được sản xuất. Khi đó, các sản phẩm dệt may sử dụng các nguyên vật liệu này sẽ được áp dụng quy tắc “cắt và may”, nhưng chỉ giới hạn với các nguyên vật liệu này mà thôi. Điều này có nghĩa là, nếu sản phẩm dệt may ngoài nguyên vật liệu nằm trong “Danh mục nguồn cùng thếu hụt thường xuyên” còn sử dụng nguyên vật liệu không xuất xứ không nằm trong “Danh

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt may trong hiệp định TPP cơ hội và thách thức đối với việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)