Giá trị nhập khẩu bông của Việt Nam các tháng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt may trong hiệp định TPP cơ hội và thách thức đối với việt nam (Trang 56)

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam - VITAS

Theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam, nhập khẩu bông của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2015 ước đạt 217 ngàn tấn, trị giá 345 triệu USD, tăng 17.5% về lượng và giảm 4.6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này chỉ riêng tháng 3 năm 2015 ước đạt 85 ngàn tấn, trị giá 135 triệu USD, tăng 16.0% về lượng và giảm 7.4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Giá bông nhập khẩu của nước ta ba tháng đầu năm 2015 giảm 18.7% so với cùng kỳ năm 2014, xuống còn 1,590 USD/tấn.

Hiện tại, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu bông từ Hoa Kỳ, với tỷ lệ lên đến 30% tổng giá trị nhập khẩu, tiếp đó là Ấn Độ với tỷ trọng chiếm 19% giá trị bông nhập khẩu, 10% giá trị bông nhập khẩu của Việt Nam là từ Australia. Khối nước

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2014. Biểu đồ dưới đây minh họa các thị trường nhập khẩu bơng chính của Việt Nam.

Biểu đồ 3.9. Thị trường nhập khẩu bơng chính của Việt Nam

NgNguồn: David Vanetti và Phạm Lam Hương,2014

Nhập khẩu xơ sợi của Việt Nam

Chỉ với 6% trên tổng số các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may tham gia vào công đoạn sản xuất xơ sợi, thì Việt Nam đang phải nhập khẩu một lượng sợi vô cùng lớn.

Biểu đồ 3.10: Giá trị nhập khẩu xơ, sợi của Việt Nam qua các tháng

Đơn vị: triệu USD

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Theo số liệu từ Hiệp hội dệt may Việt Nam – VITAS, nhập khẩu xơ sợi nguyên liệu của Việt Nam quý một năm 2015 ước đạt 178 ngàn tấn, trị giá 352 triệu

USD, tăng 5.8% về lượng và giảm nhẹ 0.1% về trị giá so với cùng kỳ 2014. Tính riêng tháng 3 năm 2015 nhập khẩu xơ sợi nguyên liệu của nước ta ước đạt 70 ngàn tấn, trị giá 130 triệu USD, tăng 10% về lượng và giảm 2.3% về trị giá so với tháng 3 năm 2014. Giá sợi nhập khẩu trung bình quý một năm 2015 giảm nhẹ 5.5% so với cùng kỳ năm 2014, xuống còn 1,978 USD/tấn. Dự báo, nhập khẩu xơ sợi trong quý hai năm 2015 ước đạt 215 ngàn tấn, tăng 10.6% so với cùng kỳ năm 2014.

Biểu đồ 3.11. Thị trường nhập khẩu xơ sợi chính của Việt Nam (tỷ lệ phần trăm dựa trên giá trị nhập khẩu)

Nguồn: David Vanetti và Phạm Lam Hương,2014

Với trên 15 tỷ USD giá trị nhập khẩu các sản phẩm trong ngành dệt may, Việt Nam chủ yếu nhập các mặt hàng này từ thị trường Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc. Chỉ có 5,3% tổng giá trị các mặt hàng nhập khẩu trong ngành dệt may của Việt Nam là từ 11 nước thành viên TPP còn lại.

Nhập khẩu vải của Việt Nam

Vai trò của ngành dệt đối với ngành dệt may nói chung là vơ cùng quan trọng, bởi vải là yếu tố quyết định đến chi phí, chất lượng sản phẩm của ngành dệt may. Và với một quốc gia có sản lượng hàng dệt may sản xuất hằng năm lớn như Việt nam, thì việc có một nguồn cung vải ổn định, kịp thời và chủ động là vô cùng quan trọng. Và mặc dù sự cần thiết có một nguồn cung vải dồi dào và tự chủ như

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

vậy, nhưng hầu hết nguồn nguyên liệu vải chất lượng phục vụ cho sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam là từ nhập khẩu.

Sản lượng vải dệt trung bình hằng năm được sản xuất tại Việt Nam vào khoảng 500 đến 600 nghìn tấn, nhưng hầu hết là vải có chất lượng thấp và trung bình, chỉ phù hợp cho việc sản xuất khăn tắm, không đáp ứng được yêu cầu cho các sản phẩm cao cấp hơn như để may quần áo. Và điều này dẫn đến một thực trạng là Việt Nam đang xuất khẩu các sẩn phẩm vài có chất lượng thấp đến trung bình, với giá trị thấp hoặc rất thấp, và nhập khẩu các loại vải với chất lượng cao. Trong năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu 7 tỷ mét vải, tương đương 503 nghìn tấn, với giá trị lên đến 138 triệu đô la Mỹ. Trong khi đó, tổng lượng vải sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 1 tỷ mét, tương đương 14,3% nhu cầu vải cả nước, và 6 tỷ mét còn lại (86,7% nhu cầu) được nhập khẩu.

Biểu đồ 3.12. Sản lượng nhập khẩu vải của Việt Nam qua các tháng

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam – VITAS, 2015

Nhập khẩu vải của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2015 ước đạt 1,943 triệu USD, tăng 1.6% so với cùng kỳ năm 2014. Tính riêng tháng 3 năm 2015 nhập khẩu vải của Việt Nam ước đạt 600 triệu USD, giảm 22.6% so với cùng kỳ năm 2014. Giá một số chủng loại vải đầu tháng 3 năm 2015 tiếp tục giảm và đứng ở mức thấp.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 3.13. Thị trường nhập khẩu vài chính của Việt Nam

Nguồn: David Vanetti và Phạm Lam Hương,2014.

Thời điểm hiện tại, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu vải từ thị trường Trung Quốc (chiến đến 43.5 % tổng giá trị nhập khẩu vải của Việt Nam), sau đó là Hàn Quốc và Đài Loan. Các nước thành viên TPP chỉ chiếm chưa đến 10% tổng giá trị nhập khẩu vải thời điểm hiện tại của Việt Nam. Tuy vậy, giá trị nhập khẩu vải của Việt Nam từ các quốc gia TPP đang có dấu hiệu tăng trường nhanh. Cụ thể, giá trị nhập khẩu vải nguyên liệu của Việt Nam từ Mỹ tháng 1 năm 2015 đạt 1.749.174 USD, tăng 136,5% so với cùng kỳ năm 2014. Đồng thời, giá trị nhập khẩu vải từ từ Nhật Bản cũng tăng mạnh, lên đến 64% so sánh giữa tháng 1 năm 2015 và cùng kỳ năm 2014.

3.1.2.2. Hoạt động xuất khẩu trong ngành dệt may Việt Nam

Dệt may luôn là một trong những ngành sản xuất quan trọng nhất của Việt Nam, với giá trị đóng góp trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước luôn ở mức rất cao. Theo thống kê, cùng với ngành sản xuất điện thoại và linh kiện điện tử, dệt may ln nằm trong nhóm các ngành đem về kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Biểu đồ sau đây minh họa các kim ngạch xuất khẩu các ngành lớn nhất của Việt Nam.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 3.14. Kim ngạch xuất khẩu mười ngành lớn nhất Việt Nam

Chỉ trong tháng 11 năm 2014, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may tăng trưởng 16,92% so với năm 2013, đóng góp giá trị lên đến 18,97 tỷ USD trong kim ngạch xuất khẩu, chỉ đứng sau ngành hàng điện thoại và linh kiện điện thoại, với tổng giá trị băng 21,98 tỷ USD.

Với con số tăng trường gần 17%, giá trị xuất khẩu các sản phẩm dệt may đã đạt mức tăng trưởng vượt xa ngành đang dẫn đầu là sản xuất điện thoại và các linh kiện điện thoại khi ngành này chỉ đạt mức tăng trường là 9,8% về giá trị xuất khẩu trong 11 tháng giữa năm 2013 và 2014.

Chỉ cần giữa tốc độ tăng trường như thế này, thì chỉ trong hai đến ba năm nữa, giá trị xuất khẩu các sản phẩm dệt may sẽ vượt qua giá trị xuất khẩu các sản phẩm điện thoại và các loại linh kiện, trở thành ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất cả nước.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 3.1. Xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam các năm 2013 – 2014

STT CHỦNG LOẠI 2013 2014

TỐC ĐỘ TĂNG

TRƯỞNG

1 Xuất khẩu dệt may 17.947 20.949 16,73 Xuất khẩu xơ sợi 2.149 2.543 18,33% Xuất khẩu vải không

dệt

400 456 14,00%

Xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may

596 744 24,83%

Tổng 21.092 24.692 17,07% 2 Nhập khẩu 13.547 15.461 14,13% 3 Nhập khẩu cho xuất

khẩu

10,54% 12,24% 16,04%

4 Cân đối Xuất - Nhập khẩu (1-3)

10.545 12.453 18,09%

5 Tỷ lệ GTGT(4/1) 50% 50,4% 0,4%

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam – VITAS, 2014

Ngành dệt may ln là một ngành có tốc độ phát triển ổn định, và đóng góp rất nhiều vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hàng hóa của Việt Nam. Trung bình, trên 80% tổng sản phẩm trong ngành dệt may sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu.

Bảng sau minh họa giá trị cũng như tốc độ tăng trường trong kinh ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 3.15. Giá trị và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2014.

Nguồn: Tổng cục Hải Quan, 2014

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm trong ngành dệt may Việt Nam luôn tăng đều qua các năm, từ năm 2008 đến năm 2014, với mức tăng trung bình trên 10%. Vào năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam lên đến 20,9 tỷ đô la Mỹ, tăng 16,73% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số xuất khẩu trong ngành dệt may cũng liên tục tăng và mang dấu dương trong suốt giai đoạn này. Tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn này là vào năm 2011 với tốc độ 25%. Trong năm 2014, nếu tính cả xuất khẩu xơ, sợi và các sản phẩm phụ trợ khác, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may Việt Nam lên đến 24.692 triệu USD, chiếm khoảng 16,44% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đóng góp khoảng 12,5% GDP năm 2014. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của ngành dệt may trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam, và xuất khẩu dệt may đã và đang đóng góp vơ cùng tích cực cho sự phát triển kinh tế nước nhà.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 3.16. Cơ cấu các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam năm 2013

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam – VITAS, 2013

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong ngành dệt may chủ yếu tập trung ở các mặt hàng áo Jacket (chiếm đến 21,6% giá trị các mặt hàng xuất khâu trong ngành dệt may của Việt Nam), áo thun (chiếm 20,09%), áo sơ mi (chiểm 5,7%), quần các loại (chiểm 16,8%), váy, và quần áo trẻ em. Các mặt hàng còn lại chiếm chưa đến 25% tổng giá trị xuất khẩu cả nước.

Ngành dệt may Việt Nam, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế sâu rộng và ngày càng mạnh mẽ của cả nước, cũng đang tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Trong năm 2014, dệt may Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu khiến cho dệt may Việt Nam giảm đi mức độ phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, điều này làm tăng sức cạnh tranh và ổn định của ngành. Tuy nhiên, vẫn có những thị trường truyền thống và mũi nhọn mà ngành dệt may Việt Nam luôn hướng tới. Bảng sau mô tả những thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 3.2: Thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2014

Đơn vị tính: USD

STT Quốc gia Kim ngạch NK năm 2014 Kim ngạch NK năm 2013 Tăng trưởng (%) 1 Hoa Kỳ 9.819.813.966 8.611.612.086 14,03 2 Nhật Bản 2.623.669.574 2.382.583.772 10,12 3 Hàn Quốc 2.092.300.622 1.640.697.940 27,53 4 Đức 764.402.808 652.296.671 17,19 5 Tây Ban Nha 698.518.115 534.518.170 30,68 6 Anh 594.851.929 471.397.863 26,19 7 Canada 49.514.894 391.183.374 25,9

Tổng 20.948.909.338 17.946.691.155 16,73

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)

Các quốc gia đang tham gia đàm phán TPP luôn là các đối tác vô cùng quan trọng của Việt Nam trong việc xuất khẩu các sản phẩm trong ngành dệt may khi chiếm đến 64% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt Nam năm 2014, khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước TPP. Trong số đó, xuất khẩu hàng dệt may chiếm đến 31%. Và trong thị trường TPP vô cùng rộng lớn và tiềm năng đó, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Biểu đồ dưới đây minh họa các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 3.17: Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam năm 2014

Nguồn: David Vanzetti và Phạm Lan Hương, 2015

Thị phần của các quốc gia TPP ngành hàng dệt may của Việt Nam là vô cùng lớn, gấp 6,4 lần thị phần của quốc gia đứng thứ hai là Hàn Quốc. Các quốc gia thuộc liên minh châu Âu EU điển hình bao gồm Đức, Anh, Tây Ban Nha chỉ chiếm chưa đến 10% tổng thị phần xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam, tương đương 15% giá trị hàng dệt may mà Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường các nước TPP.

Không chỉ dừng lại ở việc chiếm thị phần cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam sang các quốc giá TPP thời gian gần đây còn liên tục tăng mạnh. Cụ thể, giá trị xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam vào Hoa Kỳ trong giai đoạn 2013 đến 2014 tăng 1,2 tỷ USD tương đương 14,3%. Tại thị trường Nhật Bản, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn này tăng 0,24 tỷ USD, tương đương 10,12%. Đây đều là những con số mang đầy triển vọng về một sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường thế giới, đặc biệt là tại thị trường các quốc gia thành viên TPP.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 3.18. Các quốc gia nhập khẩu chính hàng dệt may Việt Nam năm 2014

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam – VITAS, 2014

Hoa Kỳ chiếm đến 46,9% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014, tiếp đó là Nhật Bản chiếm 12,5% và Hàn Quốc chiếm 10% năm 2014. Cùng với đó một sự phát triển mạnh mẽ trong giá trị xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Tây Ban Nha, Anh và Hàn Quốc cũng được ghi nhận trong thời điểm kể trên, khi mức tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường này lần lượt là 30,68%, 26,19% và 27,53%.

Gia nhập TPP, dệt may Việt Nam được kỳ vọng là ngành sẽ đạt được nhiều lợi ích nhất, phần lớn bởi bởi thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong ngành dệt may là các quốc gia trong TPP. Tuy nhiên, với những diễn biến hiện tại của quá trình đàm phán về nội dung quy tắc xuất xứ ưu đãi nói chung và quy tắc xuất xứ ưu đãi với hàng dệt may nói riêng trong khn khổ đàm phán TPP, cũng như thực trạng ngành dệt may Việt Nam, ngành dệt may Việt nam sẽ phải đối mặt với khơng ít thử thách để đạt được những lợi ích chưa từng có mà TPP sẽ mang lại.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

3.2. Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trong việc tuân thủ các quy tắc xuất xứ ưu đãi với hàng dệt may trong khuôn khổ đàm phán Hiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt may trong hiệp định TPP cơ hội và thách thức đối với việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)