CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI
3.2.1. Cơ hội của Việt Nam khi tuân thủ các quy tắc xuất xứ ưu đãi với hàng dệt
may trong khuôn khổ hiệp định TPP
3.2.1.1. Tuân thủ quy tắc xuất xứ ưu đãi với hàng dệt may trong TPP giúp Việt Nam nâng cao sản lượng xuất khẩu các sản phẩm dệt may vào thị trường nội khối TPP
Theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam – VITAS năm 2014, thì khoảng 64% tổng giá trị sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam được xuất vào thị trường các nước đang tham gia đàm phán TPP, trong đó nhiều nhất là Hoa Kỳ (chiếm đến 46,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2014), và Nhật Bản (chiếm đến 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam). Hoa Kỳ, là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất, quan trọng nhất, và có tiềm năng nhất của Việt Nam, xét trên phạm vi cả trong lẫn ngoài TPP. Trong năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt gần 10 tỷ USD. Việt Nam, cũng là một trong những nước xuất khẩu dệt may hàng
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
đầu vào thị trường Hoa Kỳ, chiếm đến 9,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Bảng sau minh họa các nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, với giá trị xuất khẩu hàng dệt may và mức giá trung bình giai đoạn 2014 và tháng 1 năm 2015.
Bảng 3.3. Nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ từ một số nước chính năm 2014 và tháng 1 năm 2015
Quốc gia
Giá trị (triệu USD) Đơn giá (USD/M2 ) 2014 Tháng 1 năm 2015 So sánh tháng 1/2015 với tháng 1/2014 (%) 2014 Tháng 1 năm 2015 So sánh tháng 1/2015 và tháng 1/2014 Trung Quốc 41.820.142.271 3.300.348.206 -5,11 1,46 1,47 -0,86 Việt Nam 9.955.379.636 847.416.085 -10,38 2,50 2,49 -0,23 Ấn Độ 6.717.193.061 584.206.988 0,41 1,58 1,57 -1,15 Indonesia 5.064.551.610 432.330.319 3,21 2,95 2,97 7,22 Tổng 107.460.106.827 8.556.921.659 -9,68 1,81 1,80 0,54
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam – VITAS, 2015
Mặc dù là quốc gia có sản lượng hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc, nhưng giá thành hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nước nay trung bình cao hơn rất nhiều hàng dệt may từ các quốc gia khác như Trung Quốc và Ấn Độ. Cụ thể, với mức 2,5 USD/m2 trung bình năm 2014, hàng dệt may Việt Nam đang đắt hơn hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc đến 1,04 USD/m2 giá trị tuyệt đối, tương đương 71,23%. Việc giá thành các sản phẩm dệt may cao hơn rất nhiều các mặt hàng tương tự được nhập khẩu từ đối
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
thủ khiến cho sự cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam kém đi một cách rõ rệt.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ có mức giá cao như vậy là do hàng dệt may Việt Nam đang phải chịu thuế suất nhập khẩu rất cao vào thị trường nước này. Theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam vào năm 2014, trong 1.600 dịng thuế có 8 chữ số
của hàng dệt may thuộc các chương từ 50 đến 63 mà thị trường Hoa Kỳ có nhập khẩu, Việt Nam hiện xuất khẩu vào Hoa Kỳ khoảng 1.000 dòng thuế và thuế suất MFN tại thời điểm hiện nay bình quân mà Hoa Kỳ áp dụng cho hàng dệt may nhập
khẩu từ Việt Nam lên đến 13,69%.
Tuy nhiên, khi TPP có hiệu lực thì tất cả các dịng sản phẩm dệt may mà Việt
Nam hiện đang xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ được kỳ vọng sẽ hưởng thuế suất 0%. Khi đó, với dung lượng thị trường khổng lồ của Hoa Kỳ, mức tỷ trọng 9,3% lượng hàng xuất khẩu vào thị trường này mà Việt Nam đang nắm giữ là hết sức nhỏ bé, và sản phẩm dệt may Việt Nam sẽ có cơ hội vô cùng lớn trong việc nâng cao hơn nữa thị phần tại quốc gia này.
Không chỉ dừng lại ở thị trường Hoa Kỳ, các thị trường các thành viên còn lại trong TPP cũng là vô cùng tiềm năng cho các sản phẩm dệt may Việt Nam. Không kể đến thị trường Nhật Bản, thị trường 9 nước thành viên còn lại hiện chỉ mới chiếm 4,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Con số này là hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam cũng như quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước này. Trong bối cảnh đó, TPP sẽ đem lại lợi thế chưa từng có cho các sản phẩm dệt may Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường vô cùng tiềm năng tại các quốc gia này.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Bảng 3.4. Cơ hội gia tăng xuất khẩu theo ngành hàng tại Việt Nam khi TPP được ký kết Mặt hàng Tốc độ tăng trưởng (%) Dệt may 77,6 Gia giày 53,7 Đồ gỗ 29,9 Thủy sản 70,1 Nông sản 65,7 Mặt hàng khác 14,9
Nguồn: Hoàng Văn Châu, 2014
Ngành dệt may Việt Nam, theo đánh giá của tác giả Hồng Văn Châu, sẽ có cơ hội gia tăng đến 77,6% tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may khi TPP trở nên có hiệu lực. Đây cũng là ngành đạt được tốc độ tăng trường trong kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các ngành kinh tế khác tại Việt Nam khi chúng ra gia nhập TPP.
3.2.1.2. Tiếp cận nguồn nguyên liệu với giá thành cạnh tranh
Quy tắc xuất xứ ưu đãi dự kiến trong TPP, yêu cầu các sản phẩm dệt may sản xuất tại bất kỳ nước thành viên nào, muốn được cơng nhận là có xuất xứ thì phải trải qua quá trình sản xuất từ sợi trở đi tại lãnh thổ nước thành viên đó, hoặc các nước thành viên khác. Do đó, hàng dệt may Việt Nam, muốn được hưởng những ưu đãi về thuế quan vô cùng lý tưởng trong TPP sẽ phải sử dụng các nguyên phụ liệu trong ngành dệt may bao gồm từ sợi trở đi có xuất xứ Việt Nam hoặc bất kỳ một quốc gia nào khác trong khối.
Hiện tại, Việt Nam đang chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu cho ngành dệt may bao gồm xơ sợi, vải chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc, các quốc gia hiện đang không tham gia đàm phán TPP. Muốn được hưởng các ưu đãi về thuế quan trong khuôn khổ TPP, các nhà sản xuất sản phẩm dệt may Việt Nam sẽ phải tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào mới, từ trong nước hay từ các quốc gia trong TPP. Mặt khác, Việt Nam cũng đang nhập khẩu chủ yếu bông từ
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoa Kỳ và Australia, các quốc gia trong khối TPP. Khi đó, cùng với những cam kết về mở cửa và cắt giảm thuế quan vơ cùng sâu rộng trong TPP, thì các nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm dệt may được nhập khẩu từ các quốc gia thành viên cũng sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi, có thể ở mức 0%. Do đó, giá cả nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng dệt may cho các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cạnh tranh hơn rất nhiều, kéo theo giá thành sản xuất thành phẩm cũng được giảm tương ứng. Điều này sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.
3.2.1.3. Việc tuân thủ quy tắc xuất xứ ưu đãi trong TPP tạo động lực cho ngành dệt may Việt Nam thay đổi cơ cấu của ngành
Bộ quy tắc xuất xứ ưu đãi trong TPP yêu cầu một mức tỷ lệ nội địa đối với hàng dệt may khá cao. Cùng với đó là quy định về mức chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ chương thay vị nhóm hay phân phóm như nhiều Hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam đang tham gia. Đặc biệt, quy tắc “từ sợi trở đi” là một yêu cầu vô cùng khắt khe đối với các sản phẩm dệt may của Việt Nam trong việc thỏa mãn quy tắc này để đạt được những ưu đãi trong TPP. Tuy nhiên, đây lại là những động lực vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy quá trình tái cơ cấu trong hoạt động của ngành dệt may Việt Nam, bởi ngay khi TPP có hiệu lực, doanh nghiệp nào chủ động được nguồn cung sợi, vải, nhuộm,… sẽ là doanh nghiệp dành được những lợi thế vô cùng lớn, không những trong việc được hưởng những ưu đãi về thuế suất trong TPP, là còn là những lợi thế trong việc dành được những hợp đồng, cơ hội kinh doanh vô cùng lớn khi thi trường mở cửa, cũng như có nền tảng vững chắc để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Cụ thể, Việt Nam đang có những bước đi mạnh mẽ và hiệu quả trong việc xây dựng một nền công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may hiệu quả và chất lượng, bao gồm việc triển khai chương trình phát triển cây bơng Việt Nam giai đoạn 2015- 2020, và rất nhiều dự án đầu tư vào các hoạt động sản xuất xơ, sợi, vải, đặc biệt là các dự án tập trung vào khâu sản xuất sợi.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Bảng 3.5. Chương trình phát triển cây bơng Việt Nam giao đoạn 2015 – 2020
Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020 Diện tích cây trồng Ha 30.000 76.000 Diện tích có tười Ha 9.000 40.000 Năng suất bình quân Tấn/Ha 1,5 2 Năng st bơng có tưới bình quân Tấn/ha Tấn/ha 2 2,5
Sản lượng bông xơ Tấn 20.000 60.000 Số lượng Nghìn kiện 91,86 275.57
Nguồn: Cục xúc tiến thương mại Việt Nam, 2014
Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhìn nhận thấy cơ hội từ việc tham gia TPP và đã có kế hoạch đầu tư cho việc sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, chủ yếu là sợi. Cụ thể, tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã bắt đầu khởi động các dự án liên quan đến sợi. Vào tháng ba năm 2015, Tập đoàn dệt may Việt Nam - Vinatex đã khởi công dự án Khu liên hợp sợi - dệt - nhuộm - may Quế Sơn với quy mô đầu tư 1.200 tỉ đồng. Dự án này là chuỗi sản xuất khép kín từ khâu sợi đến may, trong đó cơng suất nhà máy sợi là 5.000 tấn/năm, dự kiến đưa vào hoạt động từ năm 2017. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp dệt may đã xây dựng lộ trình và phương án sản xuất theo hướng FOB, ODM và chuẩn bị cho việc tham gia TPP thông qua việc đổi mới công nghệ hiện đại và nâng cao hiệu quả quản trị, đặc biệt trong các lĩnh vực như dệt, nhuộm, hoàn tất và thiết kế.
3.2.1.4. Ngành dệt may Việt Nam gia tăng sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài
TPP đem đến một triển vọng phát triển vô cùng lớn cho ngành dệt may của Việt Nam. đặc biệt là những tác động vô cùng lớn liên quan đến việc chuyển dịch thương mại, chủ yếu trong việc tìm kiếm nguồn cung cung cấp mới về nguyên phụ liệu trong ngành dệt may. Rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư xây dựng các dự án dệt may quy mô tại Việt Nam để tận dụng những ưu đãi mà TPP đem lại.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Theo thống kê của Bộ công thương vào khoảng giữa năm 2014 đã có hơn một tỷ đơ la Mỹ nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ về Việt Nam để đầu tư cho các dự án thuộc ngành dệt may. Các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực dệt may trong gia đoạn này chủ yếu là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Bên cạnh đó cũng có những dự án quy mô được đầu tư từ các doanh nghiệp của Hoa Kỳ.
Việc thu hút được một lượng vốn vô cùng lớn từ các dự án FDA đổ vào ngành dệt may đã khắc phục được những yếu điểm về vốn và công nghệ trong việc xây dựng những nhà máy hoạt động trong ngành quy mô và hiện đại, vốn là điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự hiện diện của các doanh nghiệp có vốn FDA trước hết tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt dành cho các doanh nghiệp dệt may trong nước, vốn còn yếu trên rất nhiều mặt. Đồng thời, việc bùng nổ các khu công nghiệp hoạt động trong ngành dệt may, đặc biệt là các nhà máy nhuộm, dệt sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, gây nên những ảnh hưởng vô cùng trầm trọng đến môi trường sống nếu khơng có sự quản lý chặt chẽ.