Cơ cấu các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam năm 2013

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt may trong hiệp định TPP cơ hội và thách thức đối với việt nam (Trang 64 - 67)

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam – VITAS, 2013

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong ngành dệt may chủ yếu tập trung ở các mặt hàng áo Jacket (chiếm đến 21,6% giá trị các mặt hàng xuất khâu trong ngành dệt may của Việt Nam), áo thun (chiếm 20,09%), áo sơ mi (chiểm 5,7%), quần các loại (chiểm 16,8%), váy, và quần áo trẻ em. Các mặt hàng còn lại chiếm chưa đến 25% tổng giá trị xuất khẩu cả nước.

Ngành dệt may Việt Nam, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế sâu rộng và ngày càng mạnh mẽ của cả nước, cũng đang tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Trong năm 2014, dệt may Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu khiến cho dệt may Việt Nam giảm đi mức độ phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, điều này làm tăng sức cạnh tranh và ổn định của ngành. Tuy nhiên, vẫn có những thị trường truyền thống và mũi nhọn mà ngành dệt may Việt Nam luôn hướng tới. Bảng sau mô tả những thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 3.2: Thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2014

Đơn vị tính: USD

STT Quốc gia Kim ngạch NK năm 2014 Kim ngạch NK năm 2013 Tăng trưởng (%) 1 Hoa Kỳ 9.819.813.966 8.611.612.086 14,03 2 Nhật Bản 2.623.669.574 2.382.583.772 10,12 3 Hàn Quốc 2.092.300.622 1.640.697.940 27,53 4 Đức 764.402.808 652.296.671 17,19 5 Tây Ban Nha 698.518.115 534.518.170 30,68 6 Anh 594.851.929 471.397.863 26,19 7 Canada 49.514.894 391.183.374 25,9

Tổng 20.948.909.338 17.946.691.155 16,73

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)

Các quốc gia đang tham gia đàm phán TPP luôn là các đối tác vô cùng quan trọng của Việt Nam trong việc xuất khẩu các sản phẩm trong ngành dệt may khi chiếm đến 64% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt Nam năm 2014, khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước TPP. Trong số đó, xuất khẩu hàng dệt may chiếm đến 31%. Và trong thị trường TPP vô cùng rộng lớn và tiềm năng đó, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Biểu đồ dưới đây minh họa các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 3.17: Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam năm 2014

Nguồn: David Vanzetti và Phạm Lan Hương, 2015

Thị phần của các quốc gia TPP ngành hàng dệt may của Việt Nam là vô cùng lớn, gấp 6,4 lần thị phần của quốc gia đứng thứ hai là Hàn Quốc. Các quốc gia thuộc liên minh châu Âu EU điển hình bao gồm Đức, Anh, Tây Ban Nha chỉ chiếm chưa đến 10% tổng thị phần xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam, tương đương 15% giá trị hàng dệt may mà Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường các nước TPP.

Không chỉ dừng lại ở việc chiếm thị phần cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam sang các quốc giá TPP thời gian gần đây còn liên tục tăng mạnh. Cụ thể, giá trị xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam vào Hoa Kỳ trong giai đoạn 2013 đến 2014 tăng 1,2 tỷ USD tương đương 14,3%. Tại thị trường Nhật Bản, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn này tăng 0,24 tỷ USD, tương đương 10,12%. Đây đều là những con số mang đầy triển vọng về một sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường thế giới, đặc biệt là tại thị trường các quốc gia thành viên TPP.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt may trong hiệp định TPP cơ hội và thách thức đối với việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)