CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI
2.1. Giới thiệu về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
2.1.3. Các vấn đề chính trong đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
Dương TPP
Mặc dù là một hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA), tuy nhiên phạm vi của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP khơng chỉ dừng lại ở các vấn đề về thương mại mà còn bao gồm cả những vấn đề phi thương
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
đề bên trong biên giới. Ngồi ra, cịn có rất nhiều các vấn đề nhạy cảm được đưa vào trong phạm vị điều chỉnh của hiệp định này. Vào tháng 3 năm 2011, các nước tham gia đàm phán TPP đã đưa ra một bản khung dự thảo về các vấn đề đàm phán trong khuôn khổ hiệp định này, bao gồm:
Cạnh tranh: Mục đích đàm phán về vấn đề này của các nước TPP là tạo lập
và suy trì những quy định pháp luật và cơ quan quản lý các vấn đề liên quan đến cạnh tranh, nhằm đảm bảo công bằng trong thủ tục thi hành luậ cạnh tranh, sự minh bạch, bảo vệ người tiêu dùng và quyền hành động của khu vực tư nhân.
Hợp tác và xây dựng năng lượng: Các nước thống nhất đi đến một cơ chế
hợp tác và hỗ trợ xây dựng mang tính linh hoạt, theo cơ chế “yêu cầu – đáp ứng”.
Dịch vụ xuyên biên giới: Đối với vấn đề này, các nước thống nhát rằng
công bằng, mở, minh bạch là các nguyên tắc chính điều chỉnh khu vực này.
Hải quan: Một thủ tục hải quan có thể dự đốn trước được, minh bạch, nhanh
chóng và thuận lợi cho hoạt động thương mại hướng đến việc liên kết các doanh nghiệp thuộc các nước trong TPP trong chuỗi cung cấp và sản xuất khu vực được các nước thống nhất hướng đến. Đồng thời, cam kết về hợp tác hải quan cũng là một vấn đề quan trọng trong nội dung đàm phán cũng như phạm vi điều chỉnh liên quan đến các vấn đề về Hải quan trong khuôn khổ hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP.
Thương mại điện tử: Các nước tham gia đàm phán TPP thống nhất hướng tới
một nền kinh tế số, với việc xử lý các vấn đề về thuế quan trong môi trường số, chứng thực giao dịch điện tử và bảo vệ người tiêu dùng
Môi trường: Các nước tham gia đàm phán nhấn mạnh việc bảo vệ môi
trường và cơ chế giám sát việc thực thi và hợp tác hỗ trợ. Đồng thời, sư phát triển tương hỗ giữa thương mại và mơi trường cũng được các nước quan tâm. Ngồi các vấn đề truyền thống như ở trên, các nước thành viên tham gia đàm phán cũng đang tiến hành thảo luận một số vấn đề mới như đánh cá trên biển, bảo tồn sinh học, chống sinh vật ngoại lai, chống biến đổi khí hậu và các sản phấm hàng hóa , dịch vụ mơi trường.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Dịch vụ tài chính: Các quốc gia TPP hướng tới một sự minh bạch, không
phân biệt đối xử giữa các quốc gia đối với các vấn đề liên quan đến dịch vụ tài chính. Đồng thời, việc đảm bảo công bằng đối xử với các dịch vụ tài chính mới cũng như việc bảo hộ đầu tư và các cơ chế giải quyết tranh chấp cũng được các quốc gia tham gia đàm phán quan tâm. Mặt khác, các nước thành viên còn hướng tới một thỏa thuận nhằm đảm bảo chủ quyền của các nước, đặc biệt trong trường hợp khủng hoảng tài chính xảy ra.
Mua sắm chính phủ: Các quốc gia tham gia đàm phán thống nhất những
nguyên tắc cơ bản của thủ tục đấu thầu công, bao gồm: công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử dựa trên và phát triển từ hiệp định TRIPS, cũng như phản ánh các cam kết đã nêu trong tuyên bố Doha về Trips và Y tế cộng đồng.
Đầu tư: Đối với lĩnh vực này, phạm vi đàm phán của các nước tham gia bao
gồm: không phân biệt đối xử, chuẩn đối xử tối thiểu, quy tắc về tịch thu tài sản, các quy định cấm các yêu cầu cụ thể về hoạt động king doanh của các nhà đầu tư, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước, nhà đầu tư nhanh chóng, hiệu quả, minh bạch và quyền của nước nhận đầu tư trong việc bảo vệ lợi ích cơng cộng.
Lao động: Đối với vấn đề này, các bên tham gia hướng đến một kết quả
đàm phán không những bảo vệ các quyền của người lao động, mà còn là một cơ chế đảm bảo hợp tác, phối hợp và đối thoại về các vấn đề lao động.
Các vấn đề pháp lý: Với vấn đề này, nội dung chính được các bên đưa ra
đàm phán là các quy tắc giải quyết tranh chấp, các ngoại lệ về vấn đề minh bạch trong quá trình ban hành pháp luật nội địa.
Thương mại hàng hóa: Đây là một trong những vấn đề hết sức quan trọng
trong nội dung đàm phán TPP. Về cơ bản, phạm vi đàm phán về vấn đề này giữa các bên trong TPP bao gồm một lộ trình cắt bỏ thuế quan của tất cả các dòng thuế (trên 10.000 dịng). Đồng thời với đó là việc xây dựng một bộ quy tắc xuất xứ riêng cho hiệp định này. Đây là một trong những nội dung đàm phán hết sức quan trọng của hiệp định TPP, bởi đó chính là nhân tố tọng yếu ảnh hưởng đến lợi ích của các nước thành viên đối việc cắt giảm hàng rào thuế quan và xâm nhập vào thị trường
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
các nước thành viên còn lại. Ngoải ra, việc đàm phán hiệp định TPP trong khuôn khổ các thỏa thn về thương mại hàng hóa cịn bao gồm thêm các vấn đề liên quan đến rào cản kỹ thuật (TBT), phòng thủ thương mại,… Mặt khác, các vấn đề liên quan đến dệt nay, bao gồm một loạt các quy định liên quan, từ cơ chế hợp tác hải quan, thủ tục thực thi, quy tắc xuất xứ đối với dòng hàng này, và các cơ chế đàm phán đặc biệt.
Thương mại dịch vụ: Liên quan đến việc đàm phán về mở cử ngành thương
mại dịch vụ giữa các nước thành viên, TPP hướng tới nguyên tắc là mở cửa tấc cả các ngành dịch vụ (không đề cập đến vấn đề cấp độ phân ngành).
Là một hiệp định thương mại tự do với phạm vị điều chỉnh rộng, cũng như mức độ cam kết sâu hơn hẳn các hiệp định thương mại tự do cùng thời điểm, quá trình đàm phán TPP là một q trình dài hơi, khó khăn, phức tạp và có nhiều tranh chấp giữa các thành viên. Hiện tại, tham gia đàm phán TPP có 12 quốc gia, cùng 20 nhóm đàm phán được thành lập trong các lĩnh vực bao gồm: tiếp cận thị trường (market access), hàng rào kỹ thuật trong thương mại, vệ sinh kiểm dịch, quy tắc xuất xứ, hải quan, đầu tư, dịch vụ, các biện pháp khơng tương thích, dịch vụ tài chính, thơng tin liên lạc, thương mại điện tử, di chuyển kinh doanh, mua sắm chính phủ, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, lao động, mơi trường, xây dựng năng lực thể chế, sửa chữa khiếm khuyết của thương mại, pháp luật và thể chế.
Tính đến thời điểm cuối năm 2014, quá trình đám phán TPP đã trải qua hơn 20 vòng đàm phán. Nhiều vấn đề đã đi đến thống nhất, như các vấn đề về Hải quan, viễn thơng, hài hóa pháp lý. Tuy nhiên, những vấn đề phức tạp và chủ chốt như Quy tắc xuất xứ, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước,… vẫn chưa đạt được tiếng nói chung giữa các thành viên.
Nằm trong khuôn khổ các nội dung đàm phán của Hiệp định TPP, quy tắc xuất xứ ưu đãi bắt đầu được thảo luận từ vịng đàm phán chính thức thứ ba diễn ra từ ngày mùng bốn đến ngày mùng chính tháng mười, năm 2010 tại Brunei. Mục tiêu của các quốc gia tham gia đàm phán là xây dựng một bộ quy tắc xuất xứ ưu đãi thống nhất, đơn giản và hiệu quả. Trong quá trình đạt được một bộ quy tắc xuất xứ
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
ưu đãi hồn thiện trong TPP, việc xây dựng những tiêu chí về xuất xứ đối với hàng dệt may đang là một trong những vấn đề nổi bật, phức tạp trong quá trình đàm phán Hiệp định này. Phần sau của bài nghiên cứu sẽ trình bày nội dung của quá trình đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt may trong khuôn khổ đàm phán Hiêp định TPP.