Giá trị nhập khẩu xơ, sợi của Việt Nam qua các tháng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt may trong hiệp định TPP cơ hội và thách thức đối với việt nam (Trang 57 - 59)

Đơn vị: triệu USD

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Theo số liệu từ Hiệp hội dệt may Việt Nam – VITAS, nhập khẩu xơ sợi nguyên liệu của Việt Nam quý một năm 2015 ước đạt 178 ngàn tấn, trị giá 352 triệu

USD, tăng 5.8% về lượng và giảm nhẹ 0.1% về trị giá so với cùng kỳ 2014. Tính riêng tháng 3 năm 2015 nhập khẩu xơ sợi nguyên liệu của nước ta ước đạt 70 ngàn tấn, trị giá 130 triệu USD, tăng 10% về lượng và giảm 2.3% về trị giá so với tháng 3 năm 2014. Giá sợi nhập khẩu trung bình quý một năm 2015 giảm nhẹ 5.5% so với cùng kỳ năm 2014, xuống còn 1,978 USD/tấn. Dự báo, nhập khẩu xơ sợi trong quý hai năm 2015 ước đạt 215 ngàn tấn, tăng 10.6% so với cùng kỳ năm 2014.

Biểu đồ 3.11. Thị trường nhập khẩu xơ sợi chính của Việt Nam (tỷ lệ phần trăm dựa trên giá trị nhập khẩu)

Nguồn: David Vanetti và Phạm Lam Hương,2014

Với trên 15 tỷ USD giá trị nhập khẩu các sản phẩm trong ngành dệt may, Việt Nam chủ yếu nhập các mặt hàng này từ thị trường Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc. Chỉ có 5,3% tổng giá trị các mặt hàng nhập khẩu trong ngành dệt may của Việt Nam là từ 11 nước thành viên TPP còn lại.

Nhập khẩu vải của Việt Nam

Vai trò của ngành dệt đối với ngành dệt may nói chung là vơ cùng quan trọng, bởi vải là yếu tố quyết định đến chi phí, chất lượng sản phẩm của ngành dệt may. Và với một quốc gia có sản lượng hàng dệt may sản xuất hằng năm lớn như Việt nam, thì việc có một nguồn cung vải ổn định, kịp thời và chủ động là vô cùng quan trọng. Và mặc dù sự cần thiết có một nguồn cung vải dồi dào và tự chủ như

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

vậy, nhưng hầu hết nguồn nguyên liệu vải chất lượng phục vụ cho sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam là từ nhập khẩu.

Sản lượng vải dệt trung bình hằng năm được sản xuất tại Việt Nam vào khoảng 500 đến 600 nghìn tấn, nhưng hầu hết là vải có chất lượng thấp và trung bình, chỉ phù hợp cho việc sản xuất khăn tắm, không đáp ứng được yêu cầu cho các sản phẩm cao cấp hơn như để may quần áo. Và điều này dẫn đến một thực trạng là Việt Nam đang xuất khẩu các sẩn phẩm vài có chất lượng thấp đến trung bình, với giá trị thấp hoặc rất thấp, và nhập khẩu các loại vải với chất lượng cao. Trong năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu 7 tỷ mét vải, tương đương 503 nghìn tấn, với giá trị lên đến 138 triệu đơ la Mỹ. Trong khi đó, tổng lượng vải sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 1 tỷ mét, tương đương 14,3% nhu cầu vải cả nước, và 6 tỷ mét còn lại (86,7% nhu cầu) được nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt may trong hiệp định TPP cơ hội và thách thức đối với việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)