Cơ cấu hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt may trong hiệp định TPP cơ hội và thách thức đối với việt nam (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI

3.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

3.1.1. Cơ cấu hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam

Hiện nay, cả nước có khoảng trên 6000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô từ 200 đến 500 lao động. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may Việt Nam là doanh nghiệp thực hiện q trình gia cơng cắt may đơn gian, các hoạt động mang lại giá trị gia tăng cao, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến việc tạo ra các nguyên vật liệu đầu vào cho ngành dệt may lại có rất ít các doanh nghiệp tham gia sản xuất.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam theo hoạt động.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 3.1 thể hiện cơ cấu các doanh nghiệp trong ngành dệt may theo hoạt động sản xuất. Có đến 70% các doanh nghiệp tham gia vào công đoạn cắt may, là cơng đoạn mang tính gia cơng cao và đem lại giá trị gia tăng thấp. Chỉ có 17% các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động dệt, 6% các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sợi, 4% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhuộm và 3% các doanh nghiệp còn lại tham gia sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt. Điều này cho thấy một sự mất cân đối rất lớn trong việc phân chia cơ cấu các doanh nghiệp theo hoạt động. Chắc chắn rằng, với quy mơ nhỏ, trình độ cơng nghệ và nhân lực còn hạn chế, khoảng 1000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt sẽ không đủ để đáp ứng nguyên liệu vả đầu vào cho khoảng 4200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cắt may. Đây cũng là minh chứng cho một ngành công nghiệp phụ trợ, bao gồm sản xuất bông sợi, dệt vài, thuộc, nhuộm và sản xuất các sản phẩm phụ trợ ngành dệt khác đang vô cùng yếu kém tại Việt Nam.

Biểu đồ sau minh họa mức giá trị gia tăng mà các hoạt động trong ngành dệt may đóng góp trong việc tạp ra giá trị trong sản phẩm cuối cùng

Biểu đồ 3.2: Giá trị gia tăng đóng góp trong ngành dệt may

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 3.2 minh họa chuỗi giá trị dệt may tồn cầu với năm cơng đoạn chính, bao gồm:

 Thiết kế. Đây là công đoạn đem lại mức tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong

chuối giá trị dệt may toàn cầu, và là cơng đoạn có mức thâm dụng tri thức rất cao. Hầu hết các quốc gia phát triển trong ngành dệt may, sau khi thực hiện việc dịch chuyển hoạt động sản xuất sang các quốc gia đi sau, sẽ đẩy mạnh tập trung vào công đoạn nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm mới, nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận, cũng như xây dựng thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

 Sản xuất nguyên phụ liệu. Bao gồm các hoạt động sản xuất các sản phẩm

đầu vào của ngành dệt may bao gồm xơ, sợi, da thuộc, nhuộm, và các loại nguyên phụ liệu khác trong ngành. Là mắt xích quan trong hỗ trợ ngành dệt may phát triển, công đoạn sản xuất ngun phụ liệu là cơng đoạn có mức thâm dụng đất đai, vốn lớn. Trong các sản phẩm dệt may, giá trị phần nguyên phụ liệu như vải, sợi,… chiếm tỷ trọng khoàng 60-70%, và là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm.

 May. Bao gồm các hoạt động cắt và may, là các công đoạn gia công đơn

giản. Đây là công đoạn có mức thâm dụng lao động lớn nhất nhưng lại là cơng đoạn có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất, chỉ ở mức 5-10%. Phần lớn các quốc gia phát triển đã khơng cịn tham gia vào cơng đoạn này này nữa, mà đưa hoạt động cắt may sang các quốc gia mới gia nhập nhành, có nguồn cung lao động giá rẻ như Việt Nam, Bangladesh, Parkistan.

 Xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu đưa các loại thành phẩm dệt may sang thị

trường nước ngoài tiêu thụ của các thương nhân trung gian. Các công ty này là những người kết hợp chuối cung ứng giữa nhà sản xuất may mặc, các nhà thầu phụ và các nhà bán lẻ toàn cầu.

 Marketing và phân phối sản phẩm. Công đoạn này thường được tiến hành

bởi các công ty lớn trên thế giới nằm tại các nước phát triển, bởi họ có trong tay những mạng lưới phân phối và cửa hàng khổng lồ, cùng với tiềm lực tài chính khổng lồ, cũng như các chương trình Marketing hiệu quả. Công đoạn này cũng là một trong những công đoạn đem lại mức giá trị gia tăng cao, và có mức thâm dụng tri thức lớn.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Trong các cơng đoạn này, thì ngành dệt may Việt Nam hiện tại chủ yếu tham gia vào từ khâu cắt và may gia công đơn giản với giá trị gia tăng thấp nhất trong số các công đoạn trong chỗi giá trị dệt may toàn cầu và mức tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt mức 5% đến 10%.

Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, tuy nhiên các doanh nghiêp sản xuất trong ngành dệt may Việt Nam chỉ là nhà thầu phụ nhận gia cơng từ các nhà thầu may mặc nước ngồi. Ngay các các doanh nghiệp dệt may lớn trong nước như Việt Tiến hay An Phước cũng chỉ là các nhà sản xuất gia công cho các thương hiệu hàng may mặc trên thế giới. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may Việt Nam khơng có đủ khả năng xây dựng được cho mình những mẫu thiết kế riêng, cũng như chương trình Marketing, phân phối nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng trên thế giới.

Một phần nguyên nhân của việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở mức thấp của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nằm ở nguồn nhân lực hoạt động trong ngành.

Ngành dệt may Việt Nam thu hút gần 3 triệu lao động, chiếm khoảng 33 % tổng việc làm trong các ngành công nghiệp cả nước.

Biểu đồ 3.3: Lượng lao động tham gia trong ngành dệt may giai đoạn 2008 – 2011

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Dệt may là ngành có mức độ thâm dụng lao động rất cao tại Việt Nam, phần nhiều bởi các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tham gia vào khâu cắt, may. Theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) vào năm 2013 thì cứ mỗi một triệu đơ la Mỹ kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may tạo ra khoảng một trăm năm mươi nghìn đến hai trăm nghìn việc làm.

Và mặc dù việc quản lý năng suất, chất lượng lao động tại các doanh nghiệp dệt may đã được đầu tư quan tâm nhiều cũng như đã được cải thiện trong những năm gần đây nhưng năng suất lao động trong ngành dệt may Việt Nam vẫn ở mức rất thấp so với các quốc gia khác trong khu vực.

Biểu đồ 3.4: Chỉ số năng lực lao động theo khu vực tại các quốc gia.

Nguồn: UNIDO China, 2013

Hiện nay, năng suất lao động trong ngành dệt may Việt Nam là rất thấp so với các quốc gia khác. Năng suất lao động trung bình của Việt Nam đạt khoảng 1 điểm, bằng 1/4 năng suất lao động trong ngành dệt may của Trung Quốc và 1/8 năng suất lao động trong ngành dệt may tại Hàn Quốc. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam, đồng thời gia tăng sức ép cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành bởi chi phí nhân cơng liên tục tăng trong khi năng suất lao động lại không được tăng lên tương xứng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt may trong hiệp định TPP cơ hội và thách thức đối với việt nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)